Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội – Wikipedia Tiếng Việt

Đừng nhầm lẫn với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ha Noi National University of Education
Địa chỉ
136 đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Thông tin
LoạiĐại học công lập
Khẩu hiệuChuẩn mực - Sáng tạo - Tiên phong
Thành lập11 tháng 10 năm 1951; 73 năm trước (1951-10-11)
Hiệu trưởngPGS.TS Nguyễn Đức Sơn[1]
Websitewww.hnue.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtHNUE là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Ha Noi National University of Education
Thành viên củaNgày 10.12.1993, là thành viên của Đại học Quốc gia Hà NộiNgày 12.10.1999,tách khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội và mang tên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Thành viênTrường Trung học phổ thông chuyên
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngPGS.TS Nguyễn Văn Trào

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi National University of Education - viết tắt: ĐHSPHN hay HNUE) là một trường đại học công lập tại Việt Nam. Được thành lập vào năm 1951, là trường đại học thứ tư tại Việt Nam được thành lập (sau Trường Đại học Y Hà Nội - 1902, Đại học Quốc gia Hà Nội - 1904 và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - 1925), trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong những cơ sở giáo dục đại học lớn nhất tại Việt Nam. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có một trường trung học phổ thông trực thuộc là Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội dành cho các học sinh chuyên trên toàn quốc.

Trường vốn là một ban trực thuộc của Ban Đại học Văn khoa theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh,[2] với mục đích đào tạo các giáo viên cho các cấp học trên toàn quốc. Năm 1951, trường chính thức được tách riêng với tên gọi Đại học Sư phạm Khoa học, với hiệu trưởng đầu tiên là Giáo sư Lê Văn Thiêm. Năm 1994, cùng với Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, ba trường cùng được sắp xếp và trở thành những trường trực thuộc đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội mới được thành lập.[3] Tuy nhiên, vào năm 1999, Trường được tách ra khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội, và chính thức mang tên gọi như ngày nay.[4]

Năm 2008, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là chủ nhà của Olympic Vật lý Quốc tế lần thứ 39.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập ngày 11 tháng 10 năm 1951 theo Nghị định 276 của Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam. Ngày 10 tháng 12 năm 1993 theo Nghị định 97/CP của Chính phủ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I là một trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo Quyết định 201/QĐTTg ngày 12 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ,[4] Trường Đại học Sư phạm tách khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội thành Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trường có cơ sở 2 đặt tại tỉnh Hà Nam (trên cơ sở sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam) vào ngày 30 tháng 12 năm 2015.

Các tên gọi cũ:

  • Trường Sư Phạm cao cấp
  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1[2]
  • Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội

Ban Giám hiệu đương nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hiệu trưởng: PGS.TS Nguyễn Đức Sơn
  • Phó Hiệu trưởng: PGS.TS Nguyễn Văn Trào
  • Phó Hiệu trưởng: PGS.TS Kiều Văn Hoan

Nhân sự

[sửa | sửa mã nguồn]
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - phân hiệu Hà Nam

Tổng số cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên là 1.227 (807 giảng viên trong đó có 609 giảng viên biên chế, 70 giảng viên hợp đồng dài hạn, 362 nữ giảng viên), trong đó có:

  • 24 Giáo sư
  • 126 Phó Giáo sư
  • 227 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ
  • 177 Thạc sĩ
  • 19 Nhà giáo Nhân dân và 74 Nhà giáo Ưu tú;

Cơ sở vật chất, kỹ thuật: Giảng đường có tổng diện tích là 19.760 m² và 181 phòng; phòng máy tính có tổng diện tích là 2.812 m² và 36 phòng; thư viện có tổng diện tích là 6.334 m² và 31 phòng; phòng thí nghiệm có tổng diện tích là 2.545 m² và 38 phòng.

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội gồm có 24 khoa trực thuộc, các đơn vị nghiên cứu khoa học như Viện Khoa học Xã hội, Viện Khoa học Tự nhiên; ngoài ra còn có các trường phổ thông trực thuộc mà nổi tiếng nhất là Trường Trung học phổ thông chuyên.[5] Trường còn có Phân hiệu Hà Nam trực thuộc.

Các khoa trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn] 24 khoa trực thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội[6]
Khoa trực thuộc Năm thành lập Phụ trách đào tạo sinh viên đại học chuyên ngành
Toán - Tin 1951 Sư phạm Toán học[a] Cử nhân Toán học
Vật lý[b] 1951 Sư phạm Vật lý[c] Cử nhân Vật lý
Hóa học 1951 Sư phạm Hóa học[d] Cử nhân Hóa học
Sinh học 1951 Sư phạm Sinh học[e] Cử nhân Sinh học
Công nghệ Thông tin 2003 Sư phạm Tin học[f] Cử nhân Tin học
Sư phạm Kỹ thuật 1970 Sư phạm Công nghệ - Giáo dục STEM
Ngữ văn 1951 Sư phạm Ngữ Văn[g] Cử nhân Văn học
Lịch sử[h] 1951 Sư phạm Lịch sử[i]
Địa lý 1956 Sư phạm Địa lý[j]
Triết học 2011 Triết học
Lý luận chính trị - Giáo dục công dân 1976 Giáo dục Công dân Giáo dục Chính trị Chính trị học (Kinh tế chính trị)
Giáo dục Tiểu học 1983 Giáo dục Tiểu học Giáo dục Tiểu học & Sư phạm tiếng Anh
Giáo dục Mầm non 1985 Giáo dục Mầm non Giáo dục Mầm non & Sư phạm tiếng Anh
Giáo dục Quốc phòng 2003 Giáo dục Quốc phòng và An ninh
Giáo dục Thể chất 2001 Giáo dục Thể chất
Tiếng Anh 2001 Sư phạm Tiếng Anh Ngôn ngữ Anh
Tiếng Pháp 2004 Sư phạm Tiếng Pháp
Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc 2024[7] Ngôn ngữ Trung Quốc
Nghệ thuật 2003 Sư phạm Âm nhạc Sư phạm Mỹ thuật
Giáo dục Đặc biệt 2001 Giáo dục Đặc biệt Hỗ trợ Giáo dục người khuyết tật
Tâm lý Giáo dục 1965 Tâm lý học Giáo dục Tâm lý học Trường học
Quản lý Giáo dục 1951 Quản lý Giáo dục
Việt Nam học 2004 Việt Nam học Cử nhân Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành
Công tác Xã hội 2011 Công tác Xã hội
Sinh viên theo học ngành này được đăng ký hưởng trợ cấp theo nghị định 116/2020/NĐ-CP[8]

Các trường phổ thông - mầm non trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn] Bốn trường phổ thông - mầm non trực thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội[9]
Trường trực thuộc Năm thành lập
Trường Mầm non Búp Sen Xanh 1 tháng 6, 2011
Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành 2019
Trường Trung học Cơ sở - Trung học Phổ thông Nguyễn Tất Thành 1998
Trường Trung học Phổ thông chuyên 1966

Các cơ sở khác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
  • Viện Khoa học Xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội[10]
  • Viện Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội[11]
  • Viện Giáo dục và Đào tạo Quốc tế
  1. ^ gồm Sư phạm chính quy, Sư phạm dạy bộ môn bằng tiếng Anh và Sư phạm chất lượng cao
  2. ^ Khoa Vật lý cùng với khoa Hóa học & Sinh học đào tạo Cử nhân Sư phạm Khoa học Tự nhiên
  3. ^ gồm Sư phạm chính quy, Sư phạm dạy bộ môn bằng tiếng Anh và Sư phạm chất lượng cao
  4. ^ gồm Sư phạm chính quy, Sư phạm dạy bộ môn bằng tiếng Anh và Sư phạm chất lượng cao
  5. ^ gồm Sư phạm chính quy, Sư phạm dạy bộ môn bằng tiếng Anh và Sư phạm chất lượng cao
  6. ^ Bao gồm Sư phạm chính quy và Sư phạm dạy bộ môn bằng tiếng Anh
  7. ^ Bao gồm Sư phạm chính quy và Sư phạm chất lượng cao
  8. ^ Khoa Lịch sử cùng với khoa Địa lý đào tạo Cử nhân Sư phạm Lịch sử - Địa lý
  9. ^ Bao gồm Sư phạm chính quy và Sư phạm chất lượng cao
  10. ^ Bao gồm Sư phạm chính quy và Sư phạm chất lượng cao

Các cựu hiệu trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng cố giáo sư Đặng Thai Mai trong khuôn viên trường
# Họ tên Học hàm, học vị Chuyên ngành Nhiệm kì
1 Lê Văn Thiêm GS. TSKH. Toán học 1951 - 1954
2 Đặng Thai Mai GS. Văn học 1954 - 1956
3 Phạm Huy Thông GS. VS. Sử học 1956 - 1966
4 Nguyễn Lương Ngọc GS. Văn học 1967 - 1975
5 Nguyễn Cảnh Toàn GS. TSKH. Toán học 1967 - 1975
6 Dương Trọng Bái GS. Vật lý 1976 - 1980
7 Phạm Quý Tư PGS. TS. Vật lý 1980 - 1988
8 Vũ Tuấn GS. TS. Toán học 1988 - 1992
9 Nghiêm Đình Vỳ [3] PGS. TS. Sử học 1992 - 1997
10 Đinh Quang Báo GS. TS. Sinh học 1997 - 2006
11 Nguyễn Viết Thịnh GS. TS. Địa lý 2006 - 2012
12 Nguyễn Văn Minh GS. TS. Vật lý 20 tháng 4,2013 - 30 tháng 4, 2024
13 Nguyễn Đức Sơn PGS.TS. Tâm lý Giáo dục[12] 1 tháng 5,2024 - nay

Các giáo sư danh tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • GS, NGND Nguyễn Lân: giảng viên khoa Tâm lý giáo dục, nhà từ điển học.[4]
  • GS, NGND Đào Văn Tiến: Khoa Sinh học, Giải thưởng Hồ Chí Minh lần thứ nhất.
  • GS, TSKH, NGND Bùi Văn Ba (Phương Lựu), Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012 về Văn học cho cụm công trình Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX; Từ văn học so sánh đến thi học so sánh; Lý luận phê bình văn học; Phương pháp luận nghiên cứu văn học; Tư tưởng văn hoá văn nghệ của chủ nghĩa Mác phương Tây.[13]
  • GS, TS Hoàng Xuân Sính, Nguyên Trưởng bộ môn Đại số, khoa Toán, nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam. Người sáng lập, Chủ tịch hội đồng quản trị Trường Đại học Thăng Long.
  • GS, NGND Nguyễn Đình Chú: giảng viên cao cấp của khoa Ngữ văn [14].
  • GS Phùng Văn Tửu: giảng viên khoa Ngữ Văn, Giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 3 [15].
  • GS, TS Nguyễn Mạnh Tường: luật sư, bị mất chức giáo sư vì có dính líu tới phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm
  • GS Lê Khả Kế: nhà từ điển học.
  • GS Nguyễn Thúc Hào: Nguyên Phó Hiệu Trưởng.

Những cựu sinh viên nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cao Huy Đỉnh (1927-1975): Giáo sư, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996;
  • Nguyễn Văn Hiệu: Giáo sư, TSKH Vật lý, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, nguyên Ủy viên trung ương Đảng, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, nguyên Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam, nguyên Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
  • Nguyễn Văn Đạo: Giáo sư, TSKH Cơ học, Viện sĩ, nguyên giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh;
  • Nguyễn Khoa Điềm: nhà thơ Việt Nam, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 9, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin Việt Nam;
  • Vũ Đình Cự: Giáo sư, TSKH Vật lý, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam, nguyên Ủy viên trung ương Đảng;
  • Phan Đình Diệu: Giáo sư, TSKH Toán học, nguyên chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, nguyên phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo phát triển CNTT Việt Nam khóa 1;
  • Nguyễn Thanh Hải: Phó Giáo sư, TS Vật lý, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 tỉnh Thái Nguyên, đại biểu quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Thái Nguyên;
  • GS, TSKH, NGND Trần Kiên, nguyên trưởng Khoa Sinh học, Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012 về Khoa học - Công nghệ cho cụm công trình Động vật chí và Thực vật chí Việt Nam [16];
  • Dương Trung Quốc: Nhà sử học, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam;
  • Dương Thụ: Nhạc sĩ (tốt nghiệp khoa Văn);
  • Phạm Tiến Duật: Nhà thơ;
  • Nguyễn Đình Trí: Giáo sư, TS Toán học, nguyên chủ tịch Hội Toán học Việt Nam [17];
  • Đoàn Quỳnh: Giáo sư Toán học [18];
  • Đặng Hùng Thắng: Giáo sư, TSKH Toán học [19];
  • Nguyễn Văn Khánh: Giáo sư, TS Vật lí; nguyên trưởng khoa khoa Vật lí, trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
  • Vũ Đình Hòa: Phó Giáo sư, TSKH Toán học; giảng viên khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Giám đốc Trung tâm Tài năng trẻ FPT;
  • Trần Đăng Hưng: Phó Giáo sư, TS Công nghệ Thông tin; trưởng khoa khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
  • Đỗ Đức Thái: Giáo sư, TSKH toán học, trưởng khoa Toán-Tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
  • Nguyễn Huy Thiệp: nhà văn (tốt nghiệp khoa Sử);
  • Trần Khải Thanh Thủy: nhà bất đồng chính kiến với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà văn;
  • Văn Như Cương: thành viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia, Hiệu trưởng và sáng lập trường Trung học phổ thông Dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội.
  • Đàm Bích Thủy: Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam, Nguyên Giám đốc Văn phòng đại diện Ngân hàng Quốc gia úc tại Việt Nam, Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Citibank Việt Nam.
  • Lê Hải Trà: Nguyên Tổng giám đốc Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE)

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Vụ tước bằng thạc sĩ Đỗ Thị Thoan

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Vụ tước bằng thạc sĩ Đỗ Thị Thoan

Đỗ Thị Thoan (bút danh là Nhã Thuyên) vốn là sinh viên K53 Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Đại học, cô tiếp tục theo học khóa cao học K18 tại trường này (năm học 2009 – 2010). Luận văn thạc sĩ Vị trí Của Kẻ Bên Lề: Thực Hành Thơ Của Nhóm Mở Miệng Từ Góc Nhìn Văn Hóa Lưu trữ 2016-10-20 tại Wayback Machine, của cô được hội đồng thẩm định của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đánh giá xuất sắc. Nhờ vậy, cô được ký hợp đồng ngắn hạn làm giảng viên giảng dạy môn Văn học Việt Nam hiện đại tại khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ tháng 9/2012. Cuối tháng 5/2013 khoa này cho biết có sức ép từ cơ quan an ninh nên họ không thể cho cô tiếp tục dạy. Đến đầu tháng 3 năm 2014, PGS TS Nguyễn Thị Bình, tổ trưởng Tổ Văn học Việt Nam hiện đại của Khoa Ngữ văn, người hướng dẫn Nhã Thuyên làm luận văn thạc sĩ, buộc phải về hưu sớm. Sau đó, ngày 27/3/2014, Nhã Thuyên thông báo, cô bị Phòng Sau Đại học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mời đến để nhận các quyết định thu hồi bằng và hủy luận văn thạc sĩ của cô.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ [1]
  2. ^ a b Quyết định số 128/CP ngày 14/08/1967 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
  3. ^ a b Nguyễn Mai Hương. “PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ với những đóng góp trong buổi đầu xây dựng ĐHQGHN - Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội”. 100years.vnu.edu.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021.
  4. ^ a b c Hoàng Lan Anh (4 tháng 2 năm 2011). “Huyền thoại một gia đình”. Báo Người Lao Động điện tử. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ “Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  6. ^ “Khoa trực thuộc”.
  7. ^ “LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI”. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 27 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ “Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
  9. ^ “Các trường phổ thông và mần non”. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  10. ^ “Viện Khoa học Xã hội”. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  11. ^ “Viện Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đi vào hoạt động”. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 23 tháng 4 năm 2024.
  12. ^ “ĐHSPHN - Nguyen Duc Son”. staff.hnue.edu.vn. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2024.
  13. ^ Vân Phạm (26 tháng 11 năm 2014). “Nhà văn - Nhà giáo Bùi Văn Ba: Một đời cống hiến cho khoa học và văn học nghệ thuật”. Báo Công lý. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021.
  14. ^ Minh Anh (21 tháng 1 năm 2020). “Những chuyện "lạ lùng" ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”. thanhtra.com.vn.
  15. ^ “Kết luận thanh tra chưa thỏa đáng”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. 16 tháng 12 năm 2014.
  16. ^ Thu Hà (5 tháng 11 năm 2012). “Một người của Hoàng triều vẫn lặng lẽ "đưa đò"”. Báo Quân đội nhân dân điện tử.
  17. ^ khotrithucso.com, Kho Tri Thức Số-. “Giáo sư Nguyễn Đình Trí người thầy người đồng nghiệp lớn của giới toán học Việt Nam”. khotrithucso.com.
  18. ^ “Giáo sư Đoàn Quỳnh”. cpd.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021.
  19. ^ “Vị giáo sư toán học 43 năm đứng lớp và những điều chưa từng kể”. VOVlive. 21 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2021.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Danh sách trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  • Trang chủ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  • x
  • t
  • s
Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam
Đại học quốc gia
  • Hà Nội
  • Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học vùng
  • Huế
  • Đà Nẵng
  • Thái Nguyên
Trường đại học vùng
  • Vinh
  • Cần Thơ
Đại học,Trường đại học, Học viện đầu ngành
Giáo dụcSư phạm Hà Nội  · Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Kinh tếKinh tế Quốc dân  · Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa học sức khỏeY Hà Nội  · Quân y  · Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Kỹ thuậtNông nghiệp Việt Nam  · Bách khoa Hà Nội  · Kỹ thuật Quân sự
Báo chí – Truyền thôngBáo chí và Tuyên truyền
Vận tải – Hậu cầnHàng hải Việt Nam
Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Việt Nam

Từ khóa » đại Học Sư Phạm Hà Nội Học Mấy Năm