Trường Công Khác Với Trường Quốc Tế Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Trường học là công cụ để giúp con bạn đạt mục tiêu, do vậy lựa chọn trường công hay trường quốc tế tùy thuộc vào mục đích của từng gia đình.
Vậy trường công khác trường quốc tế ở chỗ nào?
- Trước hết là ngôn ngữ giảng dạy: tất cả các môn học tại trường công đa phần đều được dạy bằng tiếng Việt, còn trường quốc tế (thực sự) dạy bằng tiếng Anh. Do vậy, học sinh học trường công mà giỏi được tiếng Anh, hoặc học sinh trường quốc tế mà còn giữ được tiếng Việt lưu loát là một nỗ lực rất lớn. Ngôn ngữ chính là “use it or lose it”, sử dụng nhiều thì thành thạo, không sử dụng thì mai một, đơn giản là như vậy.
- Khác biệt thứ hai là chương trình học: trường nào đang dạy chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam thì là trường Việt Nam, trường nào không dạy chương trình Việt Nam thì có thể coi là trường quốc tế. Còn chương trình có đạt tiêu chuẩn quốc tế, trường có đạt kiểm định chất lượng quốc tế hay xứng đáng với kỳ vọng của phụ huynh hay không lại là câu chuyện khác (bài viết này không đề cập đến các yếu tố pháp lý).
Trên thực tế thì trường học phong phú hơn nhiều: có trường tư thục dạy chương trình song ngữ, có trường Việt Nam có hệ quốc tế. Với nhóm trường song ngữ thì được xếp vào nhóm các trường Việt Nam, dù dạy 4 hay 20 tiết tiếng Anh một tuần thì cơ chế hoạt động cũng tuân thủ như trường Việt Nam.
Giáo dục phổ thông dù phân chia các môn học khác nhau ở các nước, các loại chương trình rất phức tạp, nhưng nhìn chung thì luôn gồm các nhóm môn học chính thế này:
- Toán
- Ngôn ngữ: tiếng mẹ đẻ/quốc gia, ngoại ngữ
- Khoa học tự nhiên: Vật lý, Địa lý tự nhiên/ Khoa học trái đất, Hóa học/ Khoa học môi trường, Sinh học/ Khoa học sự sống
- Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lý/ Địa lý nhân văn, Giáo dục công dân/ Đạo đức, Tâm lý học, Xã hội học, Kinh tế học…
- Công nghệ / Kỹ thuật/ Hướng nghiệp: IT/ ICT, Kỹ thuật, Thiết kế
- Giáo dục sức khỏe: Giáo dục thể chất, PE
- Giáo dục thẩm mỹ: Âm nhạc, Hội họa/ Nghệ thuật thị giác, Kịch nghệ/ Nghệ thuật trình diễn…
- Ngoài khung trên còn có chương trình ngoại khóa, chương trình bổ trợ…
Dựa trên khung chung này mà mỗi nền giáo dục, mỗi chương trình học lại có cách chế biến khác nhau. Ngay trong nội bộ khối các nước nói tiếng Anh cũng có sự khác biệt rất lớn: Anh khác với Mỹ, với Úc, với Canada, với Singapore…
Chương trình Việt Nam đương nhiên rất khác, do ảnh hưởng giáo dục Pháp một tý, giáo dục Nga/ Đông Âu một tý, giáo dục Trung Quốc/ Nho học một tý, giáo dục Anh, Mỹ một tý và phần còn lại là của riêng Việt Nam. Học nội dung chương trình Việt Nam thì học sinh Việt Nam sẽ có hiểu biết nhiều và sâu hơn về tâm lý, văn hóa dân tộc của Việt Nam, thuận lợi hơn khi kết nối với nền văn hoá của 100 triệu dân tuy nhiên tính quốc tế không cao lắm.
Học chương trình quốc tế như IB, Cambridge A Level hay Mỹ thì tính quốc tế cao hơn, kết nối với thế giới bên ngoài thuận tiện hơn. Sách giáo khoa quốc tế có chất lượng cao hơn sách giáo khoa Việt Nam, dày hơn gấp 5-10 lần sách giáo khoa Việt Nam hay là cả một kho tư liệu môn học trên một nền tảng kỹ thuật số, nội dung học cũng phong phú hơn, dựa trên các nghiên cứu khoa học về giáo dục và sư phạm nhiều hơn.
Ví dụ về sách/ sách giáo khoa cho trẻ em các lớp mầm non/ tiểu học: Cũng là sách do các giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo dục, nhà sư phạm của Việt Nam viết ra, nhưng sách giáo khoa của Việt Nam luôn mang nặng tính hàn lâm, ít sinh động hơn và ít hấp dẫn, thiếu tính thực hành, trải nghiệm hơn so với sách và các nguồn học liệu của các chương trình quốc tế dạy tại các trường quốc tế, tuy nhiên học sinh học chương trình quốc tế thì bản sắc văn hoá Việt Nam chắc chắn sẽ không bằng.
- Khác biệt thứ 3 rất lớn của trường công và trường quốc tế là phương pháp giảng dạy hay phương pháp sư phạm. Nghe có vẻ huyền bí, cao siêu, nhưng bản chất chính là “cách dạy” hay “nghệ thuật dạy học” của giáo viên, trường học, và của toàn hệ thống giáo dục.
Người phương Tây có cách tư duy và làm việc rất khác người Việt Nam. Do vậy, cách dạy học của giáo viên cũng khác. Tất cả các phương pháp giáo dục hiện đại và phổ biến hiện nay đều là sản phẩm của người phương Tây và dần được ứng dụng về Việt Nam. Từ các phương pháp như lấy học sinh làm trung tâm (Student-Centric Learning), dạy học phối hợp giữa online qua công nghệ và trực tiếp (blended learning), dạy học theo chủ đề (topic/theme-based), dạy học dựa trên hứng thú (inquiry-based), dạy học theo dự án (project-based), lớp học đảo ngược (flipped classroom) đều là các phương pháp dạy học dựa trên nghiên cứu khoa học của các nước phương Tây. Người phương Tây có tư duy và cách làm việc dựa vào các nghiên cứu/ thành tựu nghiên cứu khoa học chứ không dựa vào suy nghĩ chủ quan hay cảm tính.
Ví dụ, một thời gian dài rất nhiều các nhà giáo dục của Việt Nam cho rằng dạy tiếng Anh cho trẻ em sớm sẽ làm rối loạn ngôn ngữ, trong khi nghiên cứu ngôn ngữ của phương Tây hoàn toàn ngược lại, học ít nhất một ngoại ngữ thứ hai càng sớm càng tốt. Do nhận thức khác nhau cho nên cách dạy ngoại ngữ cũng sẽ khác nhau. Giáo viên ở phương Tây/ trường quốc tế thường xuyên phải đọc và cập nhật kiến thức khoa học qua các tạp chí liên quan đến sư phạm hay các môn học mà mình giảng dạy. Giáo viên Việt Nam rất ít có cơ hội đọc các tạp chí chuyên môn về giáo dục/ sư phạm có chất lượng quốc tế dành cho giáo viên. Việc giáo viên Việt Nam phải cập nhật về phương pháp giáo dục qua các báo chí thông thường như VnExpress hay các hội thảo hiện đang được tổ chức ở Việt Nam giải thích cho khoảng cách của giáo viên về nghiên cứu, khoa học so với các đồng nghiệp Mỹ và phương Tây, trừ giáo viên có thể đọc tài liệu bằng tiếng Anh và tham gia vào các diễn đàn/ hiệp hội dành cho giáo viên quy mô quốc tế.
- Điểm khác biệt thứ 4 là văn hóa. Chỉ chương trình học quốc tế không đủ để làm thành văn hóa trường quốc tế. Để làm thành một trường quốc tế đồng bộ, không chỉ cần chương trình quốc tế, ngôn ngữ tiếng Anh, mà còn nhiều yếu tố khác tham gia vào như đội ngũ quản lý, tập thể giáo viên quốc tế, có học sinh quốc tế, cộng đồng phụ huynh quốc tế, các hoạt động giao lưu quốc tế. Người Việt có lợi thế xây dựng các trường Việt Nam và song ngữ. Trường quốc tế là sản phẩm của người phương Tây (Anh và Mỹ), và họ có lợi thế hơn rất nhiều khi xây dựng trường học loại này.
Cũng về văn hóa, trường công khác với trường quốc tế: Giáo dục của trường quốc tế hướng đến khai phóng, nhấn mạnh sự tự do trong tư duy/ tư tưởng, tự do cá nhân, tự do phát triển những quan điểm độc đáo duy nhất của cá nhân, tự do thể hiện bản thân, nhấn mạnh vào sự “không giới hạn”. Giáo dục của Việt Nam do ảnh hưởng rất lớn của giáo dục Khổng Tử và giáo dục Nho giáo, với sự nhấn mạnh vào tôn ti trật tự, vào tập thể cao hơn cá nhân, về những giới hạn cần kiềm chế hơn là tự do. Tuy nhiên khi nói về văn hóa, thì không thể nói văn hóa nào hơn vì nhược điểm của văn hóa này lại chính là ưu điểm của văn hoá kia. Chúng ta chỉ có thể nói rằng văn hoá nào phù hợp hơn với gia đình hay bản thân mình, gia đình mình thích cái nào hơn. Những cuộc tranh luận dài về việc học trường quốc tế ở VN hay học trường chuyên ở Việt Nam thì trường nào tốt hơn, không bao giờ có câu trả lời thỏa mãn cho tất cả phụ huynh.
- Khác biệt thứ 5 là về chi phí: có những trường quốc tế đắt đỏ hàng đầu Việt Nam, học phí không kém gì các trường quốc tế trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á, hay tại Mỹ và phương Tây.
Ở Hà Nội có 3 trường quốc tế top và tương tự Hồ Chí Minh cũng có 3 trường quốc tế top có mức học phí lên đến cả gần tỷ đồng/năm, cao hơn rất nhiều lần so với mặt bằng thu nhập ở Việt Nam, hay so với việc học gần như miễn phí ở trường công hoặc học phí thấp ở các trường tư.
Thực ra chi phí cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của đa phần phụ huynh chúng ta. Có một trắc nghiệm nếu phải so sánh trường công, trường chuyên A với trường quốc tế B thì bạn có thể đặt câu hỏi như thế này sẽ gạt bỏ được một phần sai lệch do thiên vị: “Trường quốc tế B có tốt hơn trường công A khi học sinh trường công A vừa học chương trình Việt Nam, vừa kết hợp với một trong số chương trình phương Tây như Tú tài Mỹ + các chứng chỉ quốc tế và nâng cao như TOEFL, IELTS, SAT, AP, học viết luận, phỏng vấn. Nếu trường quốc tế B có mức học phí cao hơn rất nhiều so với trường công A trên thì mình sẽ cho con học trường A hay B?”. Nếu câu trả lời thiên về A thì có nghĩa là những lợi ích của B chưa đủ lớn với bạn để thuyết phục bạn không chọn B và ngược lại. Đây có thể xem như sự điều khiển của “bàn tay vô hình” đối với quyết định của bạn.
- Một điểm cuối cùng đáng nói nữa là khác biệt về bằng cấp. Trường Việt Nam sẽ cấp bằng Việt Nam. Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học Việt Nam có thể cho phép nộp hồ sơ tất cả các trường đại học Việt Nam tùy theo điểm GPA của con bạn. Trường hợp bạn chọn du học ở các trường đại học Mỹ và phương Tây mà thiếu các chứng chỉ chuẩn hóa quốc tế như trên thì sẽ đòi hỏi con bạn phải học thêm 1-2 năm dự bị đại học khi đi du học.
Còn với các bằng cấp quốc tế hiện có ở Việt Nam như IB Diploma, Cambridge IGCSE/ A level, American High School Diploma của trường được kiểm định vùng ở Mỹ (WASC hoặc NEASC), hay bằng của một bang ở Canada hoặc Úc (OSSD, WACE)… thì có thể nộp đơn vào hầu như tất cả các đại học nước ngoài (cùng với các yêu cầu khác về điểm TOEFL/ IELTS, SAT/ ACT, bài luận, phỏng vấn…). Tuy nhiên bằng quốc tế này chỉ dễ dàng cho nộp hồ sơ vào các trường đại học nước ngoài, nếu học đại học Việt Nam thì mới chỉ được chấp nhận ở một số đại học lớn, chứ không phải tất cả.
Còn nếu con bạn lựa chọn học song bằng kết hợp giữa việc học tại một trường Việt Nam với học một chương trình phổ thông quốc tế ví dụ để lấy thêm bằng Tú tài Mỹ + SAT/ ACT, TOEFL/ IELTS, học viết luận, phỏng vấn, và nếu đáp ứng về điểm số, các hoạt động cá nhân, cộng đồng thì có nhiều cơ hội vào được các trường đại học danh tiếng tại Mỹ, đạt học bổng giá trị hoặc chắc chắn vào bất kể trường đại học danh tiếng nào của Việt Nam và trên toàn thế giới.
Đây là một lựa chọn thông minh, đáng cân nhắc cho tất cả các bậc phụ huynh.
Nếu bạn hỏi để chọn lựa học trường nào tốt, thì lời khuyên là trường nào có lợi cho bạn và phù hợp với điều kiện tài chính, thúc đẩy cho mục tiêu của bạn và con bạn thì nên chọn. Như trường hợp của Giáo sư Ngô Bảo Châu, làm sao có thể biết được thành công về học thuật của ông là do nền giáo dục Việt Nam, hay nền giáo dục Pháp, hay cả hai tạo ra sự thành công về học thuật của một Giáo sư Ngô Bảo Châu?
——————–
👉 Đăng ký ngay để được trải nghiệm học thử Phổ thông Mỹ và tư vấn lộ trình đào tạo miễn phí: https://bit.ly/hoc-thu-Pho-thong-My-mien-phi
Từ khóa » Trường Quốc Tế Dạy Những Gì
-
4 ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỜNG QUỐC TẾ MỚI NHẤT 2022 PHỤ ...
-
Chương Trình đào Tạo Của Trường Quốc Tế Khác Biệt Như Thế Nào?
-
Trường Quốc Tế đem Lại Những Lợi ích Thực Tế Gì Cho Con Bạn? - UOB
-
Trường Quốc Tế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ngành Quốc Tế Học: Học Gì, Học ở đâu Và Cơ Hội Nghề Nghiệp
-
Trường Quốc Tế Là Gì? Có Nên Chọn Trường Quốc Tế?
-
Chương Trình Quốc Tế - Singapore International School @ Van Phuc
-
Hụt Hẫng Của Học Sinh Trường Quốc Tế | Talent Community
-
Trường Quốc Tế Là Gì? Có Nên Học Trường Quốc Tế? - Scotch AGS
-
Trường Quốc Tế-Các Câu Hỏi Thường Gặp 2022 (FAQ)
-
Con Bạn Sẽ Nhận được Gì Khi Theo Học Trường Quốc Tế Song Ngữ VAS?
-
[Phân Biệt] Trường Quốc Tế Hoàn Toàn Và Trường Song Ngữ
-
Cha Mẹ Có Nên Cho Con Học Trường Quốc Tế? Cho Con Học Trường ...
-
Cho Con Học Trường Quốc Tế: Cha Mẹ Cần Chú ý Những Gì?