Trường PTDTNT Tỉnh Kon Tum Thực Hiện Nhiều Giải Pháp Nâng Cao ...

Năm học 2019-2020, nhà trường có tổng số có 69 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, 100% CBQL, GV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục và chăm sóc 454 học sinh các dân tộc thiểu số, gồm các dân tộc Xơ Đăng, Gié Triêng, Gia Rai, Ba Na, Hrê, Tày, Thái, Mường, Dao, Khmer và 2 dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc Brâu và dân tộc Rơ Măm. Đa số học sinh của nhà trường đều ngoan ngoãn, lễ phép, có ý thức vượt khó vươn lên tronghọc tập, rèn luyện và sinh hoạt trong môi trường nội trú. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tưvới tổng diện tích 37.687,1m2 gồm 36 phòng học, khu thí nghiệm, thực hành 04 tầng với 02 phòng máy tính, 04 phòng học bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, thư viện khang trang, trang bị đủ sách, báo, tạp chí, máy tính, 02 khu ký túc xá 04 tầng với 96 phòng ở và vệ sinh khép kín đảm bảo việc nuôi dạy học sinh.

Toàn cảnh Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum

Hằng năm, nhà trường thực hiện kết hợp xét tuyển và thi tuyểnđối vớinhững học sinh DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh,tuyển thẳng đối với học sinh dân tộc rất ít người (Brâu, Rơ Măm) theo quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP.

Trình độ HS không đồng đều, đặc biệt chất lượng đầu vào của học sinh dân tộc thiểu số rất ít người thấp, nhận thức của HS DTTS trong nhà trường về môi trường sống, nếp sống, sinh hoạt tập thể còn chậm, việc phối kết hợp giữa gia đình - nhà trường trong việc giáo dục học sinh gặp nhiều khó khăn do phần lớn phụ huynh học sinh vẫn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại nhà trường.

Để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số, trường PTDTNT Tỉnh Kon Tum đã thực hiện nhiều giải pháp đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS. Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề; ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học; dạy học phân hoá phù hợp các đối tượng HS, chỉ đạo các tổ chuyên môn,  giáo viên bộ môn rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung đối với những nội dung dạy học trong chương trình theo quy chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh theo khung thời gian 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần), đảm bảo thời gian kết thúc học kỳ I, kết thúc năm học thống nhất, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm và kiểm tra định kỳ.Chỉ đạo các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, xây dựng chủ đề dạy học liên môn, các nội dung dạy học lồng ghép, nội dung giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống trong các môn học, hoạt động giáo dục được thể hiện trong từng bộ môn như: Văn, Sử, Địa, GDCD, Sinh, Lí, Hóa... phù hợp với đối tượng HS DTTS. Thực hiện đúng số tiết của mỗi chương, số tiết dạy các bài thực hành, thí nghiệm, bảo đảm thời lượng và số lần kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ các môn học. Duy trì tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tăng cường công tác bồi dưỡng HS khá, giỏi; phụ đạo HS yếu kém, đối với HS 12 nhà trường sắp xếp các lớp theo khối thi, bài thi phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của các em. Phân công GV bộ môn giúp đỡ đối với HS yếu kém để bổ sung những kiến thức cơ bản tối thiểu, giúp cho các em tự tin hơn trong quá trình học tập. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc. Tích cực tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số ở địa phương.

      Với những giải pháp được thực hiện đồng bộ, chất lượng giáo dục của nhà trường không ngừng được nâng lên theo từng năm học. Tỷ lệ học sinh đạt học lực khá giỏi trung bình hàng năm là 62%, tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt, khá là 94,5%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt hơn 95%.

Thực hiện chương trình công tác năm 2020, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đến thăm, làm việc và kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc của nhà trường. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, khuôn viên nhà trường xanh, sạch, đẹp, thầy cô giáo tâm huyết và học trò tự tin, lễ phép, đó là cảm nhận chung của các thành viên trong đoàn. Chia sẻ với đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thầy giáo Hồ Thân Em, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường nói về những định hướng trong thời gian tới để làm tốt công tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số: “Trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó trọng tâm là đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt - Nuôi dưỡng tốt”.Ngoài việc tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, giáo viên coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS tự học ban đêm, tự học ở ký túc xá. Nhà trường thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách cho học sinh, huy động nguồn học bổng từ các nhà tài trợ của Hội khuyến học tỉnh, công ty xổ số và các ngân hàng trên địa bàn nhằm động viên HS vượt khó vươn lên trong học tập, quan tâm đặc biệt đối với học sinh dân tộc Rơ Măm và dân tộc Brâu”.

Với sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cùng với tâm huyết của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường đã xây dựng trường PTDTNT Tỉnh Kon Tum trở thành trường Chuẩn quốc gia và là địa chỉ tin cậy của học sinh người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Từ khóa » Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Tỉnh Kon Tum