Trường Hợp Nào được Cẩu Xe Vi Phạm? - PLO
Có thể bạn quan tâm
Song song chiến dịch lập lại trật tự vỉa hè, lòng lề đường, các phương tiện giao thông bị xử phạt vì dừng đỗ sai quy định cũng tăng lên. Đã có không ít trường hợp ô tô vi phạm bị lực lượng chức năng cẩu đi. Sự quyết liệt xử lý vi phạm của cơ quan chức năng là cần thiết, tuy nhiên từ đây trong dư luận cũng xuất hiện những thắc mắc và băn khoăn: Trong trường hợp nào được cẩu và không được cẩu xe, cách hành xử của lực lượng chức năng liệu có đi quá đà so với quy định pháp luật?
Thời gian cẩu xe 15-20 phút?
Trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM về trường hợp nào thì bị cẩu xe, Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền và phổ biến pháp luật, Cục CSGT, Bộ Công an, cho biết việc cẩu xe chỉ được áp dụng khi lực lượng chức năng phát hiện xe vi phạm nhưng chủ xe không có mặt. “Trên thực tế, không có quy định cụ thể chủ xe vắng bao nhiêu lâu thì sẽ cẩu xe. Thông thường CSGT có thể dùng loa thông báo khoảng 15-20 phút, nếu không có chủ xe đến thì phải buộc cưỡng chế. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính là mọi hành vi vi phạm phải bị xử lý nghiêm, không để tiếp diễn”.
Về việc khi đang cẩu mà chủ xe đến, Thượng tá Nhật cho hay luật cũng không quy định về trường hợp này. Nếu lực lượng chức năng linh động thì có thể trả xe cho chủ phương tiện, tuy nhiên người vi phạm vẫn phải trả phí phương tiện cẩu.
Đối với trường hợp người vi phạm không đồng ý cho cẩu vì trong xe có tiền mặt hoặc tài sản giá trị lớn, vị trưởng phòng khẳng định CSGT hoàn toàn có thể đảm bảo được vấn đề này. Theo đó, trước khi tiến hành cẩu xe, lực lượng chức năng phải niêm phong, lập biên bản ghi nhận hiện trạng…; quá trình cẩu phải đảm bảo an toàn, thậm chí là phải trông coi phương tiện. “Trong thời gian cẩu, tạm giữ phương tiện, nếu để xảy hỏng hóc thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ đó phải chịu trách nhiệm bồi hoàn theo quy định pháp luật” - Thượng tá Nhật nhấn mạnh.
Công an tiến hành cẩu xe vi phạm dừng đỗ sai quy định. Ảnh: TUYẾN PHAN
Trước khi cẩu, lực lượng chức năng phải tiến hành niêm phong, ghi nhận hiện trạng phương tiện. Ảnh: TUYẾN PHAN
Luật có thể “du di”
Đồng quan điểm, một cán bộ Phòng CSGT (PC67) Công an TP Hà Nội cũng khẳng định hiện chưa có quy định cụ thể sau thời gian bao lâu thì CSGT sẽ cẩu xe vi phạm. “Thực tế ngay tại thời điểm phát hiện vi phạm và tiến hành kiểm tra, nếu chủ xe không có mặt thì CSGT có thể gọi xe cẩu đến. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể du di tùy vào sự linh động của người có thẩm quyền xử phạt”.
Vị CSGT này cho biết sẽ có hai hình thức cẩu xe, một là dùng xe chuyên dụng của lực lượng CSGT, hai là điều động xe cẩu tư nhân để cẩu phương tiện vi phạm. Đối với hình thức thứ nhất, được áp dụng khi lực lượng CSGT có xe cẩu đi theo, người vi phạm sẽ không phải mất phí. Tuy nhiên, đối với hình thức thứ hai, người vi phạm sẽ phải trả toàn bộ chi phí cho chủ phương tiện cẩu mà CSGT gọi đến.
Trong trường hợp đang cẩu mà chủ phương tiện đến, việc trả lại phương tiện hay không trả sẽ phụ thuộc vào cán bộ CSGT ra quyết định cẩu. Nếu linh động cũng như tránh phiền hà cho chủ xe, cán bộ CSGT có thể trả lại xe và giữ lại giấy tờ. “Có những trường hợp xe đã cẩu và đi được 200-300 m thì chủ chạy đến, CSGT vẫn trả lại xe. Nếu là xe chuyên dụng của CSGT thì không mất phí, còn nếu là xe cẩu ngoài, dù có được trả lại xe thì người vi phạm vẫn phải mất phí” - vị cán bộ PC67 công an tp Hà Nội thông tin.
Đối với vấn đề đảm bảo tài sản của chủ phương tiện vi phạm, lực lượng chức năng phải tiến hành niêm phong trước khi cẩu, biên bản phải có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng. Nếu quá trình cẩu mà gây hỏng hóc thì cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường. “Khi đã niêm phong, CSGT sẽ không quản lý tài sản bên trong, điều này được ghi rõ trong biên bản” - vị này nói.
Luật còn hở Theo giải thích của Cục CSGT, Bộ Công an, việc cẩu xe được áp dụng theo các khoản 1, 5, 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Cụ thể, khoản 1 Điều 125 ghi: Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây: Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt; để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Khoản 5 Điều 125: Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu. Trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến. Khoản 6 Điều 125: Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: Giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện… Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính... Như vậy, so với các tình huống nêu trong bài viết này thì luật hiện hành còn thiếu hoặc quy định chưa rõ ràng. Một hành vi, hai cách xử Chiều 19-3, tại góc đường Trần Hưng Đạo - Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, lực lượng chức năng phát hiện ô tô (của ca sĩ Quách Tuấn Du) đậu trái phép trên vỉa hè nhưng không có tài xế. Lực lượng CSGT lập biên bản, niêm phong chuẩn bị cẩu xe về phường. Sau khoảng năm phút, ca sĩ Quách Tuấn Du tại quán cà phê gần đó chạy ra xin nộp phạt để nhận xe nhưng không được giải quyết. Sau đó ca sĩ này phải đi đóng phạt để lấy xe. Chiều 22-3, trên đường Hải Triều, phường Bến Nghé, quận 1, trong khi lực lượng chức năng niêm phong, chuẩn bị cẩu xe về trụ sở thì chủ ô tô xuất hiện. Đại úy Nguyễn Hồng Kinh, công an khu vực tại phường Bến Nghé, nói với ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1: “UBND TP có chỉ đạo khi chủ phương tiện có mặt, mình không được quyền cẩu xe vi phạm”. Sau đó ông Hải chỉ đạo lực lượng chức năng tháo niêm phong, lập biên bản xử lý hành chính chủ phương tiện và không cẩu xe. |
Từ khóa » Tiền Cẩu Xe Vi Phạm
-
CSGT được Cẩu Kéo ô Tô Vi Phạm Khi Vắng Chủ Phương Tiện Không?
-
Cảnh Sát Giao Thông được Cẩu, Kéo Xe Vi Phạm Trong Trường Hợp Nào?
-
Chủ Phương Tiện Vi Phạm Có được Mặc Cả Phí Cẩu, Kéo Xe Không?
-
CSGT Có được Cẩu Xe Khi Chủ Xe Vắng Mặt? - Hànộimới
-
CSGT Có được Cẩu Kéo ôtô Vi Phạm Khi Vắng Tài Xế? - Zing News
-
CSGT Gọi Xe Cẩu đưa Về Nơi Tạm Giữ, Chủ Xe Vi Phạm Phải Trả Phí 18 ...
-
Khi Nào Cảnh Sát Giao Thông được Niêm Phong Cẩu ô Tô Vi Phạm Luật?
-
Ban Hành Quy định Về Giá Cẩu, Kéo Xe Vi Phạm | Pháp Luật Giao Thông
-
Thực Hư Thông Tin: Cẩu Xe Vi Phạm đi 10 Km Phải Trả Phí 18 Triệu
-
Khi Nào CSGT Cẩu Xe, Không Dán Thông Báo Phạt Nguội?
-
Quy định Về Tạm Giữ Xe Vi Phạm Giao Thông ? Thời ... - Luật Minh Khuê
-
Chi Phí Phải Trả Khi Bị Tạm Giữ Phương Tiện Vi Phạm Luật Giao Thông?