Trương Gia Bình – Wikipedia Tiếng Việt

Trương Gia Bình
Sinh19 tháng 5, 1956 (68 tuổi)Nghệ An, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Học vịTiến sĩ
Trường lớp
  • Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội
  • Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva
Nghề nghiệpDoanh nhân
Năm hoạt động1988 - nay
Tổ chứcFPT
Quê quánQuảng Nam - Đà Nẵng, Việt Nam
Chức vịChủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn FPT
Nhiệm kỳ2002 - nay
Giải thưởngGiải thưởng Nikkei Châu Á về Kinh tế và Đổi mới doanh nghiệp năm 2013

Trương Gia Bình (sinh năm 1956) là một doanh nhân Việt Nam,[1][2] Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT.[1] Ngoài ra ông còn là phó giáo sư (1991), tiến sĩ (1982), từng là trưởng khoa Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, chủ tịch hội đồng quản trị Đại học FPT,[3] chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng các nhà doanh nghiệp Trẻ Việt Nam (1998-2005), Trưởng ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (2017-nay).[4][5] Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) (2019 - nay).[6]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trương Gia Bình sinh ngày 19 tháng 5 năm 1956 tại Nghệ An (Nghệ Tĩnh), quê quán Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam - Đà Nẵng. Thời phổ thông, ông là học sinh chuyên toán Chu Văn An Hà Nội. Tốt nghiệp khoa Toán cơ, Đại học Tổng hợp Moscow năm 1979.[1] Bảo vệ thành công luận án PTS tại Đại học Tổng hợp Moscow năm 1983.[1] Được nhà nước phong tặng danh hiệu Phó giáo sư năm 1991.[1] Hiện là Chủ tịch HĐQT của FPT.

Trương Gia Bình cùng nhiều nhà khoa học và kỹ sư khác, trong đó có tiến sĩ Nguyễn Thành Nam là người đã sáng lập nên tập đoàn FPT với số tiền vay mượn từ GS Vũ Đình Cự.[7]

Năm 2013, ông được Tập đoàn truyền thông Nikkei (Nhật Bản) trao giải thưởng Nikkei Asian vì những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam.[8]

Quá trình công tác

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 2019 - nay: Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA).
  • 2018 - 04/2023: Thành viên HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) [9]
  • 2017 - nay: Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; Trưởng ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân trực thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính[5].
  • 2013 - nay: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT
  • 2012 – 2013: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT
  • 2009 – 2012: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT
  • 2002 – 2009: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT
  • 2001 - 3/2021: Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA)
  • 1998  –  2005: Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam
  • 1988 – 2002: Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FPT

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Trương Gia Bình là con trai của bác sĩ Trương Gia Thọ . Nhà ông ban đầu ở 91 Thợ Nhuộm, Hà Nội. Ông sống ở Hà Nội từ năm 2 tuổi.[10][11]

Ông Trương Gia Bình từng là con rể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi kết hôn với bà Võ Hạnh Phúc và có một cô con gái với người vợ này. Sau khi ly dị với bà Phúc, ông Bình đã kết hôn với người vợ thứ hai là Nguyễn Tuyết Mai (Hiện là chủ tịch công ty du lịch Vidotour).[12]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • FPT
  • Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Trường Đại học FPT

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT”. FPT Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2012.
  2. ^ “Cổ phiếu FPT rớt nhanh: Ông Arnet Le gì?”. Tiền phong. ngày 10 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2008.
  3. ^ Hai, Ho (ngày 24 tháng 7 năm 2007). “FPT's Creativity City”. Vietnam Economic News Online. Ministry of Trade, Vietnam. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2008.
  4. ^ PV (ngày 7 tháng 10 năm 2017). “Thành viên Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân có gì đặc biệt?”. CafeF. Trí thức trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2017.
  5. ^ a b Đức Thành (ngày 30 tháng 10 năm 2017). “Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, thêm "quân sư" cho Chính phủ”. Báo Lao Động. Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2017.
  6. ^ “Ông Trương Gia Bình được bầu là Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam”. 29 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2022.
  7. ^ “Hội đồng quản trị FPT”. FPT.vn.
  8. ^ “Ông Trương Gia Bình nhận giải thưởng Nikkei Asia - Nhật Bản”. Dân trí. 24 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2022.
  9. ^ “Ông Trương Gia Bình tham gia Hội đồng quản trị Vietcombank”. Zing News. 27 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2022.
  10. ^ “CEOVN: Trương Gia Bình - FPT”. CEOVN. 10 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2012. [nguồn không đáng tin]
  11. ^ Bùi Quang Ngọc. “Tổng Giám đốc FPT: Trương Gia Bình”. pti.edu.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2013.
  12. ^ “Những gia đình nhiều tỷ phú, siêu giàu nhất Việt Nam”. VietNamNet. 23 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trương Gia Bình và 3 ý tưởng quan trọng nhất cuộc đời Lưu trữ 2011-08-09 tại Wayback Machine VNN
  • Ông Trương Gia Bình: 'Tới Davos để học những doanh nghiệp đỉnh cao' Lưu trữ 2012-06-01 tại Wayback Machine
  • Chữ ký của ông Trương Gia Bình - Chủ tịch tập đoàn FPT

Từ khóa » Võ Hồng Anh Và Trương Gia Bình