Trường Mầm Non được Nhận Trẻ Từ Mấy Tháng Tuổi? Trẻ Mầm Non Có ...
Có thể bạn quan tâm
- Độ tuổi cho trẻ đi mầm non là bao nhiêu?
- Đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ mầm non được quy định như thế nào?
- Trẻ mầm non có bắt buộc phải mua bảo hiểm thân thể không?
- Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non được quy định như thế nào?
- Tính an toàn của đồ chơi sử dụng trong các trường mầm non phải đảm bảo yêu cầu nào?
Độ tuổi cho trẻ đi mầm non là bao nhiêu?
Theo Điều 32 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi và sức khỏe của trẻ em mầm non như sau:
"1. Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi được nhận vào trường mầm non.
2. Trẻ em khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 03 tuổi."
Như vậy, độ tuổi để trẻ đi mầm non là từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
Độ tuổi cho trẻ đi mầm non
Đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ mầm non được quy định như thế nào?
Theo Điều 17 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻ mầm non như sau:
"1. Đồ dùng, đồ chơi, học liệu được sử dụng trong nhà trường theo quy định và phù hợp mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non, văn hóa, điều kiện của địa phương và khả năng, nhu cầu của trẻ em.
2. Nhà trường được lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, học liệu để sử dụng theo quy định.
3. Tài liệu hướng dẫn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật học hòa nhập theo quy định về giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật."
Như vậy, đồ dùng, tài liệu, đồ chơi cho trẻ mầm non phải tuân theo quy định của pháp luật và phù hợp với chương trình giáo dục mầm non.
Trẻ mầm non có bắt buộc phải mua bảo hiểm thân thể không?
Căn cứ Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định như sau:
Bảo hiểm bắt buộc
1. Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.
2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
b) Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
c) Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
d) Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều này.
Cũng theo quy định của Luật này và quy định nêu trên thì bảo hiểm thân thể là loại bảo hiểm tự nguyện, không phải là bảo hiểm bắt buộc. Vì vậy, đối với học sinh mầm non không bắt buộc mua bảo hiểm thân thể.
Trước đây, theo Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về bảo hiểm bắt buộc như sau:
Bảo hiểm bắt buộc
1. Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.
2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
d) Bảo hiểm cháy, nổ.
3. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình ủy ban thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.
Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non được quy định như thế nào?
Theo Điều 18 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non như sau:
"1. Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe thực hiện theo quy định của Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và quy định về công tác y tế trường học.
2. Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em khuyết tật học hòa nhập được thực hiện theo quy định về giáo dục hoà nhập trẻ em khuyết tật."
Như vậy, hoạt động động nuôi dưỡng và chăm sóc cho trẻ mầm non được thực hiện theo quy định của Chương trình giáo dục mầm non.
Tính an toàn của đồ chơi sử dụng trong các trường mầm non phải đảm bảo yêu cầu nào?
Theo Điều 11 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định về quy trình lựa chọn đồ chơi, học liệu trong các trường mầm non như sau:
(1) Các cơ sở giáo dục mầm non căn cứ vào yêu cầu, nguyên tắc lựa chọn đồ chơi, học liệu; kế hoạch thực hiện năm học; kế hoạch thực hiện chuyên đề hàng năm; thực tiễn các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, tiến hành rà soát, phân loại đồ chơi, học liệu hiện có. Trên cơ sở danh mục đồ chơi, học liệu do giáo viên và cán bộ quản lý đề xuất, người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tổ chức Hội đồng lựa chọn đồ chơi, học liệu. Danh mục đồ chơi, học liệu được đề xuất lựa chọn có chữ ký của tổ/nhóm trưởng chuyên môn và đại diện giáo viên các nhóm/lớp.
(2) Hội đồng tổ chức họp, thảo luận, đánh giá đồ chơi, học liệu trên cơ sở danh mục đồ chơi, học liệu được đề xuất. Danh mục đồ chơi, học liệu được lựa chọn phải đạt trên 1/2 (một phần hai) số thành viên Hội đồng tán thành lựa chọn. Hội đồng tổng hợp kết quả lựa chọn đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non thành biên bản, có chữ ký của các thành viên trong Hội đồng.
(3) Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non danh mục đồ chơi, học liệu đã được Hội đồng lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non.
(4) Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non phê duyệt danh mục đồ chơi, học liệu được sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non; lập kế hoạch mua sắm, đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên; tự làm đồ chơi, học liệu.
Do đó, đồ chơi được sử dụng trong trường mầm non phải đáp ứng quy trình như đã nêu trên.
Như vậy, độ tuổi cho trẻ mầm non đi học là từ 3 tháng tuổi, trường hợp trẻ được 7 tháng tuổi là đủ điều kiện về độ tuổi để đi học mầm non. Bảo hiểm thân thể không nằm trong danh sách bảo hiểm bắt buộc nên đối với học sinh mầm non không bắt buộc mua bảo hiểm thân thể.
Từ khóa » độ Tuổi Trường Mẫu Giáo
-
Quy định độ Tuổi đi Nhà Trẻ để Tạo điều Kiện Tốt Cho Việc Chăm Sóc ...
-
Quy định Mới Nhất Về độ Tuổi đi Học Nhà Trẻ Và Mẫu Giáo
-
Lớp Lá Mấy Tuổi? Quy định Tuổi đi Mẫu Giáo Nhằm Mục đích Gì?
-
Mẫu Giáo Là Bé Mấy Tuổi? Trẻ Mấy Tuổi Đi Học Mẫu Giáo NÊN XEM
-
Nên Cho Con đi Học Mẫu Giáo Lúc Mấy Tuổi?
-
Quy Định Mới Nhất Về Độ Tuổi Nhà Trẻ Và Mẫu Giáo Dục Trẻ, Nhà ...
-
Kinh Ngạc Với độ Tuổi Trẻ Bắt đầu đi Mẫu Giáo ở Các Nước Có Nền ...
-
Mỗi Lớp Mẫu Giáo được Nhận Tối đa Bao Nhiêu Trẻ? - LuatVietnam
-
MẪU GIÁO LÀ MẤY TUỔI? - TOMI HAPPY
-
Lớp Mẫu Giáo được Nhận Trẻ Từ Mấy Tuổi? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Các Trường Mầm Non Có Nghĩa Vụ Nhận Trẻ Từ 3 Tháng đến 6 Tuổi
-
Lớp Mẫu Giáo được Nhận Trẻ Em Có độ Tuổi Nào? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Trường Mẫu Giáo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bộ GD-ĐT Vẫn Giữ Quy định Nhận Trẻ Từ 3 Tháng Tuổi?