Trường Học Viện An Ninh Nhân Dân | KenhTuyenSinh
Có thể bạn quan tâm
Giới thiệu chung
Học viện An ninh nhân dân (tiền thân là Trường Huấn luyện Công an) được thành lập ngày 25 tháng 6 năm 1946 theo Nghị định số 215/NĐ-P2 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Trải qua các giai đoạn cách mạng khác nhau, Trường lần lượt mang các tên gọi: Trường Huấn luyện Công an (1946-1949), Trường Công an trung cấp (1949-1953), Trường Công an Trung ương(1953-1974), Trường Sỹ quan an ninh (1974-1981), Trường Đại học An ninh nhân dân (1981-2001) và từ năm 2001 đến nay là Học viện An ninh nhân dân. Mang nhiều tên gọi khác nhau, song một cái tên đã trở thành danh tiếng, khắc sâu trong tâm trí của các thế hệ cán bộ, giảng viên và học viên - Trường C500.
Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, từ một trường huấn luyện công an, đào tạo nghề, đến nay Học viện An ninh nhân dân trở thành một trong những trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học lớn của cả nước, là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an và đang phấn đấu phát triển thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Quốc gia.
Từ khi thành lập đến nay, Nhà trường đã đào tạo hàng ngàn cán bộ công an tham gia kháng chiến thời kỳ chống Pháp; đào tạo hàng vạn cán bộ công an chi viện cho chiến trường B, C, K; là đơn vị chủ lực đào tạo cán bộ công an tham gia chiến đấu bảo vệ miền Bắc XHCN trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ an ninh quốc gia trong thời kỳ đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập quốc tế. Ngoài đào tạo cho ngành Công an, Học viện cũng đã đào tạo hàng ngàn cán bộ có trình độ cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ cho lực lượng an ninh quân đội, bộ đội biên phòng, lưu học sinh, cán bộ cao cấp Lào, Campuchia...
Hiện nay, Học viện An ninh nhân dân đang đào tạo các trình độ: đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và bồi dưỡng nâng cao. Trong đó, đào tạo đại học theo các ngành: Điều tra trinh sát, Điều tra hình sự, Công nghệ thông tin, Truyền thông và mạng máy tính, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Luật (chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự); Văn bằng 2 XDĐ&CQNN, ngoài ra, Học viện còn đào tạo hệ dân sự các ngành: Luật, Công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu của xã hội; tổng quy mô đào tạo hiện tại của Học viện là trên 12.000 học viên.
Đào tạo sau đại học, hiện tại Học viện đang đào tạo trình độ thạc sĩ ở 03 chuyên ngành Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm; Điều tra trinh sát; Quản lý nhà nước về an ninh trật tự; đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm. Học viện là trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu có uy tín của ngành Công an với 07 nhà giáo Nhân dân, 36 nhà giáo Ưu tú, 11 Giáo sư, 51 Phó Giáo sư, 101 Tiến sĩ và 302 Thạc sĩ. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện đã nghiên cứu hàng ngàn công trình khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở và hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu dạy học ở các trình độ. Với đội ngũ hiện có, Học viện ANND là một trong những đơn vị dẫn đầu về nguồn nhân lực chất lưọng cao trong hệ thống giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành Công an.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Học viện là cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn, an ninh thông tin theo Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 99/QĐ-TTg. Học viện cũng là thành viên thứ 53 của Hiệp hội các trường đào tạo cảnh sát quốc tế (INTERPA).
Ngày 29/6/2015, nhân kỷ niệm 69 năm ngày truyền thống của Nhà trường, Bộ trưởng Bộ Công an đã trao Quyết định số 3969/QĐ-BCA-X11 công nhận Học viện ANND là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an và Học viện đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Quốc gia theo Đề án thành phần số 2 thuộc Đề án 1229.
Các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước tặng
Học viện An ninh nhân dân
Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng, Trường đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương, danh hiệu cao quý:
- Năm 1975, Huân chương Chiến công hạng Nhì;
- Năm 1985, Huân chương Quân công hạng Nhì;
- Năm 1989, Huân chương Độc lập hạng Nhì;
- Năm 1996, Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Quân công hạng Nhì;
- Năm 1998, Huân chương Lao động hạng Nhất của nước CHDCND Lào;
- Năm 2001, Danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới”; Huân chương Chiến công hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Ba;
- Năm 2005, Huân chương Hữu nghị của nước CHDCND Lào;
- Năm 2006, Huân chương Hồ Chí Minh (lần thứ hai);
- Năm 2010, Huân chương Lao động hạng Ba;
- Năm 2011, Huân chương Sao vàng;
- Năm 2015, Danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước”;
- Năm 2016, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của Học viện (25/6/1946 - 25/6/2016), Trường vinh dự được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất.
Hợp tác đào tạo
Trong 70 năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, Học viện An ninh nhân dân đã khẳng định chất lượng đào tạo và thương hiệu của mình. Trường đã tổ chức đào tạo liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước:
- Hợp tác đào tạo với các trường Đại học trong nước: Học viện Quân y 103, Cục bảo vệ An ninh Quân đội, Đoàn 871 - Bộ Quốc Phòng, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Mật mã, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Biên phòng, Trường Hải quan Việt Nam.
- Hợp tác đào tạo với các trường Đại học nước ngoài, các tổ chức Quốc tế: Liên Bang Nga, Học viện Bộ Nội vụ Bungari, Lào, Vương quốc Campuchia, hiệp hội InterPa, Trung Quốc.
Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất hiện tại (cơ sở 1 thuộc Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Hà Nội): Tổng diện tích mặt là gần 14ha với hệ thống các giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, khu giáo dục thể chất, ký túc xá...; các trang thiết bị nghiên cứu và giảng dạy hiện đại, đồng bộ phù hợp với chương trình đào tạo Học viện đang áp dụng, cụ thể: hơn 50 giảng đường, phòng đào tạo từ xa, sân vận động, bể bơi... Thư viện hiện đại với hơn 17.000 đầu sách, cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng thông tin trang bị đồng bộ, có hệ thống phòng đọc, phòng tra cứu Internet. Hệ thống thư viện điện tử với hơn 3.000 đầu sách tài liệu điện tử, nhiều cơ sở dữ liệu giáo trình,tài liệu, máy chủ và máy trạm khai thác dữ liệu trực tuyến trên Internet.
Định hướng phát triển
Trên cơ sở đã được công nhận là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an, Học viện ANND đang tiếp tục phấn đấu để xây dựng Học viện thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia vào năm 2020 với các định hướng phát triển cơ bản sau: Học viện ANND là cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với các ngành đào tạo mũi nhọn là Điều tra trinh sát, Điều tra hình sự, Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Luật hình sự, Tham mưu, chỉ huy bảo vệ an ninh trật tự; đào tạo cán bộ tham mưu, nghiên cứu phát triển các ngành Điều tra trinh sát, Điều tra hình sự, Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Chiến lược, Nghệ thuật bảo vệ an ninh trật tự; quy mô đào tạo 11.500 sinh viên, dự trữ phát triển đến năm 2030 là 14.000 sinh viên; đào tạo hệ dân sự phục vụ công tác bảo vệ an ninh trật tự và đáp ứng nhu cầu xã hội các ngành Luật, Công nghệ thông tin, Giáo dục Quốc phòng - An ninh, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc...
Học viện là trung tâm nghiên cứu khoa học có chất lượng cao, có uy tín trong ngành Công an và trong phạm vi quốc gia; có đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đủ tiềm lực để giải quyết có hiệu quả và tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Công an các vấn đề về bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở tầm chiến lược và sách lược.
Cơ cấu tổ chức bộ máy đồng bộ, hiệu quả theo mô hình trường trọng điểm quốc gia; phấn đấu đội ngũ giảng viên đủ về số lượng theo theo tỷ lệ trung bình 1 giảng viên/ 15 sinh viên; đạt chuẩn về chất lượng theo tỷ lệ 40% giảng viên có trình độ tiến sĩ và 55% có trình độ thạc sĩ; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có 35% đạt trình độ tiến sĩ và 60% thạc sĩ.
Thực hiện các mục tiêu trên, Học viện An ninh nhân dân đang tích cực đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phát triển ngành nghề, tích cực đầu tư cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại để sớm xây dựng Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Ngành, tiến tới trở thành trường trọng điểm quốc gia vào năm 2020; xứng đáng là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu của ngành Công an, có uy tín và danh tiếng trong xã hội, ngang tầm với các trường tiên tiến trong khu vực.
Học viện An ninh nhân dân được tổ chức từ 4 bộ môn, 10 khoa và 3 trung tâm:
- Bộ môn Lí luận Chính trị, Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Bộ môn Tâm lý
- Bộ môn Nghiệp vụ cơ sở
- Bộ môn Quân sự võ thuật, Thể dục thể thao
- Khoa Nghiệp vụ 2
- Khoa Nghiệp vụ 3
- Khoa Nghiệp vụ 4
- Khoa Nghiệp vụ 5
- Khoa Nghiệp vụ 6
- Khoa Nghiệp vụ 7
- Khoa Luật
- Khoa Xây dựng Đảng & Chính quyền nhà nước
- Khoa Ngoại ngữ
- Khoa Công nghệ & An ninh thông tin
- Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học
- Trung tâm Dạy nghề & Đào tạo lái xe
- Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề liên quan An ninh quốc gia
Từ khóa » Tính Chất Của Trường Hvan (ở Hình Sau) Là
-
Tổng Quan Chung Về Học Viện An Ninh Nhân Dân, 75 Năm Xây Dựng ...
-
Học Viện An Ninh Nhân Dân - Kênh Tuyển Sinh
-
Tư Vấn Về Tiêu Chuẩn Xét Tuyển Học Viện An Ninh Nhân Dân
-
Học Viện An Ninh Nhân Dân T31 - Facebook
-
Vành – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cơ (sinh Học) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vị Trí, Cấu Tạo, Chức Năng Của Bàng Quang
-
Các Nguyên Tắc Chung Về Ngộ độc - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Sự Hình Thành Dấu Vân Tay ở Con Người | Vinmec