Trường Đại Học Văn Lang

Tìm hiểu thêm đại học khác tại: Danh sách trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Văn Lang
Van Lang University
Địa chỉ
Cơ sở chính:
  • Cổng Bình Thạnh: 69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh
  • Cổng Gò Vấp: 80/68 Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp
Cơ sở 1: 45 Nguyễn Khắc Nhu, Quận 1Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, Quận Bình Thạnh Ký túc xá: 160/63AB Phan Huy Ích, Phường 12, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tọa độ10.827686718924308, 106.70002069646516
Thông tin
LoạiĐại học tư thục[1]
Khẩu hiệuĐạo đức - Ý chí - Sáng tạo Morality - Will - Creativity
Thành lập27 tháng 1 năm 1995; 29 năm trước (1995-01-27)
Hiệu trưởngPGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu
Nhân viênHơn 9000 nhân viên
Số Sinh viên61 ngành - hơn 40000 sinh viên
Bài hátVăn Lang Đại học đường
Websitewww.vlu.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtVLU
Thuộc tổ chứcTập đoàn Giáo dục Văn Lang
Thống kê
Sinh viên sau đại học15 ngành
Xếp hạng
Xếp hạng quốc gia
Webometrics(2023)85[2]
Xếp hạng thế giới
Webometrics(2023)11.382[3]

Trường Đại học Văn Lang (English: Van Lang University) là một trường đại học tư thục ở Việt Nam,[1] được thành lập theo Quyết định số 71/TTg năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, với tên gọi ban đầu là Trường Đại học Dân lập Văn Lang. Năm 2015, trường Đại học Văn Lang chuyển đổi loại hình sang tư thục theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg. Trường Đại học Văn Lang hiện trực thuộc Tập đoàn giáo dục Văn Lang.

Cơ cấu tổ chức[4]

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Trường của Trường Đại học Văn Lang gồm 11 thành viên:

  1. Bà Bùi Thị Vân Anh - Chủ tịch Hội đồng trường
  2. PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu – Thành viên Hội đồng trường, Hiệu trưởng
  3. TS. Võ Văn Tuấn – Thành viên Hội đồng trường, Phó Hiệu trưởng thường trực
  4. KS. Lê Ngọc Sơn – Thành viên Hội đồng trường
  5. TS. Vũ Viết Ngoạn – Thành viên Hội đồng trường
  6. NB. Dương Trọng Dật – Thành viên Hội đồng trường
  7. ThS. Bùi Phạm Lan Phương – Thành viên Hội đồng Trường, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng trường VLTECH
  8. TS. Nguyễn Cao Trí – Thành viên Hội đồng trường[5]
  9. PGS. TS. Lê Thị Kim Oanh – Thành viên Hội đồng trường, Trưởng Khoa Môi trường, Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế & Nghiên cứu Khoa học
  10. ThS. Nguyễn Đắc Anh Chương – Thành viên Hội đồng trường, Phó trưởng phòng quản lý Cơ sở 1 và Cơ sở 2
  11. ThS. Hoàng Sơn Điền – Thành viên Hội đồng trường, Giám đốc điều hành

Ban Giám hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu – Hiệu trưởng
  2. TS. Võ Văn Tuấn – Phó Hiệu trưởng thường trực
  3. TS. Ngô Quang Trung – Phó Hiệu trưởng
  4. TS. Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Hiệu trưởng
  5. ThS. Bùi Phạm Lan Phương – Phó Hiệu trưởng

Hiệu trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • TS. Phạm Khắc Chi, Hiệu trưởng đầu tiên (3/1995 - 8/1997)
  • PGS.TS. Lương Duyên Phu, Hiệu trưởng (8/1998 - 4/1999)
  • GS.TSKH Nguyễn Ngọc Cẩn, Hiệu trưởng (4/1999 - 9/2001)
  • TS. Nguyễn Dũng, Hiệu trưởng (9/2001 - 01/2016)
  • PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu, Hiệu trưởng (từ tháng 9/2016)

Hội đồng Sáng lập

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cố TS. Nguyễn Đắc Tâm – Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Trường
  • Cố TS. Bùi Quang Độ (1946-2021) – Cố Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Trường

Quy mô đào tạo[6]

[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Văn Lang hiện có 7 khối ngành đào tạo với 61 ngành khác nhau:

  • Khoa học sức khỏe
  • Kiến trúc
  • Công nghệ – Kỹ thuật
  • Du lịch
  • Kinh doanh – Quản lý
  • Luật – Xã hội Nhân văn - Truyền thông
  • Thiết kế – Nghệ thuật

Trường Đại học Văn Lang có nhiều chương trình đào tạo, cấp đại học gồm Đại học Tiêu chuẩn, Đào tạo Đặc biệt (từ 2018), Đào tạo Văn bằng 2 (từ 2013). Sau đại học gồm Thạc sĩ (13 ngành), Tiến sĩ (1 ngành-Khoa học Môi trường).

Cơ sở chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cổng 1: 69/68 Đặng Thuỳ Trâm, phường 13, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
  • Cổng 2: 80/68 Dương Quảng Hàm, phường 5, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Cơ sở 1

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa chỉ: 45 Nguyễn Khắc Nhu, phường Cô Giang, Quận 1, TP.HCM

Từ năm 1999, cơ sở đầu tiên của Văn Lang. Sau khi được cải tạo toàn bộ vào năm 2019, hiện có chiều cao 9 tầng, diện tích khuôn viên 1,224 m2, diện tích sàn xây dựng gần 10,000 m2. Hiện nay, cơ sở 1 là nơi học tập của các khoa: Ngoại ngữ, Kiến trúc, Luật.[cần dẫn nguồn]

Cơ sở 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa chỉ: 233A Phan Văn Trị, phường 11, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Cơ sở 2 được khánh thành từ năm 2003, cơ sở 2 từng là nơi tổ chức các sự kiện lớn. Sau khi cải tạo, hiện tại đây là nơi học tập của hầu hết sinh viên khối ngành sức khỏe, và đồng thời tập trung vào việc phát triển mô hình trường học - bệnh viện. Bệnh viện Quốc tế, Phòng khám Đa khoa Văn Lang Healthcare cũng tọa lạc tại Cơ sở 2.[cần dẫn nguồn]

Ký túc xá[7]

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa chỉ: 160/63AB Phan Huy Ích, Phường 12, Quận Gò Vấp

Ký túc xá VLU có sức chứa khoảng 600 sinh viên. Ký túc xá có 6 tầng với 82 phòng gồm nơi ở, học tập và sinh hoạt.[cần dẫn nguồn]

Tháng 11/2023, Ký túc xá mới nằm trong khuôn viên trường đại học Văn Lang cơ sở 3 cũng chính thức đi vào hoạt động.

Bê bối

[sửa | sửa mã nguồn]

Vụ việc thu hồi bằng tốt nghiệp do sai quy định về người ký bằng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2016, nhiều sinh viên của trường phản ánh với Báo Tuổi Trẻ về việc văn bằng tốt nghiệp được ký bởi TS. Nguyễn Đắc Tâm, Hiệu trưởng tạm quyền của trường[8].

Theo đó, sau khi được công nhận chuyển đổi mô hình từ "Đại học dân lập" sang "Đại học Tư thục" vào tháng 10/2015, Hội đồng Trường và Hội đồng Quản trị đã bầu ông Nguyễn Đắc Tâm, Tiến sĩ, Phó Hiệu trưởng nhà trường, giữ chức vụ Hiệu trưởng vào tháng 2/2016. Trong thời gian chờ đợi Quyết định công nhận chức vụ Hiệu trưởng của các cấp có thẩm quyền, Hội đồng Quản trị ra quyết định giao TS. Nguyễn Đắc Tâm giữ chức vụ "Quyền Hiệu trưởng" để thực hiện các nghĩa vụ với người học, bao gồm thẩm quyền ký tên văn bằng.

Theo lý giải của lãnh đạo nhà trường, việc TS. Nguyễn Đắc Tâm ký tên văn bằng là hoàn toàn hợp lệ do ông Tâm hiện đang giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng nhà trường, việc ghi chức danh "Q.Hiệu trưởng" trên văn bằng chỉ mang tính chất tượng trưng trong thời gian chờ đợi quyết định công nhận Hiệu trưởng.

Tuy nhiên, phản hồi từ Vụ Pháp chế - Bộ GD&ĐT cho biết khi chưa có quyết định công nhận chức danh Hiệu trưởng/Quyền Hiệu trưởng từ các cấp có thẩm quyền, trong trường hợp của Trường ĐH Văn Lang là UBND TP.HCM và Bộ GD&ĐT, Phó Hiệu trưởng có thẩm quyền ký tên văn bằng với chức danh "KT.Hiệu trưởng - Phó Hiệu trưởng". Ngay sau đó, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu trường phải có nghĩa vụ cấp lại văn bằng đúng với chức danh thực tế của TS. Nguyễn Đắc Tâm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người học[9]

Vụ việc Chủ tịch Hội đồng trường bị tạm giam và khởi tố

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15/1/2023, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Cao Trí, Tiến sĩ, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Văn Lang, về tội lạm dụng tín nhiệm chiến đoạt tài sản.

Nguyễn Cao Trí là Chủ tịch Tập đoàn Capella Holdings, đồng thời là Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư & Quản lý Giáo dục Văn Lang, đơn vị chủ quản trường Đại học Văn Lang. Theo kết luận của Bộ Công an, ông Trí có liên quan đến vụ việc chiếm đoạn hơn 40 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát[10].

Sau khi có Quyết định Khởi tố từ Bộ Công an, đại diện trường Đại học Văn Lang cho biết Hội đồng trường đã tiến hành xem xét và miễn nhiệm tư cách Chủ tịch Hội đồng trường của TS. Nguyễn Cao Trí. Người giữ chức vụ này hiện tại là bà Bùi Thị Vân Anh, vợ ông Trí[11]

Vụ việc miễn nhiệm Trưởng khoa Du lịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 14/9/2023, Báo Tuổi Trẻ đưa tin Trường Đại học Văn Lang vừa ra quyết định miễn nhiệm chức vụ trưởng khoa Du lịch của ông Lê Minh Thành, Tiến sĩ[12]. Quyết định này được đưa ra dựa trên đơn xin từ nhiệm chức vụ trưởng khoa của ông Thành, gửi đến Ban Giám hiệu trường vào ngày 31/8.

Trước đó, trong nhóm Liêm Chính Khoa Học trên nền tảng Facebook xuất hiện thông tin tố TS. Lê Minh Thành, trưởng khoa Du lịch trường Đại học Văn Lang, sử dụng bằng Tiến sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp nhưng chưa được công nhận tại Việt Nam. Trong thông tin giảng viên, ông Thành kê khai mình được cấp bằng Thạc sĩ tại Đại học Melbourne (Úc) năm 2010 và bằng Tiến sĩ Quản trị tại trường SMC (Thuỵ Sĩ) vào năm 2017. Theo lý giải của ông Thành, đây là chương trình đào tạo thí điểm kết hợp cả trực tuyến và trực tiếp tại Mỹ hoặc Thuỵ Sĩ. Tuy nhiên, các thông tin trong cộng đồng Liêm Chính Khoa Học cho biết trường SMC là 1 trung tâm phân phối các khoá học đào tạo trực tuyến, các văn bằng của trường này cấp hầu như không được công nhận ở khu vực Châu Âu. Ngoài ra, nếu chiếu theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT Việt Nam, các bằng được cấp do hình thức học từ xa, học trực tuyến sẽ không được công nhận.

Mặc dù chưa thực hiện việc công nhận văn bằng do các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp theo quy định của Việt Nam, tháng 8/2019, ông Thành về công tác tại Trường Đại học Văn Lang và được phân công giữ chức vụ Trưởng khoa Du lịch. Đồng thời, ông cũng đảm nhận 1 số học phần trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Du lịch tại trường này. Thông tin từ lãnh đạo nhà trường cho biết, trường đã có công văn yêu cầu ông Thành thực hiện công nhận văn bằng nhưng được ông phản hồi là "đang tiến hành thủ tục công nhận". Tuy nhiên, theo phản hồi từ bà Trần Thị Ngọc Bích - giám đốc Trung tâm Công nhận văn bằng (Cục Quản lý chất lượng), ông Thành chưa 1 lần gửi hồ sơ hoặc trao đổi gì với trung tâm về đề nghị công nhận văn bằng của trường Thuỵ Sĩ cấp cho ông.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Danh sách trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Hà Nội

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG - Bộ Giáo dục và Đào tạo[liên kết hỏng]. moet.gov.vn. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2022.
  2. ^ “Webometrics”.
  3. ^ [1]
  4. ^ “Hội đồng Trường và Ban Giám hiệu”.
  5. ^ Loại bỏ tư cách thành viên Hội đồng trường do đang bị Khởi tố trách nhiệm hình sự
  6. ^ “Chương trình đào tạo đa dạng tại trường Đại học Văn Lang”.
  7. ^ “Ký túc xá cũng là nhà”.
  8. ^ ONLINE, TUOI TRE (25 tháng 5 năm 2016). “​Hiệu trưởng tạm quyền ký bằng tốt nghiệp, sinh viên lo lắng”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2023. zero width space character trong |tựa đề= tại ký tự số 1 (trợ giúp)
  9. ^ ONLINE, TUOI TRE (14 tháng 7 năm 2016). “ĐH Văn Lang có trách nhiệm cấp lại văn bằng”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2023.
  10. ^ ONLINE, TUOI TRE (5 tháng 8 năm 2023). “Bắt ông Nguyễn Cao Trí vì chiếm đoạt hơn 40 triệu USD của bà Trương Mỹ Lan”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2023.
  11. ^ ONLINE, TUOI TRE (6 tháng 8 năm 2023). “Xem xét tư cách thành viên hội đồng trường Đại học Văn Lang với ông Nguyễn Cao Trí”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2023.
  12. ^ ONLINE, TUOI TRE (14 tháng 9 năm 2023). “Miễn nhiệm trưởng khoa du lịch Trường đại học Văn Lang”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cổng Thông tin trường đại học Văn Lang
  • x
  • t
  • s
Tổ chức dịch vụ giáo dục tại Việt Nam
Tập đoàn Duy Tân
  • Đại học Duy Tân (DDT)
Tập đoàn Nguyễn Hoàng
  • Trường Đại học Gia Định (GDU)
  • Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (BVU)
  • Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU)
  • Trường Đại học Hoa Sen (HSU)
Tổ chức Giáo dục FPT
  • Trường Đại học FPT (FPT)
  • Greenwich Việt Nam*
  • Swinburne Việt Nam*
  • Trường Cao đẳng Thực hành FPT
  • Trường Cao đẳng Quốc tế BTEC FPT
HUTECH Education
  • Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (DKC)
  • Trường Đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF)
Tập đoàn Dệt May Việt Nam
  • Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTT)
HungHau Holdings
  • Trường Đại học Văn Hiến (DVH)
Tập đoàn Giáo dục Văn Lang
  • Trường Đại học Văn Lang (DVL)
  • Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương (DKB)
  • Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF (PVF)†
Đại học RMIT
  • Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam (RMU)*
Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam
  • Trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV)*
Học viện Công dân Toàn cầu
  • Trường Đại học Yersin Đà Lạt (DYD)
Tập đoàn Tân Tạo
  • Trường Đại học Tân Tạo (TTU)
Tập đoàn Vingroup
  • Trường Đại học VinUni (VinUni)
  • VinSchool
Tổng Công ty Kinh Bắc
  • Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh (DHV)
Tập đoàn Giáo dục EQuest
  • Trường Đại học Phú Xuân (DPX)
  • Broward College Vietnam*
  • Trường Cao đẳng Việt Mỹ
  • Trường Kinh doanh Sài Gòn (SBS)
Tập đoàn Phenikaa
  • Trường Đại học Phenikaa (PKA)
Becamex IDC
  • Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU)
Cá nhân, pháp nhân khác
  • Trường Đại học Phương Đông (DPD)
  • Trường Đại học Thăng Long (DTL)
  • Trường Đại học Đại Nam (DDN)
  • Trường Đại học Thành Đô (TDD)
  • Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU)
  • Trường Đại học Hòa Bình (ETU)
  • Trường Đại học Đông Đô (DDU)
  • Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng (HPU)
  • Trường Đại học Công nghệ Đông Á (DDA)
  • Trường Đại học Chu Văn An (DCA)
  • Trường Đại học Lương Thế Vinh (DTV)
  • Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà (DBH)
  • Trường Đại học Công nghiệp Vinh (DCV)
  • Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân (DVX)
  • Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng (KTD)
  • Trường Đại học Phan Thiết (DPT)
  • Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (DNT)
  • Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU)
  • Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (DSG)
  • Trường Đại học Lạc Hồng (DLH)
  • Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An (DLA)
  • Trường Đại học Quang Trung (DQT)
  • Trường Đại học Nam Cần Thơ (DNC)
  • Trường Đại học Tây Đô (DTD)
  • Trường Đại học Võ Trường Toản (VTT)
  • Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DCD)
  • Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà (DBH)
Chữ đậm biểu thị các Đại học; Chữ nghiêng biểu thị các trường cao đẳng; * biểu thị trường công lập ở quốc gia khác và là trường tư thục tại Việt Nam; † biểu thị trường/hệ giáo dục khác.Chữ ghi chú trong ngoặc đơn là mã tuyển sinh của các trường.
Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề giáo dục này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » địa Chỉ Cs1 Văn Lang