Trường Đại Học Xây Dựng Với Nhiệm Vụ Giáo Dục Quốc Phòng

TCQPTD Tòa soạn: 38A Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội ĐT: (0243)8.457.044; (069)552.364 Fax: (0243)7.473.956 ISSN 2815-6277
  • tcqp
  • tcqp
  • Những chủ trương công tác lớn
    • Tin tức - Thời sự
    • |
    • Chuyên luận chỉ đạo
  • tcqptd
  • Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Quán triệt, thực hiện nghị quyết
    • |
    • Bảo vệ Tổ quốc
    • |
    • Theo gương Bác
  • tcqptd
  • Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
    • Thực tiễn và kinh nghiệm
    • |
    • Giáo dục QP và AN - Giáo dục pháp luật
  • tcqptd
  • Bình luận - Phê phán
    • Phòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
    • |
    • Quốc phòng, quân sự nước ngoài
    • |
    • Sinh hoạt tư tưởng
  • tcqptd
  • Nghiên cứu - Tìm hiểu
    • Nghiên cứu - Trao đổi
    • |
    • Lịch sử Quân sự Việt Nam
  • tcqptd
  • Biển đảo Việt Nam
    • Bảo hiểm xã hội
    • |
    • Bảo hiểm y tế
    • |
    • Văn bản, chính sách mới
    • |
    • Chính sách Quân đội
    • |
    • Tư liệu
  • tcqptd
  • Tạp chí và Tòa soạn
    • Tạp chí
    • |
    • Tòa soạn
    • |
    • Cấu trúc Website

Chủ Nhật, 29/12/2024, 16:46 (GMT+7)

Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệmGiáo dục QP và AN - Giáo dục pháp luật

QPTD -Chủ Nhật, 27/01/2013, 09:27 (GMT+7)Trường Đại học Xây dựng với nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh (QP-AN) cho sinh viên, dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), trực tiếp là Vụ Giáo dục quốc phòng (GDQP), sự phối hợp, giúp đỡ của Học Viện Kỹ thuật Quân sự, 30 năm qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Xây dựng đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ này cho hơn 30.000 sinh viên các khóa. Qua đó, góp phần bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về đường lối, quan điểm quốc phòng, quân sự của Đảng; giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng và trang bị một số kiến thức, kỹ năng quân sự cần thiết cho sinh viên. Bên cạnh đó, Nhà trường còn đào tạo hơn 2.000 sĩ quan dự bị; lựa chọn sinh viên tốt nghiệp để đào tạo sĩ quan dự bị các chuyên ngành: kiến trúc - quy hoạch, xây dựng dân dụng và cầu đường, v.v.

Khoa GDQP được thành lập ngày 20-12-1982 trên cơ sở Ban Quân sự và Bộ môn Quân sự của Nhà trường. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Khoa gặp nhiều khó khăn do số lượng giảng viên ít, chất lượng chưa đều, cơ sở vật chất chưa bảo đảm... Vì thế, Nhà trường xác định xây dựng đội ngũ giảng viên giáo dục QP-AN bảo đảm số lượng, chất lượng là vấn đề có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của môn học. Thực hiện Nghị định số 165/2003/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư Liên tịch số 65/2004/TTLT-BQP-BNV của Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ, Nhà trường đã phối hợp với Học viện Kỹ thuật Quân sự và cơ quan chức năng triển khai thực hiện tốt công tác sĩ quan biệt phái. Trên cơ sở quy trình tuyển chọn giảng viên đã được xây dựng, Nhà trường tiến hành tuyển chọn những giảng viên thuộc chuyên ngành quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự, có 02 năm giảng dạy trở lên để bổ sung vào đội ngũ giảng viên Khoa GDQP. Những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, công tác bảo đảm chế độ, chính sách đối với sĩ quan, đều được hai trường trao đổi, thống nhất trước khi quyết định hoặc báo cáo lên cấp có thẩm quyền quyết định, như: đất đai, nhà ở, đề bạt, phong quân hàm, nâng lương. Đây là cơ sở quan trọng giúp cho giảng viên - sĩ quan của Khoa ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Những giảng viên mới về Khoa đều được bố trí theo lớp một năm, tham gia các lớp bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy bậc đại học, nhất là về kỹ năng sư phạm, sử dụng các phương tiện dạy - học hiện đại, xây dựng giáo án, bài giảng điện tử... Trên cơ sở đó, Khoa giao bài giảng thử, khi đã thực sự đáp ứng yêu cầu mới chuyển sang giảng chính thức. Căn cứ vào chuyên ngành và khả năng của từng người, Khoa phân công giảng dạy chuyên sâu theo từng học phần, tạo điều kiện cho giảng viên tập trung nâng cao trình độ và phát huy khả năng của từng người; đồng thời, có lực lượng sẵn sàng thay thế trong từng bộ phận khi cần thiết. Bên cạnh đó, Nhà trường còn tạo điều kiện cho giảng viên được đào tạo thạc sĩ hoặc đào tạo văn bằng hai, chủ yếu học tại chức ở Trường, Học viện Chính trị và Học viện Quản lý giáo dục. Công tác kiểm tra giảng dạy được thực hiện có nền nếp, nhờ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng giảng viên và đảm bảo tránh nhầm giờ, bỏ giờ hay sót lớp, ảnh hưởng tới chất lượng dạy - học. Một thực tế đặt ra hiện nay là số giảng viên chưa đủ theo biên chế, trong khi lưu lượng sinh viên ngày càng tăng. Để giải quyết vấn đề này, một mặt, Khoa động viên sĩ quan tăng giờ giảng, kết hợp với mời một số giảng viên nghỉ hưu, giảng viên của Học viện Kỹ thuật Quân sự tham gia giảng dạy. Mặt khác, Khoa đề nghị trên cho phép kéo dài thời gian phục vụ đối với những sĩ quan biệt phái có kinh nghiệm và trình độ giảng dạy tốt. Từ năm 2004 đến nay, đã có 12 sĩ quan được kéo dài thời gian phục vụ, góp phần giảm bớt áp lực thiếu giảng viên. Với sự nỗ lực phấn đấu của mỗi giảng viên và được tổ chức tạo điều kiện, đến nay, 100% giảng viên giáo dục QP-AN của Nhà trường có trình độ đại học, trong đó gần 30% là thạc sỹ; đội ngũ giảng viên luôn giữ vững và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, là tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo.

Trường Đại học Xây dựng là trung tâm đào tạo nguồn trí thức trẻ trong lĩnh vực xây dựng, có nhiều chuyên ngành đào tạo (xây dựng cầu, đường, sân bay, bến cảng, kho tàng...) liên quan tới QP-AN. Để nhiệm vụ giáo dục QP-AN đạt chất lượng, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng sinh viên, Nhà trường đã coi trọng đổi mới nội dung, chương trình giáo dục QP-ANtrên cơ sở chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành. Tuy chưa thực sự nền nếp, nhưng nhiệm vụ này đã được tiến hành thông qua công tác xây dựng chương trình chi tiết hằng năm, thể hiện trong việc bổ sung, điều chỉnh nội dung, thời gian một số chuyên đề cho phù hợp với từng chuyên ngành đào tạo của Nhà trường. Việc bổ sung, điều chỉnh nội dung các chuyên đề chủ yếu do từng giảng viên nghiên cứu lựa chọn, cập nhật những thông tin mới dưới sự chỉ đạo của Khoa GDQP.

Giáo dục QP-AN là môn học có tính đặc thù cao, lại được tiến hành trong môi trường dân sự, nếu không coi trọng đổi mới hình thức, phương pháp giảng dạy thì chất lượng, hiệu quả giáo dục sẽ hạn chế. Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên còn ngại, thậm chí có biểu hiện “dị ứng” khi tiếp cận với môn học nên một số em chưa đề cao trách nhiệm trong học tập, rèn luyện. Vì vậy, Nhà trường quyết định tổ chức học tập môn học ngay trong năm học đầu với hình thức giảng dạy tập trung theo từng lớp (khóa). Từ ngày đầu học tập, giảng viên đã quán triệt rõ mục đích, yêu cầu, vị trí, nhiệm vụ của môn học cho sinh viên; đồng thời, tăng cường công tác quản lý, rèn luyện trong quá trình học tập. Nhà trường kiên quyết xử lý nghiêm những hiện tượng vi phạm kỷ luật học tập của sinh viên. Mỗi giảng viên lên lớp đều phải thực hiện hai chức năng: trang bị kiến thức và quản lý, rèn luyện đối với sinh viên. Qua đó, giúp các em xác định rõ động cơ học tập, góp phần hình thành tác phong quân sự, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, là cơ sở thuận lợi cho những năm học tập, rèn luyện tiếp theo tại Trường.

Trong giảng dạy, Nhà trường tập trung thực hiện phương pháp giáo dục tích cực, nhằm phát huy khả năng tư duy độc lập, tính sáng tạo của sinh viên và sử dụng một cách hiệu quả các phương tiện công nghệ thông tin phục vụ đắc lực cho giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Việc xây dựng giáo án điện tử với các học phần lý thuyết được giảng viên tiến hành một cách thuần thục, hiệu quả trong nhiều năm qua. Theo đó, lượng thông tin trong bài giảng phong phú hơn, được minh họa bằng hình ảnh, số liệu, sơ đồ, tranh, phim tư liệu, phim giáo khoa; đồng thời, cập nhật được những vấn đề mới, bảo đảm tính thời sự. Qua đó, tạo sự hấp dẫn, hứng thú, giúp sinh viên dễ tiếp thu và cũng là cơ sở để các em nghiên cứu nắm chắc, hiểu sâu hơn những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là về: xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân; các vấn đề về dân tộc, tôn giáo; truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam... Đây là cơ sở quan trọng góp phần xây dựng niềm tin cho sinh viên đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta trong bối cảnh quốc tế, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và những khó khăn, thách thức trong nước; đồng thời, nêu cao tinh thần cảnh giác trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Với các học phần về kỹ năng quân sự (điều lệnh đội ngũ, chiến thuật, băng bó, cứu thương...), Nhà trường thống nhất sinh viên mặc trang phục tương đối thống nhất (áo sơ mi, quần dài, đi giày, đội mũ cứng) đưa các em gần với môi trường quân sự, tạo sự nghiêm túc, thống nhất trong học tập, rèn luyện. Khi lên lớp, giảng viên thực hiện theo 3 bước: làm nhanh - làm chậm, phân chia cử động, phân tích từng động tác và làm tổng hợp. Các em còn được xem phim giáo khoa do các trung tâm GDQP xây dựng và phát hành, như: hành động của từng người trong chiến đấu, gói buộc và sử dụng thuốc nổ, động tác đội ngũ từng người tay không... Trên cơ sở đó, các em vừa nắm được tổng thể, vừa hiểu rõ chi tiết các động tác, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, thục luyện cá nhân và phối hợp trong phân đội. Nhà trường thực hiện đánh giá kết quả môn học giáo dục QP-AN theo đúng quy chế, bảo đảm khách quan, thực chất, công bằng và hạn chế tối đa những tiêu cực.

Cùng với các nội dung trên, Nhà trường luôn quan tâm bảo đảm trang bị, thiết bị dạy học theo quy định. Các loại mô hình, học cụ huấn luyện, như: súng tiểu liên AK, CKC, K44, bia các loại, súng, đạn, lựu đạn cắt bổ và các dụng cụ băng bó, chuyển thương... được Nhà trường mua sắm đầy đủ, đáp ứng lưu lượng sinh viên ngày càng tăng và có lượng dự trữ hợp lý. Hiện nay, 100% giảng đường của Nhà trường được trang bị các phương tiện khá hiện đại, phù hợp với yêu cầu giảng dạy môn học và phục vụ cho việc đổi mới dạy - học theo phương pháp tích cực. Nằm ở trung tâm Thủ đô nên điều kiện xây dựng thao trường, bãi tập khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu huấn luyện chiến thuật, kỹ thuật, vì vậy Nhà trường luôn chú trọng công tác tổ chức, điều hành giảng dạy một cách chặt chẽ, khoa học. Khoa GDQP và Khoa Giáo dục thể chất luôn có sự phối hợp chặt chẽ để sử dụng thao trường, bãi tập đạt hiệu quả cao nhất. Việc kiểm tra bắn súng trước đây được thực hiện trên thiết bị BT95 và laser, những năm gần đây được thay thế bằng thiết bị bắn mô phỏng trên máy tính MBT-03 SH2/GDQP với độ chính xác cao. Công tác nghiên cứu khoa học cũng đạt được nhiều kết quả tích cực; những năm qua, Khoa GDQP đã hoàn thành 20 đề tài khoa học cấp trường và tham gia đề tài cấp Bộ về GDQP để bảo vệ Tổ quốc cho học sinh, sinh viên, được nghiệm thu và vận dụng trong thực tiễn đạt chất lượng tốt. Đội ngũ giảng viên của Khoa đã có nhiều sáng kiến về khai thác, sử dụng và hiệu chỉnh máy bắn BT95, thiết bị laser... phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ dạy - học. Bên cạnh đó, Khoa GDQP còn tổ chức nghiên cứu, biên soạn các giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu, học tập, viết tiểu luận môn học của sinh viên.

Ghi nhận sự phấn đấu liên tục và những kết quả trong công tác giáo dục QP-AN cho thế hệ trẻ, năm 2000, Khoa GDQP được Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Hà Nội tặng Cờ thi đua “Đơn vị 10 năm liên tục đạt danh hiệu Quyết thắng”; và 9 năm liên tục (1998 - 2007) Khoa được công nhận là “Tập thể Lao động xuất sắc cấp Bộ và cấp trường”. Nhiều cán bộ, giảng viên của Nhà trường được Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT khen thưởng.

Đại tá, ThS. TRẦN NGỌC SÁNG

Trưởng Khoa Giáo dục Quốc phòng

TAG

giáo dục QP-QN cho sinh viên

In bài Ý kiến bạn đọc (0) Các tin, bài đã đưa

Huyện Gia Lâm đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng và an ninh 16/12/2024

Hiệu quả giáo dục pháp luật, rèn luyện kỷ luật và bảo đảm an toàn ở Lữ đoàn Công binh 25 09/12/2024

Tỉnh Đồng Tháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng và an ninh 18/11/2024

Lữ đoàn Pháo binh 675 nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật 07/11/2024

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Lữ đoàn Công binh 543 30/10/2024

Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh 07/10/2024

Vùng Cảnh sát biển 3 nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật 09/09/2024

Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội đẩy mạnh đổi mới, phát triển toàn diện 05/09/2024

Tỉnh Sóc Trăng đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng và an ninh 28/08/2024

Sư đoàn 308 nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 26/08/2024

ENGLISH 中文 Đọc tạp chí in Tiêu điểm Hòa Bình đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng và an ninhHòa Bình đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng và an ninhCùng với việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh luôn chú trọng tăng cường quốc phòng và an ninh (QP&AN), trong đó, công tác giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) được Tỉnh hết sức quan tâm,... Tin, bài xem nhiều

Hiệu quả giáo dục pháp luật, rèn luyện kỷ luật và bảo đảm an toàn ở Lữ đoàn Công binh 25

Huyện Gia Lâm đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng và an ninh

mucluc 12/2024
  • tcqp
  • |
  • Những chủ trương công tác lớn
  • |
  • Sự kiện lịch sử
  • |
  • Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
  • |
  • Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
  • |
  • Bình luận - Phê phán
  • |
  • Nghiên cứu - Tìm hiểu
  • |
  • Biển đảo Việt Nam
  • |
  • Tạp chí và Tòa soạn
Giấy phép số 478/GP-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 27/7/2021. Tổng Biên tập: Thiếu tướng, ThS. TẠ QUANG CHUYÊN Phó Tổng Biên tập: Đại tá, ThS. HOÀNG VĂN TRƯỜNG; Đại tá, PGS, TS. NHÂM CAO THÀNH; Đại tá, ThS. NGUYỄN MẠNH TUẤN © 2013 Bản quyền thuộc về Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Bảo lưu mọi quyền Địa chỉ: 38A - Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm - Hà Nội; ĐT: (024)38.457.044; (069)552.364 Fax: (024)37.473.956 - Email: thukytoasoan.qptd@gmail.com Đại diện phía Nam: 161-163, Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP Hồ Chí Minh; Fax: (028) 62.905.671; ĐT: (069) 667.446

Từ khóa » đại Học Xây Dựng Học Quân Sự ở đâu