Trường Hợp Nào Di Chúc Không Hợp Pháp?
Có thể bạn quan tâm
Di chúc không hợp pháp trong trường hợp nào?
Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các điều kiện hợp pháp của di chúc. Do đó, nếu không đáp ứng được các điều kiện này thì di chúc của một người có thể bị coi là di chúc không hợp pháp. Cụ thể, các điều kiện để di chúc hợp pháp gồm:
- Tinh thần của người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
- Người lập di chúc không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép khi lập di chúc.
- Điều kiện về nội dung và hình thức của di chúc:
+ Nội dung: Không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và bao gôm các nội dung: Ngày, tháng, năm lập di chúc; họ tên, nơi cư trú của người lập di chúc và người hưởng di sản; di sản và nơi có di sản…
+ Hình thức: Không trái quy định của luật: Có thể bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Di chúc bằng văn bản thì có công chứng hoặc không có công chứng, có người làm chứng hoặc không có người làm chứng; không được viết tắt hoặc ký hiệu; có chữ ký/điểm chỉ của người lập di chúc…
Ngoài ra, với một số đối tượng đặc biệt khác thì để di chúc hợp pháp, cần đáp ứng điều kiện sau đây:
- Người từ đủ 15 tuổi - chưa đủ 18 tuổi: Di chúc phải lập thành văn bản, được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Người bị hạn chế về thể chất/người không biết chữ: Người làm chứng lập di chúc thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, khi không đáp ứng các điều kiện đã liệt kê ở trên thì di chúc của một người sẽ bị coi là di chúc không hợp pháp.
Di chúc không hợp pháp, chia di sản thế nào?
Theo Điều 650 Bộ luật Dân sự, thừa kế theo pháp luật chỉ được áp dụng với một trong các trường hợp gồm không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp…
Do đó, theo quy định này, nếu di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ được chia theo pháp luật theo hàng thừa kế gồm 03 hàng thừa kế nêu tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trong đó, những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Và người ở hàng sau chỉ được hưởng nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước (do đã chết, không có quyền hưởng, bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản).
Trên đây là quy định về: Trường hợp nào di chúc không hợp pháp? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Từ khóa » Di Chúc Không Hợp Lệ
-
Di Chúc Không Hợp Pháp Là Gì? Quy định Về Di Chúc Không Hợp Pháp?
-
Trường Hợp Nào Di Chúc Hợp Pháp Không Có Hiệu Lực? - LuatVietnam
-
05 Bản án Liên Quan đến Di Chúc Không Hợp Pháp
-
Thừa Kế Trong Trường Hợp Di Chúc Không Hợp Pháp
-
Thế Nào Là Di Chúc Không Hợp Pháp? - Luật Sư X
-
Như Thế Nào Là Di Chúc Hợp Pháp được Pháp Luật Công Nhận ?
-
Phân Chia Di Sản Thừa Kế Trong Trường Hợp Di Chúc Không Hợp Lệ ...
-
Điều Kiện để Di Chúc Có Hiệu Lực Pháp Luật - Tư Vấn Luật
-
Di Chúc Hợp Pháp Không Có Công Chứng, Chứng Thực - Tạp Chí Tòa án
-
Di Chúc Không Hợp Pháp, Chia Di Sản Thừa Kế Như Thế Nào? - Luật Sư X
-
Cách Lập Di Chúc Hợp Pháp - Văn Phòng Tư Vấn Luật Thừa Kế
-
Giải Quyết Tranh Chấp Hủy Bỏ Di Chúc - Luật Long Phan
-
Xác định Tính Hợp Pháp Của Di Chúc Bằng Miệng - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
DI CHÚC NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP PHÁP?ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC ...