Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Cần Khẳng định Trách Nhiệm Xã ...
Có thể bạn quan tâm
Trường Đại học Giao thông Vận tải thành lập ngày 24/3/1962, trải qua 60 năm xây dựng, phát triển, với sự nỗ lực và phấn đầu của lớp lớp các thế hệ cán bộ, thầy và trò, Trường Đại học Giao thông Vận tải đã và đang không ngừng phát triển, lớn mạnh về quy mô lẫn tầm vóc và là một trong những trường đại học kỹ thuật trọng điểm của Bộ GDĐT.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thừa ủy quyền Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động hạng 3 cho Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Long và Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Việt
Với số lượng ngành học và bậc học đa dạng, hiện trường đang có hơn 1.000 viên chức, cán bộ, đào tạo trên 21.000 học viên, sinh viên. Những thành tựu trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là về khoa học kỹ thuật giao thông - vận tải đã đưa trường vào nhóm 20 cơ sở giáo dục đại học có số lượng công bố quốc tế nhiều nhất cả nước. Theo công bố của bảng xếp hạng Webometrics, Trường được xếp vào nhóm 20 trường đại học hàng đầu ở Việt Nam.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận, biểu dương và chúc mừng thầy và trò nhà trường đã đạt được những thành quả hết sức ý nghĩa. Với những thành tựu và kết quả đã đạt được thời gian qua cùng tiềm năng phát triển to lớn, theo Bộ trưởng, Trường Đại học Giao thông Vận tải đang bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều triển vọng phía trước.
Trong đó, trường vinh dự là một trường đại học có khả năng đóng góp quan trọng vào hai hướng đột phá chiến lược mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định, đó là: “phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” và “xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông”.
Chia sẻ về những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn tới của ngành Giáo dục, Bộ trưởng cho biết, ngành đã xác định đối với giáo dục đại học là tập trung đầu tư mạnh mẽ cho các ngành, các trường tiên phong, mũi nhọn về khoa học công nghệ. Trong đó, ưu tiên phát triển các cơ sở đào tạo thuộc khối kỹ thuật và công nghệ, tập trung phát triển về số lượng và chất lượng một số nhóm ngành và ngành từ bậc cử nhân tới sau đại học.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi lễ
“Các định hướng và quyết sách đổi mới và phát triển của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục vừa là nhiệm vụ, đồng thời cũng là cơ hội lớn để Trường Đại học Giao thông Vận tải bám sát, xác định đường hướng phát triển, bứt phá và vươn tầm trong thời gian tới”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cho rằng, bên cạnh những thuận lợi về thương hiệu, truyền thống, về các điều kiện đang có và các cơ hội phát triển, nhiều thách thức lớn cũng đang đặt ra đối với nhà trường, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã gợi mở một số định hướng lớn Trường Đại học Giao thông Vận tải cần tập trung trong thời gian tới.
Đó là, cần phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, thực hiện tự chủ đại học một cách đầy đủ, có chiều sâu, phát huy vai trò của các nhà khoa học, của đội ngũ giảng viên trong việc xác lập các quy định nội bộ, thực hiện quyền dân chủ và phát huy khối đoàn kết toàn đơn vị. Cần xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ giỏi của đơn vị, coi đó là tài sản lớn nhất, tài sản lâu dài, tạo ra giá trị gia tăng cho đơn vị và chất lượng nghiên cứu khoa học và đào tạo.
Xác định chuyển đổi số là một trong những đột phá chiến lược chứ không chỉ là giải pháp ứng phó đơn thuần trong tình hình dịch bệnh. Thực hiện tự chủ đại học đầy đủ và thực chất theo đúng tinh thần Luật số 34/2018/QH14 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Theo đó, lấy học thuật làm nền tảng để phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học gắn liền với nhu cầu thực tiễn.
Tăng cường các nghiên cứu chuyển giao, giải pháp kỹ thuật và tư vấn chính sách cho ngành giao thông, cho Chính phủ và Đất nước. "Phát triển và hiện đại hóa giao thông vận tải đất nước là việc lâu dài, việc thường xuyên và luôn nhiều thách thức về kỹ thuật, công nghệ, đồng thời đây cũng là điều kiện tốt để nhà trường thi thố tài năng. Đất nước địa hình chia cắt, sông suối nhiều, đồi núi hiểm trở, biến đổi khí hậu và nhiều thiên tai, đó là nguồn đầu bài rộng lớn không giới hạn cho sáng tạo, là điều kiện để nhà trường khẳng định trách nhiệm xã hội, trách nhiệm quốc gia của mình”, Bộ trưởng nói.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc của Trường Đại học Giao thông Vận tải
Nhận định những thành quả trong nghiên cứu khoa học đem lại các bài công bố quốc tế là việc rất tốt và cần làm, song Bộ trưởng cũng lưu ý, cần coi đó là công cụ để hội nhập quốc tế về học thuật, về trình độ khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tiễn hơn là mục đích tự thân, hoặc chỉ nhằm nâng cao chỉ số xếp hạng. Nhà trường cần chủ động xây dựng và đề xuất các đề tài nghiên cứu, chương trình, dự án lớn, có tầm vóc quốc gia để tham gia tích cực vào công cuộc phát triển hạ tầng giao thông của đất nước.
Đối với công tác đào tạo, Bộ trưởng cho rằng, cần dự báo sát nhu cầu nhân lực lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, trong đó có giao thông - vận tải để có được chiến lược quy hoạch phát triển ngành nghề đào tạo phù hợp. Tăng cường các điều kiện đảm bảo để nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường điều kiện kỹ thuật phục vụ đào tạo, thực hành, thí nghiệm, lấy tiến bộ khoa học kĩ thuật và nhu cầu của thực tiễn làm cơ sở đổi mới giảng dạy, hỗ trợ người học và nâng cao chất lượng đào tạo.
Đồng thời, tích cực phối hợp, hợp tác với các cơ sở giáo dục đào tạo, nghiên cứu trong nước và quốc tế để tiếp thu kinh nghiệm đào tạo, nghiên cứu tiên tiến, hiện đại. Gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, địa phương để phát huy tiềm năng, thế mạnh, khẳng định vị thế và uy tín của nhà trường về lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ giao thông - vận tải không chỉ trong nước mà còn trong khu vực và trên thế giới.
“Rất rất nhiều công việc cần làm phía trước để có thể đảm bảo cho Trường Đại học Giao thông Vận tải giữ vững vị trí cũng như nâng tầm xếp hạng trong nước và quốc tế. Tôi tin tưởng rằng với cơ hội rộng mở, với truyền thống xây dựng và phát triển lâu dài, với kinh nghiệm phong phú, với quyết tâm của Ban lãnh đạo, tập thể các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các cán bộ và học viên, sinh viên, chắc chắn Trường Đại học Giao thông Vận tải sẽ sớm đạt được những mục tiêu đề ra, đáp ứng được kỳ vọng của Đảng, Chính phủ, của ngành Giáo dục và nhân dân cả nước”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.
Từ khóa » Sơ đồ Trường đại Học Giao Thông Vận Tải
-
Sơ đồ Tổ Chức - TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
-
Maps Of Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải - Số 3 Cầu Giấy ...
-
Phòng Học Tại ĐH Giao Thông Hà Nội - RDSiC
-
Cơ Sở Vật Chất - Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP. HCM
-
Trường đại Học Giao Thông Vận Tải - Cốc Cốc Map
-
Sơ đồ đường đi đến Trường Đại Học Công Nghệ GTVT - UTT
-
Làm Sao để đến Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Cơ Sở I ở Láng ...
-
[ SƠ ĐỒ BỐ TRÍ... - Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải | Facebook
-
Phân Hiệu Trường ĐH GTVT Tại TP. Hồ Chí Minh
-
Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Quyết định 42-CP Thành Lập Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
-
Sơ đồ đường đi Ba Cơ Sở Của Trường CĐ GTVT Tp. Hồ Chí Minh