Trường Mầm Non Cẩm Tú

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động: Nhận biết tập nói

Đề tài : Củ cà rốt

I. MC ĐÍCH YÊU CU

- Cháu nhận biết được tên, hình dạng to – nhỏ của củ cà rốt.

- Cháu trả lời được các câu hỏi: Cái gì đây? Củ cà rốt nào to hơn? Nhỏ hơn?

- Biết đọc vuốt đuôi theo bài thơ củ cà rốt. Nói được các từ: củ cà rốt, cà rốt to, nhỏ.

- Hiểu và thực hiện được một số yêu cầu của cô.

- Tích cực tham gia các hoạt động cùng cô.

II. CHUẨN BỊ.

- 2 củ cà rốt thật ( củ to-củ nhỏ)

- Cà rốt to nhỏ cho từng trẻ

- Bìa gắn cà rốt to- nhỏ cho từng trẻ.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

1. Hoạt động mở đầu:

  • Chơi trò chơi: Con thỏ gật gật
  • Đưa cà rốt ra và hỏi: củ gì đây? Ai lên đây lấy củ cà rốt cho cô? ( trẻ lên tìm và lấy cà rốt)

2. Hoạt động trọng tâm:

a) Hoạt động 1: Nhận Biết Cà Rốt

  • Con nhìn và chỉ cho cô củ cà rốt nào to hơn ( nhỏ hơn)
  • Cô mang đến cho từng trẻ cầm, sờ, nói so sánh cà rốt to, nhỏ.

b) Hoạt động 2: Bé Chơi Với Cà Rốt

- Tình huống thỏ đến chơi.

- Bây giờ các con sẽ tặng cà rốt cho thỏ: cô phát cho mỗi trẻ một củ to một củ nhỏ và yêu cầu trẻ chọn cà rốt to tặng bạn thỏ to, cà rốt nhỏ tặng thỏ.

- Thỏ cảm ơn và mơi các bé đọc thơ cùng thỏ.

- Hôm nay cô thây các bé rất ngoan cô cho các con chơi một trò hơi nhé. Cô tặng cho mỗi bạn một chiếc khuôn có hình củ cà rốt. các con sẽ tìm và gắn củ cà rốt vừa với khuôn nhé.

- Trẻ thực hiện cô quan sát và hỏi trẻ về hình dạng to nhỏ của cà rốt.

3. Kết thúc hoạt động:

- Cô và trẻ cùng vận động theo nhạc bài “ Trời nắng, trời mưa”

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC

Lĩnh vực: Phát triển tình cảm – Kỹ năng – Xã hội và thẩm mỹ

Đề tài: Dạy trẻ kỹ năng cảm ơn

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Trẻ biết cảm ơn người khác khi được giúp đỡ hoặc cho quà

- Trẻ biết đứng thẳng, khoanh tay trước ngực nói cảm ơn

- Trẻ ngoan biết vâng lời người lớn, biết cảm ơn khi có người giúp đỡ

II. CHUẨN BỊ

- Nhạc chủ đề

- Mũ múa

III. CÁCH TIẾN HÀNH

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Mở đầu hoạt động

Cô gọi trẻ lại gần giới thiệu chào khách

2. Hoạt động trọng tâm

Lắng nghe, lắng nghe: Huuu, huuuu…mẹ ơi! Mẹ ơi!

C« hái trÎ tiÕng ai khãc nhØ

a) Hoạt động 1: Cô kể truyện: “Thá con kh«ng v©ng lêi” C©u: “Con xin lçi mÑ ¹” cho trÎ nãi theo

Cô vừa kể chuyện gì?

- Thỏ con đi chơi xa bị làm sao? Ai dắt thỏ con về nhà?

- Thỏ con cảm ơn bác gấu thế nào?

- Về nhà thỏ con xin lỗi mẹ thế nào nhỉ

Đúng rồi bạn thỏ không vâng lời mẹ đi chơi xa bị lạc đường may mà bác gấu dắt thỏ về nhà với mẹ, bạn thỏ đã cảm ơn bác gấu và xin lỗi mẹ của mình đấy. Nếu được người khác giúp đỡ hoặc cho quà các con phải làm gì?

b) Hoạt động 2: Dạy bé kỹ năng cảm ơn

Các con ạ khi được người khác giúp đỡ hay cho quà thì chúng mình phải đứng thẳng khoanh tay trước ngực tươi cười nói cảm ơn các con nhớ chưa nào.

Hôm nay cô dạy các con biết chào hỏi mọi người nhé

- Cô làm mẫu: Một cô giáo đóng giả bác gấu đem một giỏ cà rốt đến tặng gđ bạn thỏ. Cô là thỏ mẹ ra nhận quà và cảm ơn bác gấu (Cháu cảm ơn bác gấu ạ).

- Thỏ mẹ nói: Bác gấu tặng nhà mình rất nhiều cà rốt bây giờ mẹ tặng cho các con nhé!

- Cô đến từng trẻ tặng cà rốt (Trẻ đứng dậy xin và nói “Con cảm ơn mẹ ạ”)

c) Hoạt động 3: Trò chơi

Cách chơi: Tặng quà cho bạn thỏ: Cả lớp đi vòng tròn theo nhạc: “Mừng giáng sinh” đi vòng quanh xếp cà rốt lên bàn tặng bạn thỏ con.

3. Kết thúc hoạt động : Các con vừa được học gì nhỉ. Hôm nay cô dạy chúng mình cảm ơn người khác khi được giúp đỡ, được tặng quà đấy các con nhớ nói lời cảm ơn mỗi khi được giúp đỡ nhé

3

- Trẻ khoanh tay chào các cô

-Trẻ trả lời

- Trẻ nói bạn thỏ ạ

- Trẻ lắng nghe cô kể

- Bác Gấu ạ

- Cháu cảm ơn bác ạ

- Con xin lỗi mẹ ạ

Trẻ quan sát và lắng nghe cô.

- Cho trẻ về ghế ngồi

-Trẻ lắng nghe cô và quan sát cô

- Mỗi trẻ nhận một củ cà rốt và nói: “Con cảm ơn mẹ”

Trẻ đem cà rốt xếp lên bàn

Trẻ nhận quà cảm ơn ô già Noen

Trẻ lắng nghe cô nói

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động : Làm quen văn học

Đề tài: Chuyện cây táo

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Trẻ biết tên chuyện, tên các nhân vật trong chuyện, hiểu được nội dung câu chuyện: cây lớn lên nhờ có đất, nước, ánh sáng và người chăm sóc.

- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ rang, mạch lạc, biết bắt chước một số động tác mô phỏng sự lớn lên của cây qua trò chơi.

- Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện, tích cực tham gia trò chơi.Trẻ biết bảo vệ và chăm sóc cây.

II.CHUẨN BỊ

Đồ dùng:

Ti vi, đầu đĩa hình, băng hình quay cảnh vườn táo thật; một số cây quả nhựa: đào, mận, lê; chậu cảnh trồng cây táo thật; que chỉ; nhân vật; tranh truyện; mũ hình lá, quả, hoa để trẻ đội khi chơi trò chơi.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

  1. Hoạt động mở đầu

Cô trò chuyện với trẻ về thời tiết: Trời đã sang đông nên rất lạnh, các con đi học phải mặt quần áo ấm, đội mũ, khăn kẻo bị ốm, cảm lạnh.

  • Có nhiều loại quả ra trái về mùa đông: Táo, lê, cam, quýt, đào, mận.
  • Cô cho trẻ đi thăm vườn cây.
  • Cô giới thiệu một số cây ăn quả - trong đó cây táo có rất nhiều quả.
  • Cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: cây gì? Cây táo có rất nhiều quả.
  • Cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: cây gì? Cây táo.

Cây táo có gì? (Thân, lá, quả)

- Cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện cây táo.

2. Hoạt động trọng tâm

HĐ 1: Kể chuyện

+ Cô kể lần1: Kể diễn cảm kết hợp cho trẻ xem băng hình về vườn táo, hình ảnh cây táo, hoa đào, ông trồng cây, bé tưới nước cho cây, bé chìa vạt áo ra hứng táo chín.

+ Cô kể lần 2: Kể tóm tắt câu chuyện và cho trẻ xem tranh truyện cây táo.

- Đàm thoại: Ông đang làm gì? (trồng cây); bé đang làm gì? (tưới nước cho cây); trời mưa: Đang tưới nước cho cây; mặt trời: Đang sưởi nắng cho cây.

Con gì xuất hiện? (Gà trống) gà trống nói với cây thế nào? (Cây ơi cây lớn mau) Bướm nói gì với cây? (cây ơi cây lớn mau).

Ông, bé, gà, bướm mong cây thế nào? (Cây ơi cây lớn mau).

Nghe lời ông, bé, gà và đàn bướm, cây đã cho những trái chín vàng, rơi vào lòng bé.

+ Cô kể lần 3: Kết hợp sử dụng sa bàn cát:

Mưa phùn bay, hoa đào nở và các loài hoa đang khoe sắc đón nắng xuân về.

Ai đã trồng cây táo (cô gắn nhân vật ông và cây táo).

Ai đã tưới nước cho cây (cô gắn em bé).

Mưa tưới nước cho cây (cô kéo các mảng mây ra).

Mặt trời sưởi nắng cho cây ( cô kéo hình mặt trời ra).

Tiếng nói của gà trống: Cây ơi cây lớn mau (cô gắn gà trống) thế là những chiếc lá non bật ra, cô mở những chiếc lá trên cây.

Tiếng nói của bướm: Cây ơi cây lớn mau ( cô treo những chùm quả táo vào thân cây). Quả gì đã hiện ra?

+ Cô kể lần 4: Vừa kể vừa cho trẻ gọi tên nhân vật, cho trẻ lên lấy nhân vật cắm xuống sa bàn cát theo tình tiết câu chuện.

- Giáo dục trẻ: Cây ra hoa, kết trái là nhờ có đất, nước, ánh sáng và có sự chăm sóc của bàn tay con người. Muốn cây có nhiều quả chúng ta phải biết bảo vệ và chăm sóc cây. Khi ăn táo các con nhớ rửa sạch, bỏ hạt.

HĐ 2: Trò chơi: Gieo hạt nảy mầm

- Cô cho trẻ tự lấy mũ hình lá, hoa, quả đội lên đầu.

- Trẻ bắt chước động tác và nói theo: xới đất, gieo hạt, nảy mầm.

1 nụ - 2 nụ; 1 hoa- 2 hoa; 1 quả- 2 quả.

Gió thổi – cây nghiêng, lá rụng – nhiều lá. Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.

3. Kết thúc hoạt động : Cô khen động viên trẻ.

CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH:

VĐCB : “Đi theo đ­ường ngoằn ngoèo”

TCVĐ : “Gieo hạt”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Trẻ đi đúng trong đư­ờng ngoằn ngoèo, không chạm ra ngoài vạch.

- Luyện kỹ năng khéo léo của đôi chân, phát triển khả năng định hư­ớng cho trẻ.

- Rèn nề nếp trong khi tập luyện cho trẻ.

- Giáo dục trẻ luôn siêng năng luyện tập thể dục để có cơ thể khoẻ mạnh.

II. CHUẨN BỊ:

- Sân tập rộng rãi, thoáng mát.

- Trang phục của trẻ gọn gàng.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

Nội dung

Hoạt động của cô:

Hoạt động của trẻ:

Ôn định

Nội dung chính

Hồi tĩnh

- Trò chuyện cùng trẻ về các loại rau.

* Khởi động: Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó đứng thành hàng ngang.

* Trọng động: Tập các động tác: Theo lời bài hát “Em yêu cây xanh”

- Thực hiện mỗi động tác 2 lầnx 2 nhịp.

* VĐCB: “Đi theo đư­ờng ngoằn ngoèo”

- Có một v­ườn rau bị gà đang vào phá, mà đường đến v­ườn rau lại rất ngoằn ngoèo khó đi bây giờ chúng ta hãy đi vào vư­ờn rau đuổi gà nào.

- Cô làm mẫu lần 1.

- Cô làm mẫu lần 2 (Giải thích ĐT)

+Cô đi đúng đư­ờng, không cúi đầu, không đi chệch ra ngoài, sau đó cô đi về đứng cuối hàng

* Trẻ thực hiện.

- Cho 2-3 trẻ khá lên thực hiện.

- Cả lớp cùng đi theo đ­ường ngoằn nghèo.

- Cho trẻ đi theo tổ, nhóm.

- Cá nhân thực hiện.

* TCVĐ: Gieo hạt

- Cô h­ướng dẫn cách chơi cho trẻ.

- Cô cùng chơi với trẻ 2-3 lần.

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân 1- 2 vòng.

- Trẻ trò chuyện cùng cô

- Trẻ đi kết hợp các kiểu chân

- Trẻ tập theo cô các động tác theo lời bài hát

- Trẻ lắng nghe.

Trẻ chú ý quan sát

  • Trẻ chú ý lắng nghe và
  • quan sát

- 2 trẻ khá lên thực hiện

- Cả lớp thực hiện

- Tổ, nhóm,cá nhân thực hiện

- Trẻ chơi trò chơi

Trẻ dạo quang sân 1-2 vòng

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động : GD Âm Nhạc

Đề Tài: Dạy Hát “ quả gì?”

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Trẻ nhớ tên bài hát "Quả". Trẻ biết hát theo cô bài hát "Quả".

- Rèn kỹ năng hát rõ lời và hát đúng giai điệu bài hát.

- Giáo dục trẻ: khế là loại quả có nhiều vitamin giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào vì thế các con nhớ ăn canh khế.

II. CHUẨN BỊ - Nhạc không lời bài hát “Quả”.

- Nhạc chơi trò chơi.

- Mũ quả khế.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

a.Hoạt động 1: Bé cùng chơi

- Cô có món quà tặng các bạn

- Cho trẻ lên mở quà, quan sát quả khế và hỏi trẻ:

+ Cô có quả gì đây? (Quả khế)

- Cho trẻ nếm quả khế và hỏi trẻ:

+ Quả khế này như thế nào?

- Cho trẻ cùng làm khuôn mặt ăn khế chua.

- Cô cũng có hát bài về quả khế do nhạc sĩ Xanh Xanh sáng tác đó là bài “Quả”

b. Hoạt động 2: Dạy hát “Quả”

- Cô hát hát lần 1

- Hỏi trẻ: Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?

- Cô hát lần 2 kết hợp nhạc.

* Đàm thoại:

- Các con vừa hát xong bài hát gì?

- Bài hát nói về quả gì?

- Quả khế chua dùng để làm gì?

- Giáo dục trẻ: khế là loại quả có nhiều vitamin giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào vì thế các con nhớ ăn canh khế nhé!.

- Cho cả lớp hát cùng cô 2-3 lần.

- Cả lớp, cá nhân nhắc lại tên bài hát.

- Cho trẻ hát dưới nhiều hình thức khác nhau: nhóm, cá nhân. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. Động viên, khuyến khích trẻ.

- Cho trẻ hát và làm điệu bộ cùng cô.

c. Hoạt động 3: TCÂN “Nhún theo điệu nhạc”

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

+ Cách chơi: Cô mở nhạc cho trẻ nghe, trẻ lắc lư theo điệu nhạc, khi nhạc nhẹ thì trẻ lắc lư nhẹ, khi nhạc nhanh thì trẻ lắc lư nhanh,.

- Cho trẻ nhắc lại cách chơi.

- Cô khái quát lại.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.

3. Kết thúc hoạt động

cho trẻ hát kết hợp nhạc bài “Quả”.

Từ khóa » Giáo An Bài Hát Củ Cà Rốt