Trường Đại Học Cảnh Sát Nhân Dân (Việt Nam) - Wikipedia

Đại học Cảnh sát nhân dân
Mã trường: CSS
Hoạt động24/4/1976 (48 năm, 241 ngày)
Quốc gia Việt Nam
Phục vụ Công an nhân dân Việt Nam
Phân loạiĐại học công lập
Chức năngĐào tạo trình độ và phẩm chất đạo đức cán bộ Cảnh sát nhân dân; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của lực lượng Cảnh sát nhân dân; và là trung tâm nghiên cứu khoa học của ngành Công an Việt Nam
Quy mô4.000 người
Bộ phận củaBộ Công an
Bộ chỉ huysố 36 đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Tên khácT48 hoặc T05
Lễ kỷ niệmNgày 24 tháng 4
Các tư lệnh
Hiệu trưởng GS.TS Trần Thành Hưng
Trang chủhttp://www.pup.edu.vn/

Trường Đại học Cảnh sát nhân dân[1][2]còn được gọi là T48 hoặc T05 (tiếng Anh: the Vietnam People's Police University - VPPU) là một trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công an tại Việt Nam đào tạo trình độ và phẩm chất cán bộ Cảnh sát nhân dân ở bậc đại học và sau đại học, cũng như cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của lực lượng Cảnh sát nhân dân; và là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa học của ngành Công an Việt Nam.[3][4][5]Trường được thành lập ngày 24 tháng 04 năm 1976, có trụ sở chính tại: số 36 đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Phong, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Viết tắt: ĐHCSND/VPPU

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 4 năm 1976, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ra Quyết định số 13/QĐ-BNV thành lập Trường Hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân II tại Miền Nam. Trường có nhiệm vụ đào tạo hạ sĩ quan và bổ túc sĩ quan Cảnh sát nhân dân theo chương trình do Bộ Nội vụ quy định và được coi tương đương như trường Trung học chuyên nghiệp của Nhà nước. Quy mô đào tạo của trường là 2.000 học sinh. Tổ chức bộ máy của trường có 12 phòng - khoa. Đồng chí Bùi Hoán và đồng chí Nguyễn Văn Tấn được Bộ chỉ định giữ chức vụ Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng Nhà trường.[6]

Ngày 1 tháng 4 năm 1985, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra Nghị định số 99/HĐBT về việc thành lập trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II, địa điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tiếp tục nâng cao trình độ cho Công an nhân dân, nhất là lực lượng Cảnh sát nhân dân đủ sức đảm đương nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm.[6]

Thực hiện nghị định 99/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 19 tháng 10 năm 1985, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ra Quyết định số 124/BNV chuyển Trường Trung học cảnh sát nhân dân II thành Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II, địa điểm đóng tại huyện Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ thực hành có trình độ đại học và tiếp tục đào tạo một số chuyên ngành thuộc hệ Trung học Cảnh sát nhân dân cho Công an các tỉnh thành phía Nam. Quy mô đào tạo là 1.500 học viên. Về tổ chức bộ máy: Trường có 01 Hiệu trưởng, 02 phó Hiệu trưởng, 5 bộ môn, 06 khoa nghiệp vụ, 07 phòng. Trường nằm trong hệ thống các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp của Nhà nước, là đơn vị dự toán cấp II.[6]

Thực hiện Nghị định số 57/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 27 tháng 7 năm 1989, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định số 53/QĐ-BNV chuyển trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II thành trường Đại học Cảnh sát nhân dân cơ sở phía Nam. Cơ cấu của Phân hiệu gồm có 12 Bộ môn và 5 phòng.[6]

Đầu năm 2001, Bộ Công an có chủ trương kiện toàn lại hệ thống các trường trong lực lượng Công an nhân dân, thành lập các Học viện An ninh nhân dân, Cảnh sát nhân dân theo đó Phân hiệu Đại học Cảnh sát nhân dân tại phía Nam được chuyển thành Phân viện Học viện Cảnh sát nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 2/10/2001 Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 970/2001/QĐ-BCA (X13) quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phân hiệu Học viện Cảnh sát nhân dân tại phía Nam. Quyết định chỉ rõ: "Phân viện Học viện Cảnh sát nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc Học viện Cảnh sát nhân dân là cơ sở đào tạo cán bộ Cảnh sát nhân dân có trình độ đại học; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, chỉ huy lực lượng cảnh sát nhân dân; và là cơ sở nghiên cứu khoa học của Học viện Cảnh sát nhân dân; Quy mô đào tạo: 2.500 học viên; Địa điểm được đặt tại phường Linh Tây, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Phân viện Học viện do 1 Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân làm Phân Hiệu trưởng phụ trách, có 3 Phó Phân hiệu trưởng giúp việc; Tổ chức bộ máy của Phân viện Học viện Cảnh sát nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh gồm có 7 Bộ môn, 7 Khoa nghiệp vụ, 8 Phòng và 1 Trung tâm. Phân viện Học viện Cảnh sát nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị dự toán kinh phí cấp II và có con dấu riêng.[6]

Để có điều kiện đảm nhận chỉ tiêu đào tạo trong những năm tới với lưu lượng 3.500 sinh viên, nhà trường đề xuất Bộ Công an cho liên hệ xin đất để xây dựng Trường Đại học Cảnh sát nhân dân tại địa điểm mới. Với sự nỗ lực tích cực và tinh thần trách nhiệm cao, các đồng chí cán bộ được Ban Giám hiệu giao nhiệm vụ đã làm việc có hiệu quả với cơ quan hữu quan. Ngày 24/2/2003 Ban quản lý khu Nam đã ký Văn bản số 71/CV-BQL chấp thuận địa điểm xây dựng Trường Đại học Cảnh sát nhân dân với diện tích 18 ha ở khu đại học phía Đông (khu số 3) thuộc phường Tân Phong, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. căn cứ Thông báo số 2622/H11(H16) của Tổng cục Hậu cần Công An Nhân Dân về ý kiến của Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Tính, đồng chí Hiệu trưởng ký Quyết định số 734/QĐ-ĐHCS (HC) ngày 14/10/2003 thành lập Ban quản lý dự án xây dựng trường tại quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.[6]

Ngày 25/12/2006 Bộ trưởng bộ Công an đã có quyết định số 2008/2006/QĐ-BCA(X13) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký thay thế quyết định số 830/2003/QĐ-BCA(X13) là một dấu mốc quan trọng trên bước đường xây dựng và trưởng thành của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.[6]

Lãnh đạo hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hiệu trưởng: Thiếu tướng, GS.TS Trần Thành Hưng
  • Phó Hiệu trưởng: Đại tá, Tiến sĩ Đặng Văn Tám (nguyên Phó Giám đốc CA tỉnh Long An)
  • Phó Hiệu trưởng: Đại tá, PGS.TS Nguyễn Giang Nam (nguyên Phó Giám đốc CA tỉnh Kiên Giang).
  • Phó Hiệu trưởng: Đại tá, PGS.TS Nguyễn Thành Phúc
  • Phó Hiệu trưởng: Đại tá, PGS.TS Võ Quốc Công

Hiệu trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 2006-2013, Thiếu tướng PGS. TS. NGND. Phạm Hồng Cử
  • 2014-2018, Thiếu tướng GS. TS. NGND. Trịnh Văn Thanh
  • 2018 - 2021, Thiếu tướng PGS. TS. Trần Thành Hưng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trang chủ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  2. ^ “Chức năng nhiệm vụ của trường Đại Học CSND”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  3. ^ “Trường ĐH Cảnh sát nhân dân khai giảng năm học 2014-2015”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  4. ^ “35 năm đào tạo Đại học Cảnh sát nhân dân - Những con số và sự kiện”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  5. ^ “Kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Trường Đại học Cảnh sát nhân dân”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2014.
  6. ^ a b c d e f g “Quá trình hình thành và phát triển”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2015.
  • x
  • t
  • s
Tổng cục Chính trị, Công an nhân dân Việt Nam
Tổ chức
  • Văn phòng (X11)
  • Thanh tra
  • Cục tham mưu (X12)
  • Cục Tổ chức Cán bộ (X13)
  • Cục Đào tạo (X14)
  • Cục Công tác chính trị (X15)
  • Cục Công tác Đảng và Công tác quần chúng (X16)
  • Nhà xuất bản Công an nhân dân (X19)
  • Báo Công an nhân dân (X21)
  • Tạp chí Công an nhân dân (X24)
  • Viện Lịch sử Công an nhân dân (X25)
  • Cục Chính sách (X33)
  • Trung tâm Phát thanh Truyền hình Điện ảnh Công an nhân dân (X34)
Trường học
  • Học viện Chính trị Công an nhân dân (T29)
  • Học viện An ninh nhân dân (T31)
  • Học viện Cảnh sát nhân dân (T32)
  • Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy (T34)
  • Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần (T36)
  • Trường Đại học An ninh nhân dân (T47)
  • Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (T48)
  • Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I (T33)
  • Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II (T37)
  • Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I (T38)
  • Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II (T39)
  • Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân III (T49)
  • Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (T45)
  • Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân V (T52)
  • Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI (T51)
  • x
  • t
  • s
Công an nhân dân Việt Nam – Bộ Công an Việt Nam
Tổng quan
Lịch sử
  • Công an
  • Bộ Công an
Vũ khí
  • Súng ngắn
  • Súng trường
  • Súng tiểu liên
  • Súng bắn tỉa
  • Súng phóng lựu
  • Súng máy
Trang bị
  • Đạn
  • Bom
  • Mìn
  • Xe tăng
  • Máy bay
  • Vệ tinh
  • Radar
Cấp bậcQuân hàm
  • Đại tướng
  • Thượng tướng
  • Trung tướng
  • Thiếu tướng
  • Đại tá
  • Thượng tá
  • Trung tá
  • Thiếu tá
  • Đại úy
  • Thượng úy
  • Trung úy
  • Thiếu úy
  • Thượng sĩ
  • Trung sĩ
  • Hạ sĩ
  • Binh nhất
  • Binh nhì
Khác
  • Quân kỳ
  • Quân hiệu
  • Quân phục
  • Năm lời thề danh dự
  • Tổ chức
  • Chức vụ
  • Tướng lĩnh
  • Tiền lương
  • Ngân sách Công an
  • Sách trắng công an
Tổ chức Công an nhân dân Việt Nam
ĐảngĐảng ủy Công an Trung ương
Nhà nướcHội đồng Quốc phòng và An ninh
Quốc hộiỦy ban Quốc phòng và An ninh
Chính phủBộ Công an
Khối cơ quan
  • Cục–Vụ–Sở-Phòng–Ban
  • Học viện–Nhà trường
  • Viện Nghiên cứu
  • Trung tâm
  • Doanh nghiệp
Khối cơ sở
  • Bộ Tư lệnh
  • Trung đoàn
  • Tiểu đoàn
  • Đại đội
  • Trung đội
  • Tiểu đội
  • Công an tỉnh, thành phố
  • Công an huyện, quận
  • Công an xã, phường
Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an Việt Nam
Lãnh đạo (2)
  • Bộ trưởng
  • Thứ trưởng
Khối Nghiệp vụ
  • Văn phòng Bộ
  • Thanh tra Bộ
  • Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương
  • Cục Đối ngoại
  • Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp
  • Cục Kế hoạch và tài chính
Khối Chính trị
  • Cục Tổ chức Cán bộ
  • Cục Đào tạo
  • Cục Công tác Đảng và công tác chính trị
  • Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an
  • Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc
  • Cục Truyền thông Công an nhân dân
Khối An ninh
  • Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an
  • Cục An ninh điều tra
  • Cục An ninh nội địa
  • Cục An ninh đối ngoại
  • Cục An ninh kinh tế
  • Cục An ninh chính trị nội bộ
  • Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Khối Cảnh sát
  • Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
  • Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra
  • Cục Cảnh sát hình sự
  • Cục Cảnh sát giao thông
  • Cục Cảnh sát truy nã tội phạm
  • Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường
  • Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
  • Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
  • Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng
  • Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng
  • Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
  • Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu
Khối Tình báo
  • Cục Tình báo kinh tế, khoa học, kỹ thuật
  • Cục Xử lý tin và hỗ trợ tình báo
  • Cục Tình báo Châu Á
  • Cục Tình báo Mỹ Âu Phi
Khối Hậu cầnKỹ thuật
  • Cục Hậu cần
  • Cục Y tế
  • Cục Công nghệ thông tin
  • Cục Ngoại tuyến
  • Cục Kỹ thuật nghiệp vụ
  • Cục Hồ sơ nghiệp vụ
  • Cục Viễn thông và cơ yếu
  • Cục Trang bị và kho vận
  • Cục Công nghiệp an ninh
  • Cục Quản lý xuất nhập cảnh
  • Cục Quản lý xây dựng và doanh trại
Bộ Tư lệnh
  • Bộ Tư lệnh Cảnh vệ
  • Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động
Nhà trường
  • Học viện An ninh nhân dân
  • Học viện Cảnh sát nhân dân
  • Học viện Chính trị Công an nhân dân
  • Trường Đại học An ninh nhân dân
  • Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
  • Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
  • Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân
  • Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I
  • Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II
  • Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I
  • Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
  • Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân III
  • Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI
  • Trường Trung cấp Cảnh sát Giao thông
  • Trường Trung cấp Cảnh sát Cơ động
  • Trường Văn hóa I
  • Trường Văn hóa II
  • Trường Văn hóa III
Bệnh viện
  • Bệnh viện 19-8
  • Bệnh viện 199
  • Bệnh viện 30-4
  • Bệnh viện Y học cổ truyền
Viện nghiên cứu
  • Viện Khoa học hình sự
  • Viện Khoa học và công nghệ
Công an Tỉnh
  • Công an thành phố Hà Nội
  • Công an Thành phố Hồ Chí Minh
  • Công an thành phố Hải Phòng
  • Công an thành phố Đà Nẵng
  • Công an thành phố Cần Thơ

Công an các tỉnh, thành phố (58 tỉnh)

Khối Tổng cục (6) (cũ)
  • Tổng cục An ninh
  • Tổng cục Cảnh sát
  • Tổng cục Chính trị
  • Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật
  • Tổng cục Tình báo
  • Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp

Từ khóa » Trường đại Học Cảnh Sát Nhân Dân Thủ đức