Trường Đại Học Chính Trị – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 4/2023)
Trường Sĩ quan Chính trị (LCH)
Bộ Quốc phòng
Quân kỳPhù hiệu
Quốc gia Việt Nam
Thành lập14 tháng 1 năm 1976; 48 năm trước (1976-01-14)
Phân cấpĐại học Công lập (Nhóm 3)
Nhiệm vụĐào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội, giáo viên khoa học và xã hội nhân văn quân sự
Quy mô
  • 12 Cơ quan
  • 14 Khoa giáo viên
  • 03 Hệ, 12 tiểu đoàn quản lý học viên
  • 01 Tiểu đoàn phục vụ huấn luyện
Bộ phận củaBộ Quốc phòng
Bộ chỉ huyxã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Khẩu hiệu"Trung thành, sáng tạo, đoàn kết, vượt khó, dạy tốt, học tốt". "Sách bên hoa, đàn bên súng Nghiệp trăm năm theo bước Bác Hồ".
Hành khúcBài hát "Hành khúc Trường Đại học Sĩ quan Chính trị" https://www.youtube.com/watch?v=4T9C_a3S_xQ
Thành tíchCác phần thưởng cao quý:

- 01 Huân chương Quân công Hạng Nhất. - 01 Huân chương Quân công Hạng Nhì. - 01 Huân chương Chiến công Hạng nhì.

- 01 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba.
Websitedaihocchinhtri.edu.vn
Chỉ huy
Hiệu trưởng Nguyễn Hùng Oanh
Chính ủy Nguyễn Quốc Tuấn
  • x
  • t
  • s

Trường Sĩ quan Chính trị (LCH) còn có tên gọi khác là Trường Đại học Chính trị [1] trực thuộc Bộ Quốc phòng, là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự; cung cấp đội ngũ cán bộ chính trị, giáo viên khoa học xã hội và nhân văn, góp phần xây dựng quân đội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hợp tác quốc tế.[2]

Sứ mạng

Nhà trường có sứ mạng "đào tạo đại học, sau đại học, hợp tác đào tạo quốc tế, cung cấp đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội, giáo viên khoa học xã hội và nhân văn, cán bộ khoa học trình độ đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, góp phần xây dựng Quân đội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa"[3]

Lịch sử hình thành[4]

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngày 14 tháng 1 năm 1976, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định số 18/QĐ-QP thành lập Trường Sĩ quan Chính trị (tiền thân của Trường Đại học Sĩ quan Chính trị hiện nay) có nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ chính trị viên đại đội cho toàn quân. Sau 5 tháng làm công tác chuẩn bị, tháng 6 năm 1976, Trường Sĩ quan Chính trị chính thức đi vào hoạt động độc lập - với tư cách là một đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
  • Ngày 03 tháng 10 năm 1978, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IV) đã ban hành Quyết định số 28/QĐ-TW xác định Trường Sĩ quan Chính trị là trường Đảng tập trung trong quân đội nằm trong hệ thống đại học Mác - Lênin của quốc gia; có nhiệm vụ đào tạo cán bộ công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) cấp đại đội, bồi dưỡng giáo viên chính trị cho các nhà trường quân đội, giúp các nước bạn Lào và Cam-pu-chia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị cơ sở.
  • Ngày 16 tháng 12 năm 1981, Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định số 418/QĐ-QP đổi tên Trường Sĩ quan Chính trị thành Trường Sĩ quan Chính trị - quân sự.
  • Ngày 30 tháng 4 năm 1992, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cấp bằng tốt nghiệp Cử nhân Cao đẳng ngành chính trị học cho học viên tốt nghiệp của Trường Sĩ quan Chính trị - quân sự. Đây là sự kiện đánh dấu sự hòa nhập của Nhà trường vào hệ thống các trường đại học và cao đẳng trong cả nước.
  • Ngày 08 tháng 8 năm 1995, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định số 687/QĐ-QP, sáp nhập Trường Sĩ quan Chính trị - quân sự vào Học viện Chính trị quân sự (trở thành cơ sở II của Học viện Chính trị quân sự).
  • Ngày 22 tháng 5 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 69/2008/QĐ-BQP, "về việc thành lập Trường Sĩ quan Chính trị trực thuộc Bộ Quốc phòng". Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trường Sĩ quan Chính trị có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị cấp phân đội và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn quân sự. Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị cấp phân đội có trình độ đại học; đào tạo chuyển loại cán bộ chính trị cấp phân đội; đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn cấp phân đội trình độ đại học; đào tạo sĩ quan và cán bộ chính trị cho quân đội nước ngoài khi được giao nhiệm vụ; đào tạo sĩ quan dự bị và sẵn sàng nhận, hoàn thành các nhiệm vụ khác khi được giao [1].
  • Sau 5 tháng khẩn trương xúc tiến mọi công tác chuẩn bị, từ ngày 01 tháng 11 năm 2008, Trường Sĩ quan Chính trị chính thức hoạt động độc lập và trở thành một đơn vị đầu mối trực thuộc Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng.
  • Ngày 23 tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2344/QĐ-TTg, thành lập Trường Đại học Chính trị (tên dân sự) trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Chính trị.
  • Ngày 27 tháng 4 năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp Giấy phép hoạt động cho Tạp chí Khoa học Chính trị quân sự của Trường Đại học Sĩ quan Chính trị.
  • Ngày 29 tháng 9 năm 2011, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã ban hành Quyết định số 1422/QĐ-CT cho phép Trường Đại học Sĩ quan Chính trị thiết lập trang tin điện tử trên internet - Website Trường Đại học Chính trị.
  • Ngày 07 tháng 01 năm 2021, Bộ trưởng Bộ quốc phòng ban hành Quyết định số 49/QĐ-BQP, tổ chức lại Trường Sĩ quan Chính trị.

Lãnh đạo hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hiệu trưởng: Trung tướng Nguyễn Hùng Oanh
  • Chính ủy: Trung tướng Nguyễn Quốc Tuấn
  • Phó Hiệu trưởng: Thiếu tướng Mai Quốc Hưng
  • Phó Hiệu trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Huy Hoàng
  • Phó Hiệu trưởng: Đại tá Nguyễn Văn Kỷ
  • Phó Chính ủy: Đại tá Đinh Quốc Triệu

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Khối cơ quan

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phòng Tham mưu - Hành chính (B1)
  • Phòng Đào tạo (B2)
  • Phòng Chính trị (B3)
  • Phòng Khoa học quân sự (B4)
  • Phòng Hậu cần - Kỹ thuật (B5)
  • Ban Tài Chính (B6)
  • Ban Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo (B7)
  • Ban Sau Đại học (B8)
  • Ban thông tin khoa học quân sự (B9)
  • Uỷ Ban kiểm tra Đảng (B11)
  • Thanh tra Nhà trường (B12)

Các khoa

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khoa Triết học Mác - Lênin (K1)
  • Khoa Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (K2)
  • Khoa Công tác Đảng,Công tác Chính trị (K3)
  • Khoa Chiến thuật (K4)
  • Khoa Văn hóa - Ngoại ngữ (K5)
  • Khoa Kinh tế chính trị Mác - Lênin (K6)
  • Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học (K7)
  • Khoa Tâm lý học quân sự (K8)
  • Khoa Bắn súng (K9)
  • Khoa Quân sự chung (K10)
  • Khoa Giáo dục thể chất (K11)
  • Khoa Sư phạm quân sự (K12)
  • Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh (K13)
  • Khoa Nhà nước & Pháp luật (K14)

Đơn vị trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hệ 1 (Hệ Chuyển loại cán bộ chính trị, hoàn thiện đại học)
  • Hệ 2 (Hệ sau đại học)
  • Hệ 3 (Hệ quốc tế)
  • Tiểu đoàn 1
  • Tiểu đoàn 2
  • Tiểu đoàn 3
  • Tiểu đoàn 4
  • Tiểu đoàn 5
  • Tiểu đoàn 6
  • Tiểu đoàn 7
  • Tiểu đoàn 8
  • Tiểu đoàn 9
  • Tiểu đoàn 10
  • Tiểu đoàn 11
  • Tiểu đoàn 12
  • Tiểu đoàn Phục vụ huấn luyện dã ngoại

Hoạt động giáo dục đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]
Đối tượng
[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đào tạo chính trị viên.
  • Đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự
  • Đào tạo thạc sĩ các chuyên ngành Triết học Mác - Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước (bắt đầu từ 2014).
  • Đào tạo trung cấp lý luận chính trị (bắt đầu từ năm 2024)[5]
Hình thức
[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đào tạo chính quy tập trung dài hạn.
  • Đào tạo chính quy tập trung ngắn hạn.
  • Đào tạo liên kết tập trung dài hạn với các nhà trường quân đội.
Chuyên ngành
[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đào tạo chính trị viên đại đội từ đối tượng học sinh phổ thông và quân nhân.
  • Đào tạo chính trị viên đại đội từ đối tượng cử tuyển dân tộc thiểu số.
  • Đào tạo chính trị viên đại đội từ sĩ quan tốt nghiệp các trường sĩ quan.
  • Đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội các chuyên ngành: Triết học Mác - Lênin; Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Kinh tế chính trị Mác - Lênin; Tâm lý học quân sự; Giáo dục học quân sự.
  • Đào tạo ngắn cán bộ chính trị cấp phân đội (chuyển loại chính trị 6 tháng).
  • Đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội cho Bộ Công an.
  • Hoàn thiện đại học cán bộ chính trị cấp phân đội.
  • Đào tạo văn bằng 2 đại học giáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh.
  • Đào tạo cán bộ chính trị cho QĐND Lào và Quân đội Hoàng gia Campuchia.
  • Bồi dưỡng nghiệp vụ CTĐ, CTCT cho cán bộ các tập đoàn, tổng công ty trong quân đội theo chỉ tiêu và hợp đồng.
  • Đạo tạo trung cấp lý luận chính trị.
Mô hình đào tạo
[sửa | sửa mã nguồn]
  • Học viên tốt nghiệp các khoá đào tạo chính trị viên được cấp bằng Cử nhân chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà Nước; được kết nạp đảng viên; được phong quân hàm sĩ quan; có đầy đủ phẩm chất, kiến thức, kỹ năng để đảm đương cương vị Chính trị viên đại đội (hoặc Chính trị viên phó đại đội), Bí thư chi bộ, Bí thư chi đoàn và có điều kiện phát triển lên những cấp bậc, chức vụ cao hơn.
  • Học viên tốt nghiệp các khóa đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn cấp phân đội được cấp bằng Cử nhân đúng chuyên ngành đào tạo (hiện có 6 chuyên ngành đã giới thiệu ở trên); được kết nạp đảng viên; được phong quân hàm sĩ quan; có phẩm chất, kiến thức, kỹ năng để đảm đương cương vị giảng viên giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội.
  • Học viên tốt nghiệp các khoá đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng an ninh được cấp bằng Cử nhân chuyên ngành giáo dục quốc phòng, an ninh; có phẩm chất, kiến thức, kỹ năng đảm đương cương vị giáo viên giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng, an ninh; được ưu tiên tuyển dụng, biên chế là giáo viên giảng dạy môn giáo dục quốc phòng, an ninh ở các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, hoặc có thể ở các trường cao đẳng, đại học.

Thành tích [6]

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 01 Huân chương Quân công Hạng Nhất.
  • 01 Huân chương Quân công Hạng Nhì.
  • 01 Huân chương Chiến công Hạng nhì.
  • 01 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba.
  • 09 tập thể được tặng Huân chương Chiến công các loại.
  • 01 đồng chí được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - Anh hùng liệt sĩ Phan Đình Linh;
  • 23 đồng chí cán bộ, học viên của Nhà trường đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2 năm 1979.
  • 01 đồng chí được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - Thiếu tướng Giang Văn Thành, hiện là Phó Hiệu trưởng Nhà trường.
  • 73 đồng chí được tặng Huân chương Chiến công các loại.
  • Năm 2008, 2009, 2010, 2011 Trường Đại học Sĩ quan Chính trị được tặng Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng.
  • Năm 2013, Nhà trường được Chính phủ tặng Cờ "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua quyết thắng".
  • Năm 2018, Nhà trường được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì.

Hiệu trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1977-1987, Trương Công Cẩn, Thiếu tướng 1974, Trung tướng 1984
  • 1987-1997, Văn Cương, Trung tướng (1992)
  • Nguyễn Văn Hưởng, TS, Thiếu tướng
  • 2013, Nguyễn Đình Minh, PGS.TS, Thiếu tướng (2011), Giám đốc Học viện Chính trị (2013-2016)
  • 2013-12.2018, Phạm Quốc Trung, PGS, TS, Thiếu tướng (2008), Trung tướng (2013), nguyên Tư lệnh Binh chủng Hóa học (2004-2012)
  • 12.2018-nay, Nguyễn Hùng Oanh, PGS, TS, Trung tướng, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị

Chính ủy qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 2008-2015, Trần Trung Khương, Thiếu tướng (2007), Trung tướng (2011), nguyên Phó Chính ủy Quân khu Thủ đô (2007-2008)
  • 2.2015-6.2019, Nguyễn Văn Đủ, Thiếu tướng (1.2011), Trung tướng (6.2015)[7], nguyên Chính ủy Quân đoàn 2[8]
  • 6.2019- 8.2022, Trần Quang Trung, Trung tướng (7.2020), nguyên Phó Chính uỷ Trường Đại học Chính trị
  • 8.2022- nay, Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách trường đại học và cao đẳng tại Bắc Ninh

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Trang chủ trường Đại học Chính trị”.
  2. ^ Trường Sĩ quan Chính trị. “Giới thiệu Trường Đại học Chính trị”. daihocchinhtri.edu.vn. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2023.
  3. ^ “SỨ MẠNG, MỤC TIÊU, VĂN HOÁ, TẦM NHÌN VÀ CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG CỦA TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ”. daihocchinhtri.edu.vn. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ “Trang Giới thiệu Trường Đại học Chính trị - phần khái quát lịch sử hình thành”.
  5. ^ “Trường Đại học Chính trị tổ chức Lễ Khai giảng đào tạo trung cấp lý luận chính trị khóa 1, năm 2024”. daihocchinhtri.edu.vn. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ “Trang chủ Đại học Chính trị - phần Giới thiệu (về thành tích truyền thống tiêu biểu)”.
  7. ^ “Xứng danh "trường Đảng trong Quân đội"”.
  8. ^ “Chính ủy Nhà trường chúc mừng Tạp chí Khoa học Chính trị quân sự và Website Trường Đại học Chính trị nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Trang web chính thức của Đại học Chính trị

  • x
  • t
  • s
Quân đội nhân dân Việt Nam – Bộ Quốc phòng Việt Nam
Tổng quan
Lịch sử
  • Quân đội
  • Bộ Quốc phòng
  • Dân quân tự vệ
Vũ khí
  • Súng ngắn
  • Súng trường
  • Súng tiểu liên
  • Súng bắn tỉa
  • Súng phóng lựu
  • Súng máy
  • Pháo
  • Tên lửa
Trang bị
  • Trang bị
  • Lục quân
  • Hải quân
  • Không quân
  • Biên phòng
  • Cảnh sát biển
Cấp bậcQuân hàm
  • Đại tướng
  • Thượng tướng–Đô đốc
  • Trung tướng–Phó Đô đốc
  • Thiếu tướng–Chuẩn Đô đốcĐại tá
  • Thượng tá
  • Trung tá
  • Thiếu táĐại úy
  • Thượng úy
  • Trung úy
  • Thiếu úyThượng sĩ
  • Trung sĩ
  • Hạ sĩ
  • Binh nhất
  • Binh nhì
Khác
  • Quân kỳ
  • Quân hiệu
  • Cấp hiệu
  • Phù hiệu
  • Quân phục
  • Mười lời thề danh dựTổ chức
  • Chức vụ
  • Tướng lĩnh
  • Tiền lươngNgân sách Quốc phòng
  • Sách trắng về quốc phòng
Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam
ĐảngQuân ủy Trung ương
Nhà nướcHội đồng quốc phòng và an ninh
Quốc hộiỦy ban Quốc phòng và An ninh
Chính phủBộ Quốc phòng
Cơ quan tư pháp
  • Tòa án Quân sự Trung ương
  • Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
Chính trị-đoàn thểHội Cựu chiến binh
Khối cơ quan
  • Tổng cục
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục–Vụ–Sở-Phòng–Ban
  • Học viện–Nhà trường
  • Viện Nghiên cứu
Khối cơ sở
  • Quân chủng
  • Quân khu
  • Binh chủng
  • Bộ Tư lệnh
  • Quân đoàn
  • Sư đoàn
  • Lữ đoàn
  • Trung đoàn
  • Tiểu đoàn
  • Đại đội
  • Trung đội
  • Tiểu đội
  • Dân quân Tự vệ
  • Bộ Chỉ huy quân sự (Thành phố  • Tỉnh)
  • Ban Chỉ huy quân sự (Quận  • Huyện)
  • Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (Thành phố  • Tỉnh)
  • Hải đội Biên phòng
Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam
Lãnh đạo (6)
  • Bộ trưởng
  • Tổng Tham mưu trưởng
  • Chủ nhiệm Tổng cục Chính trịThứ trưởng
  • Phó Tổng Tham mưu trưởng
  • Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Tổng cục (6)
  • Bộ Tổng Tham mưu
  • Tổng cục Chính trịTổng cục Hậu cần
  • Tổng cục Kỹ thuật
  • Tổng cục Tình báo
  • Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
Quân chủng (4)
  • Hải quân
  • Phòng không-Không quân
  • Bộ đội Biên phòng
  • Cảnh sát biển
Binh chủng (6)
  • Đặc công
  • Công binh
  • Pháo binh
  • Tăng - Thiết giáp
  • Hóa học
  • Thông tin Liên lạc
Quân khu (7)
  • Quân khu 1
  • Quân khu 2
  • Quân khu 3
  • Quân khu 4
  • Quân khu 5
  • Quân khu 7
  • Quân khu 9
Quân đoàn (3)
  • Quân đoàn 12
  • Quân đoàn 3
  • Quân đoàn 4
Bộ Tư lệnh (3)
  • Bộ Tư lệnh Thủ đô
  • Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng
  • Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Học viện (6)Trường Sĩ quan (3)
  • Học viện Quốc phòng
  • Học viện Chính trị
  • Học viện Lục quân
  • Học viện Kỹ thuật Quân sự
  • Học viện Quân Y
  • Học viện Hậu cần
  • Đại học Trần Quốc Tuấn
  • Đại học Nguyễn Huệ
  • Đại học Chính trị
Cục và tương đươngtrực thuộc Bộ (14)
  • Văn phòng Bộ
  • Thanh tra Bộ
  • Ban Cơ yếu Chính phủ
  • Cục Tài chính
  • Cục Kế hoạch và Đầu tư
  • Cục Kinh tế
  • Cục Khoa học Quân sự
  • Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
  • Cục Đối ngoại
  • Cục Điều tra Hình sự
  • Cục Thi hành án
  • Vụ Pháp chế
  • Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam
  • Bảo hiểm Xã hội Bộ Quốc phòng
Bệnh viện (3)
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 175
  • Viện Y học cổ truyền Quân đội
Viện nghiên cứu (5)
  • Viện Chiến lược Quốc phòng
  • Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
  • Viện Lịch sử Quân sự
  • Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng
  • Viện Thiết kế
Trung tâm (2)
  • Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự
  • Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga
Doanh nghiệp (14)
  • Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội
  • Tổng công ty Trực thăng Việt Nam
  • Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn
  • Tổng Công ty Thành An
  • Tổng Công ty 15
  • Tổng Công ty 16
  • Tổng Công ty Đông Bắc
  • Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân
  • Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô
  • Tổng Công ty Thái Sơn
  • Tổng Công ty 319
  • Tổng Công ty 36
  • Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị
  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
Tổ chức chi tiết của Bộ Quốc phòng Việt Nam
Bộ Tổng Tham mưu
  • Văn phòng
  • Cục Chính trị
  • Cục Tác chiến
  • Cục Quân lực
  • Cục Tác chiến Điện tử
  • Cục Quân huấn
  • Cục Bản đồ
  • Cục Cơ yếu
  • Cục Nhà trường
  • Cục Dân quân Tự vệ
  • Cục Cứu hộ Cứu nạn
  • Cục Hậu cần
  • Lữ đoàn 144
  • Đoàn Nghi lễ Quân đội
Tổng cục Chính trị
  • Văn phòng
  • Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương
  • Cục Chính trị
  • Cục Tổ chức
  • Cục Cán bộ
  • Cục Tuyên huấn
  • Cục Bảo vệ An ninh Quân đội
  • Cục Chính sách
  • Cục Dân vận
  • Cục Hậu cần
  • Ban Công đoàn Quốc phòng
  • Ban Thanh niên Quân đội
  • Ban Phụ nữ Quân đội
  • Tòa án Quân sự Trung ương
  • Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
  • Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội
  • Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân
  • Báo Quân đội nhân dân
  • Tạp chí Quốc phòng Toàn dân
  • Tạp chí Văn nghệ Quân đội
  • Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
  • Trung tâm Phát thanh Truyền hình Quân đội
  • Đoàn 871
Tổng cục Kỹ thuật
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Quân khí
  • Cục Xe-Máy
  • Cục Kỹ thuật Binh chủng
  • Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự
  • Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ôtô
  • Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự
  • Xí nghiệp Liên hợp Z751
Tổng cục Hậu cần
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Doanh trại
  • Cục Quân nhu
  • Cục Xăng dầu
  • Cục Vận tải
  • Cục Quân y
  • Bệnh viện 354
  • Bệnh viện 105
  • Bệnh viện 87
  • Nhà hát Chèo Quân đội
  • Tổng Công ty 28
  • Trường Cao đẳng nghề số 13
Tổng cục Tình báo
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Học viện Khoa học Quân sự
  • Cục 11
  • Cục 12
  • Cục 16
  • Cục 25
  • Cục 71
  • Cục 72
  • Cục 80
  • Viện 26
  • Viện 70
  • Viện 78
  • Viện Cơ cấu chiến lược
  • Trung tâm 72
  • Trung tâm 75
  • Trung tâm 501
  • Lữ đoàn 74
  • Lữ đoàn 94
  • Đoàn K3
Tổng cục CNQP
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Quản lý Công nghệ
  • Viện Công nghệ Quốc phòng
  • Viện Vũ khí
  • Viện Thiết kế tàu quân sự
  • Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ
  • Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng
  • Tổng Công ty Ba Son
  • Tổng Công ty Sông Thu
  • Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng
  • Tổng Công ty Bảo hiểm Quân đội
Quân chủng Hải quân
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Vùng 1
  • Vùng 2
  • Vùng 3
  • Vùng 4
  • Vùng 5
  • Học viện Hải quân
  • Lữ đoàn 954
  • Lữ đoàn 126
  • Lữ đoàn 189
  • Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân
  • Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn
  • Viện Kỹ thuật Hải quân
  • Viện Y học Hải quân
Quân chủng PK-KQ
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Phòng không Lục quân
  • Học viện Phòng không - Không quân
  • Trường Sĩ quan không quân
  • Sư đoàn 361
  • Sư đoàn 363
  • Sư đoàn 365
  • Sư đoàn 367
  • Sư đoàn 370
  • Sư đoàn 371
  • Sư đoàn 372
  • Sư đoàn 375
  • Sư đoàn 377
  • Lữ đoàn 918
  • Lữ đoàn 28
  • Lữ đoàn 18
  • Viện Kỹ thuật PK-KQ
  • Viện Y học PK-KQ
  • Tổng Công ty Xây dựng Công trình Hàng không
Bộ đội Biên phòng
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Trinh sát
  • Cục Phòng chống Tội phạm Ma túy
  • Cục Cửa khẩu
  • Học viện Biên phòng
  • Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố
  • Lữ đoàn 21
  • Hải đoàn 18
  • Hải đoàn 28
  • Hải đoàn 38
  • Hải đoàn 48
Cảnh sát biển
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Nghiệp vụ và pháp luật
  • Vùng 1
  • Vùng 2
  • Vùng 3
  • Vùng 4
Học viện Quốc phòng
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần-Kỹ thuật
  • Cục Huấn luyện Đào tạo
  • Tạp chí Nghệ thuật Quân sự
  • Viện Khoa học Nghệ thuật Quân sự
  • Các Khoa (Chiến lược, Chiến dịch, CTĐ-CTCT, Lý luận Mác-Lê nin)
Học viện Chính trị
  • Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự
  • Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự
Học viện Kỹ thuật QS
  • Viện Kỹ thuật Công trình đặc biệt
  • Viện Đào tạo và Nghiên cứu Việt-Nga
Học viện Quân y
  • Bệnh viện 103
  • Viện bỏng Quốc gia
  • Các Khoa và Bộ môn
Ban Cơ yếu Chính phủ
  • Cục Chính trị-Tổ chức
  • Cục Chứng thực số và Bảo mật Thông tin
  • Cục Cơ yếu 893
  • Cục Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã
  • Cục Quản lý Mật mã Dân sự và Kiểm định Sản phẩm Mật mã
  • Học viện Kỹ thuật Mật mã
  • Viện Khoa học Công nghệ Mật mã
  • x
  • t
  • s
Các trường đại học, cao đẳng quân sự Việt Nam
Học việnHọc viện Quốc phòng  · Học viện Chính trị  · Học viện Lục quân  · Học viện Kỹ thuật Quân sự  · Học viện Quân y  · Học viện Hậu cần  · Học viện Hải quân  · Học viện Khoa học Quân sự  · Học viện Phòng không - Không quân  · Học viện Biên phòng  · Học viện Kỹ thuật Mật mã
TrườngTrường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội  · Trường Đại học Chính trị  · Trường Đại học Trần Quốc Tuấn  · Trường Đại học Nguyễn Huệ  · Trường Đại học Trần Đại Nghĩa  · Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp  · Trường Sĩ quan Đặc công  · Trường Sĩ quan Công binh  · Trường Sĩ quan Phòng hóa  · Trường Sĩ quan Pháo binh  · Trường Sĩ quan Thông tin  · Trường Sĩ quan Không quân  · Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng  · Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô

Từ khóa » Hình ảnh Về Trường Sĩ Quan Chính Trị