Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại Học Quốc Gia ...

Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp đỡ cải thiện nó hoặc thảo luận về những vấn đề này trên trang thảo luận.
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách thêm bớt liên kết hoặc cải thiện bố cục và cách trình bày bài. (tháng 4/2020)
Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. (tháng 9/2024)
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
University of Social Sciences and Humanities- Viet Nam National University, Ho Chi Minh City
Địa chỉ
10–12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tọa độ10°47′9,1″B 106°42′9,8″Đ / 10,78333°B 106,7°Đ / 10.78333; 106.70000
Thông tin
Tên khácHCMUSSHVNUHCM- USSH
Tên cũ1957-1976: Đại học Văn khoa Sài Gòn [1] 1977-1995: Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh [2]
LoạiĐại học công lập
Khẩu hiệuSáng tạo - Dẫn dắt - Trách nhiệm
Thành lập3 tháng 11 năm 1957; 67 năm trước (1957-11-03)
Trạng tháiĐang hoạt động
Mã trườngQSX
Hiệu trưởngPGS.TS Ngô Thị Phương Lan [3]
Nhân viên1.000
Ngôn ngữTiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật
Khuôn viên21 hectares
MàuMàu vàng     Màu đỏ     Màu xanh dương     
Bài hátTự nguyện - Trương Quốc Khánh
Websitewww.hcmussh.edu.vn
Thông tin khác
Thành viên củaĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngTS. Lê Hoàng Dũng [4] TS. Phan Thanh Định [5] TS. Phạm Tấn Hạ [6]
Thống kê
Xếp hạng
Xếp hạng quốc gia
Webometrics(2020)49[1]
Xếp hạng thế giới
Webometrics(2020)8.476[1]

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (tiếng Anh: Ho Chi Minh City University of Social Sciences and Humanities – USSH-VNUHCM) là một thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – hệ thống đại học xếp hạng 158 Châu Á (QS 2021), TOP 101–150 đại học dưới 50 tuổi (QS 2021), TOP 301–500 trong 786 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu đến từ 78 quốc gia do QS GER 2022 xếp hạng, TOP 601–800 trường đại học trên thế giới trong lĩnh vực Khoa học Xã hội (THE 2022), TOP 193 thế giới về chất lượng đầu ra của cựu sinh viên (QS GER 2022).

Trường có tiền thân là Đại học Văn khoa/ Văn khoa Đại học đường (từ năm 1957-1976, thuộc Viện Đại học Sài Gòn), Đại học Tổng hợp TP. HCM (từ năm 1976-1996). Hiện nay, Trường là trung tâm nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn lớn nhất miền Nam Việt Nam.

Vào tháng 10/2021, Trường ĐH KHXH&NV chính thức công bố lộ trình tự chủ trong chiến lược phát triển Nhà trường.[2]

Các ngành đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (VNUHCM-University of Social Sciences and Humanities) là một thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Trường được thành lập vào năm 1957 với  tiền thân là Đại học Văn Khoa (thuộc Viện Đại học Sài Gòn), Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. Trường là trung tâm nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn lớn nhất miền Nam.  
  • Trường đào tạo 34 ngành bậc Đại học, 34 ngành bậc Thạc sĩ và 17 ngành bậc Tiến sĩ trong 9 lĩnh vực: (1) Khoa học xã hội và Hành vi; (2) Nhân văn; (3) Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; (4) Báo chí và Thông tin; (5) Kinh doanh và Quản lý; (6) Dịch vụ xã hội; (7) Du lịch, Khách sạn, Thể thao và Dịch vụ cá nhân; (8) Kiến trúc và Xây dựng; (9) Môi trường và Bảo vệ môi trường.

Lịch sử hình thành, phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Hiệp định Genève 1954, Trường được đặt những nền móng đầu tiên bằng việc thành lập Trường Cao đẳng dự bị Văn khoa Pháp (tháng 11 năm 1955 ) - là trường thành viên của Viện Đại học Sài Gòn. Đến ngày 1 tháng 3 năm 1957, Trường được chính thức thành lập với tên gọi Trường Đại học Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn.[3]

Vào tháng 10 năm 1975, Đại học Văn Khoa có nhiều thay đổi về mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo. Tháng 4 năm 1976, Đại học Văn khoa hợp nhất với Đại học Khoa học (Đại học Khoa học Tự nhiên bây giờ) thành Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản lớn nhất ở các tỉnh phía nam Việt Nam.[4]

Từ năm 1976 đến năm 1996, Trường trở thành bộ phận các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. Ngày 30 tháng 3 năm 1996, trường mang tên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1233/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.[4]

Ngày 20 tháng 11 năm 2017, sự kiện Kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển đã thu hút đông đảo lãnh đạo, thầy cô giáo, cựu sinh viên, sinh viên, đối tác tham dự - đánh dấu một cột mốc phát triển quan trọng trong lịch sử phát triển của đại học này.

Từ năm 2022, Nhà trường thực hiện tự chủ đại học với nhiều thay đổi trong quản trị đại học, đào tạo, nghiên cứu nhằm hướng đến một đại học nghiên cứu trong hệ thống Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, nằm trong tốp đầu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của Châu Á.

Giá trị cốt lõi

[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng tạo - Dẫn dắt - Trách nhiệm

Triết lý giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục toàn diện - Khai phóng - Đa văn hóa

Chương trình Đại học xanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 11 tháng 5 năm 2019, Nhà trường công bố và phát động thực hiện Chương trình Đại học Xanh. Chương trình Đại học Xanh có 3 nội dung chính gồm 3 giai đoạn đi từ nhận thức, hành động đến hình thành văn hóa xanh: (1) thực hiện chương trình thay đổi nhận thức để thích ứng với lối sống xanh, (2) tổ chức hoạt động cụ thể để bảo vệ môi trường như phân loại rác tại nguồn, cải tạo cảnh quan, hạn chế và nói không với chất nhựa dùng một lần, xây dựng không gian học tập và làm việc xanh, (3) xây dựng văn hoá sống xanh với các chương trình làm tác động đến sự thay đổi nhận thức hướng đến lối sống xanh.

Công ty thuộc quyền sở hữu và quản lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Công ty TNHH Dịch vụ khoa học và Du lịch Văn khoa Lưu trữ 2020-09-29 tại Wayback Machine

Hợp tác xã Thanh niên - YouthCoop

Văn phòng Ban Liên lạc cựu sinh viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là nơi làm việc của Ban Liên lạc cựu sinh viên trường có chức năng kết nối cựu sinh viên, tổ chức các hoạt động hỗ trợ theo nhu cầu của cựu sinh viên và được đặt tại phòng B106, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh (website)

Lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]
STT[a] Hiệu trưởng Nhiệm kỳ Thời gian Ct.
1 Nguyễn Quang Điển 1996–1999 3 năm [5]
2 Ngô Văn Lệ 1999–2007 8 năm [6][7]
3 Võ Văn Sen 2007–2018 11 năm [8][9]
4 Ngô Thị Phương Lan 2018–nay 6 năm [10][11]

Cựu sinh viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong số những sinh viên đã tốt nghiệp tại Trường, nhiều người đã trở thành những chính trị gia nổi tiếng:

  • Trương Tấn Sang, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Trương Mỹ Hoa, Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Mỹ Hoa, Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Đặng Thị Ngọc Thịnh, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đặng Thị Ngọc Thịnh, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bên cạnh đó, nhiều sinh viên tốt nghiệp từ Trường cũng có nhiều đóng góp cho đất nước ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là văn học - nghệ thuật :

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn (1943), nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển (1948 - 2020), nhạc sĩ Tôn Thất Lập (1942-2023), nhạc sĩ Đức Huy (1947),...

Nhà văn Dương Thụy (1975), nhà thơ Thái Thăng Long, nhà văn Bích Ngân, nhà thơ Trương Nam Hương, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân, nhà thơ Lê Minh Quốc, nhà biên kịch Dương Cẩm Thúy, đạo diễn Huỳnh Ngọc Xum...

Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021 Nguyễn Thúc Thùy Tiên (1998), Siêu mẫu - Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2014 Trần Ngọc Lan Khuê (1992), Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022 Huỳnh Nguyễn Mai Phương (1999), Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2006 Lưu Bảo Anh (1982), Top 10 Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2023 Phan Lê Lê Hoàng An (2000), Á hậu Hoàng Anh...

NSND Bạch Tuyết (1945), ca sĩ Hồ Trung Dũng (1982), ca sĩ - diễn viên Hari Won (1985), MC Hoài Anh (1980), MC Tấn Tài (1983), diễn viên Đinh Ngọc Diệp, người mẫu - diễn viên Ribi Sachi (1990), ca sĩ Orange(1997), MC Xuân Hiếu, MC Minh Phương, Diva Hồng Nhung (1970)...

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Việt Nam

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tính từ thời điểm cơ sở đào tạo đổi tên thành Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Webometrics”.
  2. ^ “Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tự chủ đại học từ năm học 2022-2023”. hcmussh.edu.vn. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2023.
  3. ^ “Trang chủ”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2019.
  4. ^ a b “Lịch sử 60 năm hình thành và phát triển Trường ĐH KHXH&Nv - ĐHQG TP.HCM”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2018.
  5. ^ Trần Huỳnh (11 tháng 1 năm 2022). “PGS.TS Nguyễn Quang Điển qua đời ở tuổi 79”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2024.
  6. ^ “kỷ yếu 20 năm hoạt động của khoa ngữ văn trung quốc” (PDF). Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 20 tháng 5 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2024.
  7. ^ Lê Huyền (30 tháng 3 năm 2016). “GS-TS Ngô Văn Lệ: Không phải lúc nào, ở đâu, cũng thể hiện được lòng tốt của mình”. Báo Công An Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2024.
  8. ^ Ngô Tùng (15 tháng 5 năm 2018). “PGS.TS Ngô Thị Phương Lan nhậm chức hiệu trưởng”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2024.
  9. ^ Nguyễn Dũng (12 tháng 9 năm 2017). “PGS.TS Võ Văn Sen: Không thể cấm giảng viên 'chạy sô' dạy thêm”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2024.
  10. ^ H. Nhiên (4 tháng 5 năm 2018). “Nữ PGS-TS 44 tuổi làm hiệu trưởng ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM”. Báo Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2024.
  11. ^ Nguyễn Dũng (27 tháng 4 năm 2023). “Bà Phương Lan tái nhiệm chức Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2024.
  • x
  • t
  • s
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Viện Đại học Đông Dương  • Viện Đại học Quốc gia Việt Nam  • Viện Đại học Sài Gòn  • Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh  • Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trường đại họcBách khoa • Công nghệ Thông tin • Khoa học Tự nhiên • Khoa học Xã hội và Nhân văn • Quốc tế • Kinh tế - Luật • An Giang • Khoa học Sức khỏe
Phân hiệuBến Tre
ViệnMôi trường – Tài nguyên • Xuất sắc John Von Neumann • Quản trị Đại học • Đào tạo Quốc tế (IEI) • Công nghệ Nano
Trung tâmQuản lý Ký túc xá • Trung tâm Đại học Pháp • Giáo dục Quốc phòng và An ninh • Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ • Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế vi mạch • Quản lý và Phát triển khu đô thị
Trường phổ thôngPhổ thông Năng Khiếu
Tuyển sinhĐánh giá năng lực
Hệ thống Đại học ASEAN • Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam • Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Từ khóa » Trường Nhân Văn