Trường Hợp đổi Giấy Phép Lái Xe Không Cần Giấy Khám Sức Khỏe

Giấy phép lái xe là giấy tờ bắt buộc đối với những người lái xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ và phải phù hợp với loại xe mà người lái xe điều khiển. Người được cấp giấy phép lái xe phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe để tham dự thi giấy phép lái được tổ chức bởi cơ quan có thẩm quyền. Nếu trong trường hợp người được cấp giấy phép lái xe vì một lý do nào đó mà làm mất muốn được cấp lại giấy phép lái xe thì câng làm như thế nào? Nhận được nhiều câu hỏi về trường hợp đổi giấy phép lái xe không cần giấy khám sức khỏe, Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin pháp lý về những trường hợp đổi giấy phép lái xe không cần giấy khám sức khỏe và việc giấy phép lái hạng A1, điều kiện thi giấy phép lái hạng A1.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

– Thông tư 38/2019/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

1. Trường hợp đổi giấy phép lái xe không cần giấy khám sức khỏe

Giấy phép lái xe hay còn gọi là bằng lái xe là chứng chỉ hoặc là các giấy tờ pháp lý mà cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân vượt qua kỳ thi cấp giấy phép lái xe và pháp luật cho phép cá nhân đó điều khiển phương tiện và tham gia giao thông đường bộ.

Giấy phép lái xe phải được cấp dựa trên độ tuổi, sức khỏe phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào kiểu loại máy, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới thì việc cấp giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn. Đối với xe mô tô, giấy phép lái xe thuộc loại không thời hạn, cụ thể theo điều 59 Luật Giao thông đường bộ hợp nhất 2019

Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017 của Bộ Giao thông vận tải, Người có giấy phép lái xe bị mất nhưng còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới ba tháng thì theo quy định sẽ được xét cấp lại giấy phép lái xe.

“Điều 36: Cấp lại giấy phép lái xe

2. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);

c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;

d) Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).”

Như vậy, Theo quy định trên, thì giấy khám sức khỏe không phải là loại giấy tờ bắt buộc trong thủ tục xin cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3.

Đối với các loại giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không xác định vấn đề thời hạn, người lái xe có thể xin cấp lại giấy phép lái xe trong trường hợp bị mất, hư hỏng. Giấy phép lái xe  được cấp cho người điều khiển xe cơ giới có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau.

Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về phân hạng giấy phép lái xe như sau;

 – Giấy phép lái xe  hạng A1 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

–  Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

– Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

2. Hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe A1 do bị mất gồm: 

+) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;

+) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);

+) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;

+) Bản sao giấy chứng minh, nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài);

Như vậy, khi cấp lại giấy phép lái xe hạng A1 do bị mất thì không cần giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Giao thông vận tải

Lệ phí cấp lại:

+) In trên chất liệu giấy: 30.000 đồng/lần

+) In trên chất liệu nhựa: 135.000 đồng/lần

3. Về thời gian cấp lại giấy phép lái xe do mất:

Căn cứ Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành:

“2. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

d. Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.

6. Thời gian cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới.”

Theo đó, Khoản 3 Điều 35 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành:

“Điều 35. Cấp mới giấy phép lái xe

3. Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.”

Như vậy, sau thời gian 02 tháng, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ nếu không có dấu hiệu phát hiện giấy phép lái xe đang bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ hoặc xử lý thì được cấp lại giấy phép lái xe.

4. Điều kiện thi giấy phép lái xe phải đảm bảo hai điều kiện chính:

Thứ nhất, Về độ tuổi: được quy định tại Điều 60 Luật giao thông đường bộ hợp nhất thì người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; và những người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự.

Thứ hai, Về sức khỏe thì người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì và phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe. Cụ thể: Những người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe như

– Người bị bệnh tâm thần đang trong tình trạng rối loạn tâm thần cấp hoặc rối loạn tâm thần mạn tính không thể tự mình điều khiển được hành vi.

– Người bị bệnh thần kinh mà bị liệt  không thể vận động từ hai chi trở lên.

– Người có thị lực nhìn xa hai mắt: <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính); Nếu còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính); hoặc rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.

– Người có bệnh hoặc vấn đề về cơ- xương- khớp: Nếu bị cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn.

– Người sử dụng thuốc, chất có cồn, ma túy và các chất hướng thần: Sử dụng các chất ma túy; Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, với quy định cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3 thì người muốn cấp lại thì thực hiện việc nộp hồ sơ xin cấp lại mà không cần nộp lại Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định trên đã tạo điều kiện cho các chủ xe khi đổi giấy phép lái xe giảm số lượng hồ sơ khi đi làm thủ tục, đồng thời làm gọn nhẹ hơn thủ tục hành chính.

Từ khóa » Phí Khám Sức Khỏe đổi Giấy Phép Lái Xe