Trương Gia Bình – Doanh Nhân Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Trương Gia Bình sinh năm 1956, là người con của thành phố “đáng sống” Đà Nẵng. Ông hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) FPT – công ty về công nghệ viễn thông hàng đầu Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu về doanh nhân thành đạt Trương Gia Bình.
- Món quà xứng tầm doanh nhân
- Đỗ Thị Kim Liên
- Trần Đình Long
- Trần Bá Dương
- Doanh nhân Nguyễn Đăng Quang
Mục lục:
- Tóm tắt lý lịch Trương Gia Bình
- Tìm hiểu về doanh nhân Trương Gia Bình
- Đời tư của Trương Gia Bình
- Học vấn và sự nghiệp của vị Chủ tịch HĐQT FPT
- Chia sẻ của Chủ tịch FPT về thành quả đạt được
- Quá trình công tác của ông Trương Gia Bình
Tóm tắt lý lịch ông Trương Gia Bình
– Tên thật | : | Trương Gia Bình |
– Sinh ngày | : | 19/05/1956 |
– Quê quán | : | Đà Nẵng |
– Nơi sống | : | Tây Hồ, Hà Nội |
– Trình độ | : | – Cử nhân Toán, Đại học Tổng hợp Lomonosov, CHLB Nga, năm 1979 – Tiến sĩ Toán Lý, Đại học Tổng hợp Lomonosov, CHLB Nga, năm 1982 – Được phong hàm Phó Giáo Sư năm 1991 tại Việt Nam |
Tìm hiểu về doanh nhân Trương Gia Bình
Ông Trương Gia Bình sinh năm 1956, được biết đến là người sáng lập nên Tập đoàn FPT và hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn.
Ngoài ra, ông còn là Phó giáo sư (năm 1991), Tiến sĩ Toán Lý (năm 1982), trưởng khoa Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng các nhà doanh nghiệp Trẻ Việt Nam (1998-2005), Trưởng ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (2017-nay).
Đời tư của Trương Gia Bình
Ông Trương Gia Bình là con trai của bác sĩ Trương Gia Thọ. Tuy sinh ra tại dải đất miền Trung nhưng từ năm 2 tuổi gia đình ông đã chuyển ra Hà Nội sống.
Ông Bình từng kết hôn với bà Võ Hạnh Phúc – con gái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và có một cô con gái. Sau khi ly dị với bà Phúc, ông Bình đã kết hôn với người vợ thứ hai là Nguyễn Tuyết Mai (Hiện là chủ tịch công ty du lịch Vidotour).
Học vấn và sự nghiệp của vị Chủ tịch HĐQT FPT
Trương Gia Bình từng là học sinh chuyên toán của trường THPT Chu Văn An – Hà Nội. Sau đó, ông thi vào khoa Toán cơ Đại học Tổng hợp Moscow và tốt nghiệp năm 1979. Ông bảo vệ thành công luận án PTS tại Đại học Tổng hợp Moscow năm 1983.
Ông Bình là một người học chuyên toán nhưng lại giỏi văn, mê triết. Có lẽ những tố chất đó giúp ông trở thành một người lãnh đạo thành công như hiện nay. Ham học hỏi giúp ông vận dụng tư duy logic đưa ra những lý lẽ thuyết phục người khác “trong cứng có mềm, trong mềm có cứng”.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Lomonosov, năm 1985 Trương Gia Bình về nước với mong muốn vượt lên nghèo khó, ông Bình kêu gọi một số người bạn cùng chí hướng bắt tay vào hoạt động kinh doanh.
Khởi nghiệp, ông Bình và mọi người thành lập Công ty Công nghệ Thực phẩm (tiền thân Tập đoàn FPT ngày nay) vì ông nghĩ Việt Nam là một nước nông nghiệp phát triển theo hướng này sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, vào năm 1995 nhận thấy sự phát triển và tiềm năng tin học ông Bình quyết định chuyển hướng phát triển mạnh lĩnh vực công nghệ – viễn thông. Đến năm 2002 công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT.
Con đường đi đến thành công của FPT
Trương Gia Bình đã dành nhiều năm tìm tòi nghiên cứu mô hình và cách thức quản lý của các công ty công nghệ hàng đầu ở nước ngoài để áp dụng những điểm phù hợp vào FPT.
Sau 10 năm thành lập và phát triển, FPT được trao Huân chương Lao động hạng hai. Nhưng không ngủ quên trên chiến thắng Trương Gia Bình tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 1999, FPT chuyển sang toàn cầu hóa với việc tham gia xuất khẩu phần mềm.
Đầu năm 2000, FPT là Công ty Tin học đầu tiên đạt chứng chỉ ISO-9001. Năm 2000, triển khai thành công hệ thống kế toán Solomon theo chuẩn ERP quốc tế, hệ FIFA/MIS, FPT trở thành hệ thống thông tin doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam. Năm 2002 doanh số FPT vượt 100 triệu USD. Năm 2003 FPT vươn lên trở thành nhà cung cấp điện thoại di động lớn nhất tại Việt Nam.
Là người luôn chú trọng đào tạo nguồn nhân lực kế thừa, Trương Gia Bình đẩy mạnh thêm một bước về lĩnh vực giáo dục là thành lập Trường Đại học FPT vào năm 2006, nhằm đào tạo kỹ sư trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Hiện nay, Đại học FPT có khoảng 10 nghìn sinh viên, ngoài ra cũng đào tạo cho khoảng 50 ngàn sinh viên trong các hệ thống giáo dục khác.
Năm 2006, Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT chính thức lên sàn chứng khoán, chỉ trong vòng nửa tháng giá cổ phiếu của FPT tăng 46 lần so với mệnh giá ban đầu. Giá trị của công ty trên thị trường tăng 28 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,75 tỷ đôla vào thời điểm đó. Tài sản của đội ngũ lãnh đạo trong FPT cũng nhờ vậy mà tăng lên nhanh chóng.
Năn 2008, FPT chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần FPT và được duy trì cho đến nay, với lĩnh vực hoạt động chính là công nghệ thông tin.
Trương Gia Bình từng được bầu chọn vào Top 10 nhân vật ICT Việt Nam tiêu biểu và Top 10 cá nhân có nhiều đóng góp và ảnh hưởng lớn đến Internet Việt Nam trong 10 năm qua. Ngoài ra ông cũng được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng bằng khen vì có nhiều thành tích trong công tác đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp từ năm 2007 đến năm 2011.
Năm 2009, ông Bình đã chủ động rút khỏi vị trí điều hành nhường lại cho thế hệ trẻ. Nhưng thời gian vừa qua, sau sự kiện ông Trương Đình Anh từ nhiệm chức Tổng Giám đốc FPT, ông Bình một lần nữa đứng ra lèo lái con thuyền FPT.
Trong 8 tháng đầu năm nay, FPT đạt doanh thu gần 15.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.540 tỷ đồng. Trước đó, do biến động thị trường và khó khăn chung của nền kinh tế, tập đoàn đã giảm mục tiêu doanh thu cả năm xuống 26.072 tỷ đồng (dự kiến ban đầu là 31.300 tỷ đồng) và giảm mục tiêu lợi nhuận trước thuế còn 2.547 tỷ đồng (kế hoạch cũ 3.000 tỷ đồng).
Chia sẻ của Chủ tịch FPT về thành quả đạt được
Khi được hỏi về những kinh nghiệp để vượt qua khủng hoảng, ông Trương Gia Bình cho rằng: “Bây giờ phải tìm mọi cách để biến tất cả những tài sản mình có thành tiền, trong lúc khó khăn tiền mặt là vua”.
Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, để biến những khó khăn thành lợi thế, điều quan trọng là các doanh nghiệp cần nhìn thấy những thay đổi đang chuẩn bị diễn ra để nắm bắt cơ hội, đồng thời cũng cần trang bị cho mình những phương pháp kỹ năng mới giúp tận dụng tối đa những thay đổi đó.
Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, trong thời buổi kinh tế khó khăn cần phải nghĩ ra được các hình thức kinh doanh sáng tạo để tạo ra sự khác biệt như thế mới thành công.
Sự kiện ông Trương Gia Bình quay trở lại “ghế nóng” của FPT khiến cố phiếu của FPT “ấm” trở lại sau gần 1 tháng đóng băng. Điều này chứng minh rằng sức nặng của ông Bình tại FPT.
Quá trình công tác của ông Trương Gia Bình
- Năm 1982 : Viện Cơ học, Viện khoa học Việt Nam
- Từ năm 1983 đến năm 1985 : Nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện Toán học Steclov-Viện Hàn lâm Khoa học Xô Viết.
- Từ năm 1988 đến năm 2002 : Tổng Giám đốc Công ty FPT
- Năm 1989 : Nghiên cứu viên tại Viện Max-Plant, Gottinggen, CHLB Đức
- Từ năm 1995 : Chủ nhiệm Khoa Quản trị kinh doanh-HSB, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
- Từ năm 1998 đến năm 2005 : Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam
- Từ năm 2001 : Chủ tịch Hiệp hội phần mềm Việt Nam
- Từ năm 2002 đến năm 2009 : Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT
- Từ năm 2005 đến năm 2008 : Chủ tịch HĐQT Công ty CP Viễn thông FPT
- Từ ngày 26 tháng 09 năm 2012 đến ngày 31 tháng 07 năm 2013 : Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT
- Từ tháng 04 năm 2013 : Thành viên HĐQT Công ty CP Viễn thông FPT
- Năm 2017: Trưởng ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân trực thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính
Từ khóa » Vợ Của Chủ Tịch Fpt
-
Trương Gia Bình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguyễn Tuyết Mai Vợ Trương Gia Bình
-
Doanh Nhân Trương Gia Bình Lấy Vợ Hai, Kien Thuc Kinh Te
-
Trương Gia Bình Võ Nguyên Giáp
-
Trương Gia Bình Ly Hôn - Deha Law - Dịch Vụ Doanh Nghiệp 247
-
Trương Gia Bình Là Ai? Chi Tiết Tiểu Sử Doanh Nhân ... - BStyle.VN
-
Trương Gia Bình Ly Hôn - Nguyễn Tuyết Mai Vợ Pháp Luật Plus
-
Trương Gia Bình Lấy Vợ Hai - Tutukit
-
Những Gia đình Nhiều Tỷ Phú, Siêu Giàu Nhất Việt Nam - Vietnamnet
-
Vợ Hoàng Nam Tiến Là Ai | Hỏi Gì?
-
Trương Gia Bình Lấy Vợ Hai
-
Phó Chủ Tịch FPT Bùi Quang Ngọc Giàu Cỡ Nào? - CafeBiz