Truyện Cậu Bé Tích Chu - Bài Học đắt Giá Cho Sự Quan Tâm

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhất là những câu chuyện Cổ tích phong phú đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, dạy cho chúng ta những bài học đạo đức quý báu. Mỗi câu chuyện cổ tích bà kể, mẹ kể hay chúng ta được học hay tự tìm đọc đều mang đến những điều thú vị và nhân vật xuất hiện thường là những cậu bé, cô bé. Truyện cậu bé Tích Chu là một trong những truyện cổ tích dân gian khá quen, qua câu chuyện chúng ta học được lòng yêu thương, sự đồng cảm, quan tâm chia sẻ với nhau.

  • Sự tích quả dưa hấu và ý nghĩa sâu sắc về sự cố gắng
  • Ý nghĩa truyện cổ tích cây tre trăm đốt - Chia sẻ cùng các bạn nhỏ
  • Ý nghĩa và bài học rút ra từ chuyện cô bé quàng khăn đỏ

 Truyện Cậu bé Tích Chu

Truyện Cậu bé Tích Chu

Truyện cậu bé Tích Chu kể về gì?

Truyện Cậu bé Tích Chu thuộc thể loại truyện Cổ tích dân gian Việt Nam. Chính vì vậy tác giả là tác giả dân gian và sơ khai được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng. Đây được đánh giá là một trong những truyện cổ tích được ưa chuộng và gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. mang giá trị đạo đức về sự quan tâm, chia sẻ lớn lao và truyện được đưa vào chương trình học.

 Truyện xoay quanh nhân vật Tích Chu

Truyện xoay quanh nhân vật Tích Chu

Tóm tắt truyện cậu bé Tích Chu

Chuyện kể về một cậu bé có tên là Tích Chu, bà mẹ cậu mất sớm nên cậu ở cùng với người bà của mình. Hàng ngày bà cậu phải đi làm quần quật để kiếm tiền nuôi Tích Chu, luôn dành thức ăn ngon và tính yêu thương của mình cho cậu. Hai bà cháu nương tựa nhau sống qua ngày, Tích Chu ngày nhỏ nói với bà rằng lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển nên sau này lớn lên cậu sẽ không bao giờ quên công lao của bà.

Nhưng sự thật lại trái ngược lại với những lời hứa mà cậu đã hứa từ nhỏ. Lớn lên dù bà Tích Chu vẫn phải đi làm quần quật hằng ngày để nuôi cậu thì cậu đã không giúp đỡ bà mà suốt ngày đi chơi rong cùng bạn bè, không quan tâm đến bà cũng như phụ giúp công việc trong nhà cho bà.

Tuổi cao cùng với làm việc nặng nhọc, ăn uống kham khổ nên bà của Tích Chu bị ốm nặng, lên cơn sốt cao mà chẳng có ai chăm sóc. Bởi hiện tại tích Chu đang ham vui chơi với bạn bè của mình. Rồi đến buổi trưa một hôm vì khát nước lại bị ốm nên bà Tích Chu gọi cậu lấy cho bà ly nước nhưng gọi đến 3 lần vẫn không thấy cậu trả lời. Đến khi Tích Chu quay trở về thì đã muộn, bà cậu đã mất và hóa thành con chim cu bay lên trên trời cao.

 Bà cậu biến thành con chim

Bà cậu biến thành con chim

Trước sự ra đi của bà, cậu bé Tích Chu đau lòng và hối hận. Bởi bà cậu nói rằng bà quá khát nước nên phải biến thành chim đi tìm nước uống và không quay về nữa. Nghe đến đây cậu bé òa khóc nước nở, một bà Tiên hiện ra chỉ bảo với cậu rằng nếu muốn cứu bà quay về hãy đi lấy nước suối Tiên cho bà uống nhưng con đường đến suối rất xa và cực nhọc.

Tuy nhiên, Tích Chu vẫn quyết một mực sẽ đi lấy nước suối Tiên về cho bà uống để bà sống lại, trở thành người bên cạnh cậu. Vì vậy mà cậu hỏi bà Tiên về con đường đến suối Tiên và lập tức lên đường. Vượt qua bao nhiêu khó khăn hiểm trở của núi rừng thì Tích Chu đã lấy được nước cho bà uống.

Sau khi uống nước suối Tích Chu lấy về, bà cậu liền trở thành người. Tích Chu mừng rỡ, ôm chầm lấy bà và xin lỗi. Từ đó, Tích Chu hết lòng yêu thương,chăm sóc bà của mình. Hai bà cháu sống nương tựa vào nhau hạnh phúc, yêu thương.

Nét tiêu biểu của truyện Cậu bé Tích Chu

Cũng như motif những tác phẩm cổ tích dân gian khác, truyện Cậu bé Tích Chu có những nét đặc sắc thu hút các bạn nhỏ:

- Nhân vật trong truyện là cậu bé mồ côi cha mẹ, phải sống nương tựa cùng bà

- Nghệ thuật hư cấu, tưởng tượng độc đáo, kỳ ảo với sự ảnh hưởng của một thế lực siêu nhiên có thể thay đổi mọi thứ, kể cả vận mệnh của con người. Đó là cái chết biến thành chim bay về trời của người bà, đó là hình ảnh bà Tiên hiện ra với sự chỉ dẫn tìm về nguồn nước suối Tiên, đó là sự hồi sinh của người bà sống lại bên cạnh Tích Chu,…Tất cả những yếu tố hư cấu này góp phần tạo nên giá trị nhân văn và đặc điểm của truyện cổ tích dân gian so với những thể loại khác.

- Kết thúc có hậu giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giúp trẻ luôn hướng đến những điều tốt đẹp, tránh xa những điều xấu, điều không tốt.

Ý nghĩa bài học từ truyện cậu bé Tích Chu

Mỗi một câu chuyện cổ tích bên trong nó đều mang đến một hay nhiều bài học về giá trị đạo đức nhân văn, truyện cậu bé Tích Chu cũng không ngoại lệ. Một số bài học trẻ sẽ cảm nhận được như:

 Bài học rút ra từ câu chuyện

Bài học rút ra từ câu chuyện Tích Chu

Bài học về tình cảm bà cháu

Hình ảnh người bà già lam lũ làm việc nuôi sống dành mọi điều tốt đẹp cho cháu để cháu có được cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ nhất. Qua hình ảnh người bà cho ta thấy dự yêu thương, sự hy sinh vô bờ bến của bà dành cho cháu, nói rộng ra là tình cảm gia đình.

Bài học về sự hối lỗi và sửa chữa lỗi lầm

Hình ảnh cậu bé Tích Chu đau khổ, òa khóc khi về thấy bà mất biến thành con chim cho ta thấy sự hối lỗi của cậu. Nhưng vượt lên trên đó chính là biết sửa lỗi. Tích Chu sửa lỗi bằng cách vượt rừng núi, đường xá xa xôi để tìm dược nước Tiên cứu sống bà. Đây là một bài học giá trị mà chúng ta cần phải tiếp thu.

Bài học về tình cảm gia đình và sự quan tâm

Bài học về sự quan tâm

Bài học chủ đao, quan trọng nhất mà chúng ta cần tiếp thu sau khi đọc xong truyện này chính là bài học về sự quan tâm. Quan tâm mọi người xung quanh khi còn có thể để tránh phải hối hận sau này. Bởi cuộc sống hiện tại không giống như truyện Cổ tích sẽ có bà tiên, ông bụt hay kỳ tích xuất hiện khi ta biết hối lỗi. Do vậy, hãy qan tâm đến mọi người xung quanh, nhất là những người yêu thương, chăm sóc mình.

Tóm lại, truyện cậu bé Tích Chu là một trong những truyện cổ tích Việt Nam hay nhất, mang lại nhiều giá trị, nhiều bài học kinh nghiệm không chỉ cho trẻ em mà còn là bài học quý báu cho người lớn. Nếu bạn chưa biết đọc truyện hoàn chỉnh ở đây thì Sachhay24h là địa chỉ đọc sách, đọc truyện đầy đủ và hay nhất.

Từ khóa » Tóm Tắt Truyện Cổ Tích Cậu Bé Tích Chu