Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh - Wikipedia

Trường Đại học Y DượcThành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ
Map
217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Thông tin
Tên khácĐại học Y Dược
LoạiĐại học y khoa hệ công lập
Thành lập1947
Websitehttps://ump.edu.vn/
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngPGS.TS.BS. Ngô Quốc Đạt (phụ trách trường)

PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Chinh

PGS.TS.BS. Vương Thị Ngọc Lan

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (YDS; tiếng Anh: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City) một trường đại học đầu ngành y khoa tại Việt Nam, có sứ mạng đào tạo bác sĩ, dược sĩ có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực Đông Nam Bộ. Trường được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm top đầu quốc gia Việt Nam, bên cạnh Trường Đại học Y Hà Nội trực thuộc Bộ Y tế.

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh mang tên gọi chính thức từ năm 2003, nhưng trên thực tế thì Đại học Y Dược là trường đại học, không phải là đại học.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân của cơ sở giáo dục này là Trường Đại học Y khoa Sài Gòn.

Một buổi học tại Đại học Y dược, năm 2020

Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, thường gọi là Y khoa Đại học đường Sài Gòn, được thành lập năm 1947, như một phân hiệu của trường Y khoa Hà Nội. GS. C.Massias được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng phân hiệu này.

Cơ sở đầu tiên của trường Y khoa Sài Gòn tại 28 đường Testard Q3 (nay là đường Võ Văn Tần)

Ngày 31 tháng 8 năm 1961, Y Dược Đại học đường Sài Gòn được phân chia thành Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Dược khoa Đại học đường Sài Gòn. Ngày 12 tháng 8 năm 1962, Ban Nha khoa thuộc Y khoa Đại học đường Sài Gòn trở thành Nha khoa Đại học đường Sài Gòn. Cả 3 trường hoạt động độc lập trong Viện Đại học Sài Gòn.

Khi mới thành lập, trụ sở chính được đặt tại số 28 đường Trần Quý Cáp (nay là đường Võ Văn Tần, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh), gồm một căn nhà 2 tầng dùng làm văn phòng, thư viện, phòng họp giảng viên, và 3 căn nhà ngang dùng làm nơi giảng dạy lý thuyết.

Các phòng thực tập khoa học cơ bản và y học cơ sở nằm rải rác trong Sài Gòn như Cơ thể học Viện (dùng cho sinh viên thực tập giải phẫu học) ở đường Trần Hoàng Quân (nay là đường Nguyễn Chí Thanh), bệnh viện Sài Gòn (dùng cho sinh viên thực tập hóa học), Viện Pasteur (dùng cho sinh viên thực tập vi sinh và ký sinh học). Một cơ sở riêng cạnh bên Cơ thể học Viện được dùng làm nơi thực tập cho các môn sinh lý, cơ thể bệnh lý (giải phẫu bệnh) và mô học. Sinh viên y khoa và dược khoa sử dụng chung trường tại số 28 Trần Quý Cáp cho tới năm 1961 khi Dược khoa Đại học đường được thành lập và đặt trụ sở tại nơi khác tại số 169 đường Công Lý (nay là trụ sở Cung văn hóa thiếu nhi TP Hồ Chí Minh, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa).

Ngày 16 tháng 11 năm 1966, Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Nha khoa Đại học đường Sài Gòn chính thức chuyển về Trung tâm Giáo dục Y khoa trên đường Hồng Bàng, Quận 5. Trung tâm có cơ sở vật chất khá tiện nghi, hiện đại lúc bấy giờ, được sử dụng chung cho 2 trường: Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Nha khoa Đại học đường Sài Gòn, với 1 đại giảng đường 500 chỗ ngồi, 3 giảng đường với mỗi giảng đường có 300 chỗ ngồi, thư viện và đầy đủ các khu y học cơ sở cùng với các phòng thí nghiệm.

Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 426/TTg về một số vấn đề cấp bách trong mạng lưới các trường đại học ở Nam Bộ, tổ chức lại các trường thuộc Viện Đại học Sài Gòn, tất cả gom lại còn 8 trường: Đại học tổng hợp (sáp nhập Văn khoa và Khoa học), Đại học Bách khoa (Kỹ thuật Phú Thọ), Đại học Sư phạm kỹ thuật Thủ Đức (Giáo dục Thủ Đức), Đại học Y Dược (sáp nhập Y khoa, Nha khoa, Dược khoa Đại học đường Sài Gòn), Đại học kinh tế (Luật khoa), Đại học Kiến trúc, Đại học Nông nghiệp, Đại học Sư phạm. Các trường được chuyển về Bộ chủ quản, Viện Đại học Sài Gòn không còn.

Như vậy, đến năm 1976, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở hợp nhất Y khoa Đại học đường Sài Gòn, Dược khoa Đại học đường Sài Gòn, Nha khoa Đại học đường Sài Gòn và trường đào tạo Cán bộ Y tế miền Nam.

Từ quyết định này Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chính thức được thành lập và trở thành tên gọi thân quen trong suốt nhiều năm vừa qua. Từ 3 trường riêng biệt nay với quyết định sáp nhập lại, mỗi trường trở thành một khoa.

Đến năm 1990 lãnh đạo nhà trường đã bàn bạc và thống nhất với Bộ Y tế về việc xây dựng Viện đại học sức khỏe. Từ đó, ngoài 3 khoa Y, Dược, Răng hàm mặt, nhà trường đã xây dựng thêm 4 khoa mới và một bệnh viện đại học:

- Năm 1994: xây dựng khoa khoa học cơ bản, trên cơ sở sáp nhập và tổ chức lại các bộ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh học, Triết học Mác-Lênin, Ngoại ngữ, thể dục thể thao, Quân sự.

- Năm 1998: xây dựng khoa Y học cổ truyền, trên cơ sở sáp nhập bộ môn Đông y và trường Trung học Tuệ Tĩnh 2.

- Năm 1998: xây dựng khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật y học trên cơ sở sáp nhập trường Trung học Kỹ thuật Y tế TW3.

- Năm 1999: xây dựng khoa Y tế công cộng trên cơ sở sáp nhập bộ môn Y tế công cộng với khoa Tổ chức – quản lý y tế của Viện vệ sinh Y tế công cộng.

- Ngày 18/10/2000: Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở phát triển phòng khám đa khoa của trường.

- Ngày 18/06/2003: Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được đổi tên thành Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TP.HCM) theo Quyết định số 2223/QĐ-BYT ngày 18/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế.[1]. Nhưng hiện nay, theo Luật Giáo dục Đại học YD TPHCM thì chỉ là Trường Đại học.

Lãnh đạo Trường

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chủ tịch Hội đồng Trường: GS.TS. Trần Diệp Tuấn (Bí thư Đảng ủy khối cơ sở Bộ Y Tế, Bí thư đảng ủy Nhà trường)
  • Hiệu trưởng trường: PGS.TS. Ngô Quốc Đạt
  • Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Bắc (Giám đốc Bệnh viện Đại Học Y Dược)
  • Phó Hiệu trưởng trường: PGS.TS. Vương Thị Ngọc Lan
  • Phó Hiệu trưởng: PGS.TS. Nguyễn Văn Chinh

Các đơn vị thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Đơn vị thành viên Địa chỉ
Khoa Y 217 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5
Khoa Dược 41-43 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1
Khoa Răng - Hàm - Mặt 652 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5
Khoa Y tế công cộng 159 Hưng Phú, Phường 8, Quận 8
Khoa Y học cổ truyền 221B Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận
Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5
Khoa Khoa học cơ bản 2A Phù Đổng Thiên Vương, Phường 11, Quận 5
Bệnh viện Đại học Y Dược 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5

Đào tạo đại học

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Y đa khoa.
  • Răng hàm mặt.
  • Dược học.
  • Y học cổ truyền.
  • Y học dự phòng.
  • Y tế công cộng.
  • Điều dưỡng.
  • Điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức.
  • Dinh dưỡng.
  • Kỹ thuật phục hình răng.
  • Kỹ thuật xét nghiệm y học.
  • Kỹ thuật hình ảnh y học.
  • Kỹ thuật phục hồi chức năng.
  • Hóa dược.

Đào tạo sau đại học

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thạc sĩ
  • Tiến sĩ
  • Bác sĩ chuyên khoa cấp I
  • Bác sĩ chuyên khoa cấp II
  • Bác sĩ nội trú

Nghiên cứu khoa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng Nghiên cứu Khoa học được thành lập ngày 26 tháng 8 năm 1978 theo quyết định số: 1004 BYT/QĐ của Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.[2]

Thành tựu

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 1975 – 1985:

  • Trong thời kỳ này hoạt động NCKH chủ yếu nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu bệnh Sốt rét vùng Tây Nguyên.
  • Nghiên cứu ra chỉ tơ tằm thay thế cho chỉ khâu phẫu thuật đã lỗi thời.
  • Nghiên cứu ra dầu mù u điều trị phỏng và các loại bệnh nhiễm trùng da khác, đã được dùng để cứu trợ Liên Xô trong trận động đất tại Armênia làm chết 25.000 nghìn người ngày ấy.[2][3]

Giai đoạn 1986 – 1995:

Chế tạo ra thuốc phòng chống sốt rét phù hợp với loại bệnh sốt rét tại Việt Nam.

Nghiên cứu thành công cách trị bệnh thương hàn.

Giai đoạn 1996 đến nay:

Trong giai đoạn này trường đã và đang thực hiện: 11 đề tài cấp Nhà nước, 62 đề tài cấp Bộ, 63 đề tài cấp thành phố và 5029 đề tài cấp cơ sở.[2]

Dự án tương lai

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Y tế đang triển khai xây dựng đề án tham mưu thành lập Đại học Sức khỏe tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, với mô hình ba cấp bao gồm các trường đại học thành viên, với nền tảng nâng cấp từ Trường Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Việc phát triển này sẽ giúp phân cấp trách nhiệm, quản lý, đồng thời sẽ phát huy được nội lực của hai đơn vị đào tạo y khoa mạnh nhất cả nước.

Hiện tại mỗi khoa của Đại học Y Dược có những cơ sở riêng, quy mô tương tương với nhiều cơ sở đang tiến hành đào tạo nhân lực cho ngành y, và sau sẽ được nâng cấp lên thành các trường đại học thành viên, trực thuộc một mô hình viện đại học tổng thể. Trong tương lai, Khoa Y, Khoa Dược,... sẽ được đổi thành Trường Đại học Y, Trường Đại học Dược - Đại học Khoa học Sức khỏe Thành phố Hồ Chí Minh.[4][5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Danh sách trường đại học công lập tại Việt Nam

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Lịch sử phát triển”. Đại học Y Dược TPHCM. 21 tháng 1 năm 2024.
  2. ^ a b c “GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”.[liên kết hỏng]
  3. ^ Thanh Hảo (12 tháng 3 năm 2011). “Các trận động đất lớn trong lịch sử thế giới”. VietNamNet.
  4. ^ Ngọc Thanh (3 tháng 12 năm 2009). “Sắp xây dựng ĐH Sức khỏe tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh”. Dân trí. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
  5. ^ K. Nguyễn (11 tháng 5 năm 2012). “Việt Nam sẽ có Trường Đại học Khoa học Sức khỏe”. Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Website chính thức Lưu trữ 2014-09-09 tại Wayback Machine
Tiền nhiệmViện Đại học Đông Dương(Trường Y khoa Đông Dương) Viện Đại học Hà Nội, Chi nhánh Sài Gòn(Trường Y Sài Gòn)1947 - 1954 Kế nhiệmViện Đại học Quốc gia Việt Nam(Trường Đại học Y Dược khoa Sài Gòn)
Tiền nhiệmViện Đại học Hà Nội, Chi nhánh Sài Gòn(Trường Y Sài Gòn) Viện Đại học Quốc gia Việt Nam(Trường Đại học Y Dược khoa Sài Gòn)1954 - 1957 Kế nhiệmViện Đại học Sài Gòn(Trường Đại học Y Dược khoa Sài Gòn)
Tiền nhiệmViện Đại học Quốc gia Việt Nam(Trường Đại học Y Dược khoa Sài Gòn) Viện Đại học Sài Gòn(Trường Đại học Y Dược khoa Sài Gòn)1957 - 1976 Cùng với: Trường Đại học Y khoa Sài Gòn (1961 - 1976)Trường Đại học Dược khoa Sài Gòn (1961 - 1976)Trường Đại học Nha khoa Sài Gòn (1963 - 1976) Kế nhiệmTrường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tiền nhiệmViện Đại học Sài Gòn(Trường Đại học Y khoa Sài Gòn) Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh1976 - nay
Tiền nhiệmViện Đại học Sài Gòn(Trường Đại học Dược khoa Sài Gòn)
Tiền nhiệmViện Đại học Sài Gòn(Trường Đại học Nha khoa Sài Gòn)
  • x
  • t
  • s
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Y khoa Hà Nội
  • Viện Đại học Đông Dương (Trường Y khoa)
  • Viện Đại học Sài Gòn (Y khoa, Dược khoa, Nha khoa)
  • Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
KhoaY  · Dược  · Răng Hàm Mặt  · Y tế Công cộng  · Y học Cổ truyền  · Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học  · Khoa học Cơ bản
Trung tâmY Sinh học Phân tử  · Giáo dục Y học  · Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn  · Phẫu thuật thực nghiệm  · Kiểm chuẩn Chất lượng Xét nghiệm Y học  · Đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội  · Công nghệ thông tin và Truyền thông  · Hỗ trợ Dự án và Đổi mới sáng tạo
Bệnh việnBệnh viện Đại học Y Dược  · Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai
Tạp chíTạp chí MedPharmRes  · Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bộ Y tế
  • Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Bệnh viện Đại học
Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên
  • Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên
Trường Đại học Y Hà Nội
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Bệnh viện Việt Đức TW
Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Bệnh viện Đại học Y Dược
Học viện Quân y
  • Bệnh viện Quân y 103
  • Viện bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam
  • Bệnh viện Tuệ Tĩnh
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Bệnh viện Trường Đại học Y Hải Phòng
Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
  • Bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Trường Đại học Y Dược Thái Bình
  • Bệnh viện Trường Đại học Y Thái Bình
Trường Đại học Y khoa Vinh
  • Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh
Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
  • Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
Đại học Đà Nẵng
  • Trung tâm Y khoa – Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
  • Trung tâm Thực hành Chẩn đoán Y khoa
Trường Đại học Tây Nguyên
  • Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên
Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Đại học Y Dược
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Trường Đại học Trà Vinh
  • Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh
Trường Đại học Nam Cần Thơ †
  • Bệnh viện Trường Đại học Nam Cần Thơ
Trường Đại học Võ Trường Toản †
  • Bệnh viện Trường Đại học Võ Trường Toản
"Chữ nghiêng" biểu thị (các) bệnh viện liên kết với trường với các văn phòng bộ môn trong khuôn viên bệnh viện; "†" là các trường dân lập, tư thục. "TW" biểu thị bệnh viện tuyến trung ương.
  • x
  • t
  • s
Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam
Đại học quốc gia
  • Hà Nội
  • Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học vùng
  • Huế
  • Đà Nẵng
  • Thái Nguyên
Trường đại học vùng
  • Vinh
  • Cần Thơ
Đại học,Trường đại học, Học viện đầu ngành
Giáo dụcSư phạm Hà Nội  · Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Kinh tếKinh tế Quốc dân  · Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa học sức khỏeY Hà Nội  · Quân y  · Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Kỹ thuậtNông nghiệp Việt Nam  · Bách khoa Hà Nội  · Kỹ thuật Quân sự
Báo chí – Truyền thôngBáo chí và Tuyên truyền
Vận tải – Hậu cầnHàng hải Việt Nam
Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Cơ sở đào tạo, nghiên cứu, xuất bản trực thuộc Bộ Y tế
Trường
  • Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Y Hà Nội
  • Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
  • Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
  • Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
  • Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Trường Đại học Y Dược Thái Bình
  • Trường Đại học Y tế Công cộng
  • Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
  • Viện Chiến lược và Chính sách Y tế
  • Viện Dinh dưỡng
  • Viện Dược liệu
  • Viện Pasteur Nha Trang
  • Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
  • Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
  • Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
  • Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng thành phố Hồ Chí Minh
  • Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
  • Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
  • Viện Vệ sinh y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh
  • Viện Y học Biển
  • Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường
  • Viện Y pháp Trung ương
  • Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương
  • Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương
  • Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Thiết bị Y tế
Viện vàtrung tâm
  • Chiến lược & Chính sách
  • Dinh dưỡng
  • Dược liệu
  • Pasteur Nha Trang
  • Pasteur TP HCM
  • Sốt rét-KST-CT TW
  • Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn
  • Sốt rét-KST-CT TpHCM
  • Vệ sinh dịch tễ TW
  • Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
  • Vệ sinh y tế công cộng TpHCM
  • Y học Biển
  • Y dược học cổ truyền
  • Sức khỏe nghề nghiệp & Môi trường
  • Y pháp TW
  • TT Truyền thông & GD sức khỏe TW
Xuất bản
  • Sức khỏe & Ðời sống
  • TC Y học thực hành
  • TC Dược học
  • NXB Y học
  • Bệnh viện
  • Đào tạo, nghiên cứu & xuất bản
Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề giáo dục này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Trường đại Học Bác Sĩ Tphcm