Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội – Wikipedia Tiếng Việt

Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từng là một trường đại học lớn ở Việt Nam, là một trong 3 trường đại học hình thành nên Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập năm 1956, là một trường đại học khoa học cơ bản đa ngành, đa lĩnh vực. Địa điểm chính của trường tại 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội, vốn trước Cách mạng tháng Tám là địa điểm của Viện Đại học Đông Dương do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là ông Ngụy Như Kon Tum.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1951, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Trường Khoa học Cơ bản (tại Chiến khu Việt Bắc), là một trong những trường tiền thân của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sau này.

Năm 1956, tròn 50 năm từ Đại học Đông Dương, theo Quyết định số 2183/TC ngày 04 tháng 6 năm 1956 của Chính phủ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập (cùng với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã trở thành trường đại học khoa học cơ bản (Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội - Nhân văn) đầu tiên ở miền Bắc sau hòa bình lập lại, trực tiếp kế thừa truyền thống và cơ sở vật chất, kỹ thuật của Đại học Đông Dương (1906), Trường Đại học Quốc gia Việt Nam (1945) và Trường Khoa học Cơ bản (1951)[1].

Hình thành Đại học Quốc gia Hà Nội

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1993, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội thành Đại học Quốc gia Hà Nội (theo Nghị định số 97/CP ngày 10 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ). Đại học Quốc gia Hà Nội được hoạt động theo Quy chế về tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành theo Quyết định số 477/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 1994.

Hiện tại Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Giáo dục, Trường Đại học Luật, Trường Đại học Việt Nhật, Trường Quốc Tế, Trường Quản trị và Kinh doanh,Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật và Khoa Quốc tế Pháp Ngữ.

Đại học Quốc gia Hà Nội được kế thừa từ Đại học Tổng hợp với đội ngũ giảng viên cao cấp, trình độ chuyên môn cao, đây là mái nhà chung của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học nhiều nhất Việt Nam.

Hiệu trưởng qua các thời kỳ (1956 - 1993)

[sửa | sửa mã nguồn]
TT Hiệu trưởng Thời gian Chuyên môn
1 Ngụy Như Kontum 1956 - 1981 Vật lý học
2 Phan Hữu Dật 1981 - 1988 Dân tộc học/Sử học
3 Nguyễn An 1988 - 1992 Vật lý học
4 Nguyễn Văn Tài 1992 - 1993 Toán học

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Những mốc lịch sử quan trọng của ĐHQGHN
Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề giáo dục này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Tiền nhiệmTrường Đại học Quốc gia Việt Nam(Ban Khoa học, Ban Văn khoa, Ban Chính trị xã hội) Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội1956 - 1993 Kế nhiệmĐại học Quốc gia Hà Nội(Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)
  • x
  • t
  • s
Kiến trúc thuộc địa Pháp tại Việt Nam
Hà Nội
  • Nhà hát Lớn Hà Nội
  • Bưu điện Hà Nội
  • Thư viện Quốc gia Việt Nam
  • Ga Hà Nội
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Nhà tù Hỏa Lò
  • Nhà thờ Lớn Hà Nội
  • Nhà khách Chính phủ
  • Phủ Chủ tịch
  • Trụ sở Bộ Ngoại giao
  • Cầu Long Biên
  • Chợ Đồng Xuân
  • Bảo tàng Lịch sử quốc gia
  • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
  • Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
  • ....
TP Hồ Chí Minh(Sài Gòn)
  • Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn
  • Bưu điện Sài Gòn
  • Khách sạn Continental
  • Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bến Nhà Rồng
  • Chợ Bến Thành
  • Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn
  • Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn
  • Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
Huế
  • Cầu Trường Tiền
Địa phương khác
  • Ga Đà Nẵng
  • Cầu Rạch Cát (Đồng Nai)
  • Ga Hải Phòng
  • Nhà hát Lớn Hải Phòng
  • Đà Lạt
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
  • x
  • t
  • s
Đại học Quốc gia Hà Nội

Viện Đại học Đông Dương  • Trường Đại học Quốc gia Việt Nam  • Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội  • Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường đại học
  • Trường Đại học Đại cương
  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
  • Trường Đại học Ngoại ngữ
  • Trường Đại học Công nghệ
  • Trường Đại học Kinh tế
  • Trường Đại học Giáo dục
  • Trường Đại học Việt Nhật
  • Trường Đại học Y Dược
  • Trường Đại học Luật
Trường & Khoa
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật
  • Khoa Quốc tế Pháp ngữ
Bệnh viện
  • Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Bệnh viện Đại học Y Dược
Viện
  • Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
  • Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học
  • Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
  • Viện Trần Nhân Tông
  • Viện Tài nguyên và môi trường
Trung tâm
  • Công nghệ Đào tạo & Hệ thống Việc làm
  • Phát triển hệ thống  • Giáo dục Quốc phòng & An ninh
  • Giáo dục Thể chất & Thể thao
  • Nano & Năng lượng
  • Nghiên cứu Biển & đảo
  • Nghiên cứu về Phụ nữ
  • Nghiên cứu Tài nguyên & Môi trường
  • Nghiên cứu Đô thị
  • Quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu
  • Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Trường phổ thông
  • Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên
  • Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn
  • Trường Trung học phổ thông chuyên Ngoại ngữ
  • Trường Trung học phổ thông Khoa học Giáo dục
Tuyển sinhĐánh giá năng lực

AUN  • BESETOHA  • Đại học trọng điểm Quốc gia Việt Nam

Từ khóa » Hà Nội Học Là Môn Gì