| | Đăng Ký / Register | Tên Truyện Tác Giả Truyện hay Tác Giả |
|
VietSingle - Tìm Bạn | Chat - Trò Chuyện | Hát Karaoke | Xem Phim Video | Nghe Nhạc Music | Nấu Ăn | Truyện & Thơ | Từ Điển | |
Mục Lục | Nghe Truyện Ngắn Audio | Nghe Truyện Dài Audio | Nghe Truyện Ma Audio | Truyện Cổ Tích Video | Học Sinh Cười | Truyện Cổ Tích | Truyện Cười | Truyện Dài | Truyện Học Trò | Truyện Kiếm Hiệp | Truyện Ma (Kinh Dị) | Truyện Ngắn | Truyện Quỳnh Dao | Tất Cả Thi Sĩ | | Truyện Ngắn » Cây Mít Già | Tác Giả: Bùi Nhật Lai | Cây mít cổ thụ nhà tôi đã có tới hơn trăm năm tuổi, gốc thân xù xì với lớp vỏ dày loang lổ, địa y bám đầy nổi màu mốc thếch, khiến nó càng thêm vẻ già nua. Tán mít xòa rộng che kín cả một vùng đất rộng! - o O o - Nó là cây mít dai quả rất to và múi rất ngon, mấy chục năm trước khi chúng tôi còn nhỏ mới chỉ học lớp ba, lớp bốn cứ mỗi mùa quả, cây mít ra rất sai, trái bu đầy từ gốc tới ngọn chi chít, lủng lỉu, nhiều năm chúng tôi đếm được cả trăm quả lớn bé. Quả to và nây đều nhiều quả nặng tới 20 – 25 cân. Đặc biệt cây mít này khi quả già là phải hái xuống và dùng cọc xoan đóng vào cuống để dấm thì quả chín ăn rất ngon và không hề bị sâu, thối, nhưng nếu để chín cây thì hầu như bị sâu và thối đến gần hết. Điều này chúng tôi cũng không hiểu vì sao nữa. Năm nào cũng thế mỗi khi thấy mít đã già mẹ tôi thường sai anh em tôi trèo lên chọn những quả già vặt xuống và đóng cọc chờ đến khi chín đem cho những nhà hàng xóm lân cận mỗi nhà một qủa gọi là trái đầu mùa ! Chính vì thế mà ngay từ bé chúng tôi đã biết cách nhìn chọn mít, để biết quả nào đã già có thể hái xuống đóng cọc dấm cho chín. Để biết mít đã già hay chưa chúng tôi thường căn cứ màu da của quả cũng như độ căng của gai mít. Những quả già thường có màu da nâu sẫm, các gai mít căng đều và không còn nhọn nữa, nhiều quả căng đầy bị nứt ra, thứ nữa mỗi quả mít bao giờ cũng có một cái lá ở cuống mà nhiều người gọi là lá đài, cứ thấy chiếc lá đó vàng, sắp rụng là quả mít đó đã già có thể hái xuống dấm chỉ 2 – 3 ngày sau là mít chín. Đấy là kinh nghiệm của anh em tôi khi chọn hái mít của nhà. Còn trái nào ngon thì cũng rất dễ nhận biết. Trái ngon là những trái nây căng đều, da phẳng, gai mít nhẵn không còn nhọn nữa và trái không bị vẹo vọ, lồi lõm. Vì nếu vẹo vọ thì những chỗ vẹo lõm đó sẽ không hề có mùi mà chỉ là sơ lép mà thôi. Tôi cũng không rõ vì sao khi dấm mít người dân quê tôi chỉ chọn những cành xoan tươi to chừng ngón chân cái, mỗi cọc dài chừng 30cm đẽo nhọn một đầu. Quả mít được hái xuống chặt cuống và đóng cọc xoan ngập sâu theo cuống mít, nhiều khi để cho mít nhanh chín, chúng tôi còn cho ít muối vào lỗ cọc rồi đóng, xong đem phơi nắng. Tối đến đem xếp quanh góc bếp. Mít già chỉ 2 – 3 ngày sau là chín, mùi thơm nức mũi. Ngoài cây mít già này ra ngày đó vườn nhà tôi còn có đến chục cây mít lớn nhỏ khác nữa cả mít mật và mít giai. Ngày ấy hoa quả trong vườn chủ yếu cho nhau ăn mà ít khi bán chác như ngày nay. Mỗi khi có bà con đến chơi tôi thường được sai đi vỗ mít về đãi khách. Mỗi sáng sớm dậy tôi thường trèo khắp các cây để vỗ mít. Mít chín ngoài mùi thơm, khi vỗ vào quả chúng phát ra âm thanh bùm bụm ấy là quả chín. Mít mật nhiều khi chín không phát hiện còn tự tuột nõ rơi cả quả xuống đất. Vào những năm 80 của thế kỷ trước làng quê tôi rộ lên phong trào cải tạo vườn tạp để trồng chè. Nhà tôi cũng chặt bỏ hết các cây mít sau nhà để trồng chè. Nhà chỉ để lại cây mít giai cổ thụ trước nhà và một cây mít mật còn non bên trái bếp. Cây mít già nhà tôi mọc ngay trên sườn đồi cao trước cổng vào nhà. Những ngày hè nắng nóng anh em tôi thường buộc trâu dưới gốc mít và chơi các trò chơi như đánh chắt, đánh chuyền, chơi ô ăn quan, chán thì lại đi câu chuồn chuồn... gốc mít thành nơi tụ tập của lũ trẻ trong làng, cũng như chỗ trú nắng cho bà con khi làm đồng giải lao vào nghỉ, chính vì lẽ đó mà quanh gốc mít đất luôn nhẵn thín, những rễ mít nổi lên tạo thành những hình thù khá kỳ quái mà bọn tôi thường chọn mỗi đứa một nhánh rễ để ngồi hoặc nghịch gì đó phù hợp với hình nó nổi trên mặt đất. Chính vì tranh giành các chỗ rễ cây mà không ít cuộc cãi cọ thậm trí cả ẩu đả đã xảy ra với lũ trẻ chúng tôi. Cứ thế chúng tôi lớn lên dưới tán mít xanh rì thuở ấy và nơi đây đã lưu giữ bao kỷ niệm vui buồn của gia đình chị em tôi. Khi chúng tôi yên bề gia thất mỗi người một nơi ngôi nhà cũ và cây mít giờ dành lại cho anh trai tôi. Năm nay anh cũng đã sấp sỉ 70 tuổi. Cây mít giờ cũng đã già cỗi, quả mít vẫn sai nhưng không còn to và nây như mấy chúc năm trước nữa. Bao lần có thợ đến hỏi mua cây mít, họ trả giá cao nhưng anh tôi nhất quyết không bán, phần vì anh muốn giữ nó như một chứng tích của gia đình, để mỗi thành viên trong gia đình tôi dù có đi nam về bắc thì vẫn nhớ tới nó tức là nhớ tới cuội nguồn gia đình họ tộc, phần vì muốn giữ nó cho đẹp cảnh nhà và giữ bóng mát cho khu vườn trước cửa đồng thời cây cũng chắn gió cho ngôi nhà trên đồi cao trước mỗi mùa mưa bão! Lần ấy có khách đến gạ mua cây mít, họ trả đến 80 triệu, thấy đây cũng là cái giá cao, tôi khuyên anh tôi bán đi rồi tìm mua một cây nhơ nhỡ về trồng vào vị trí ấy vừa được món tiền lớn chi tiêu, đồng thời lại có cây mới. Anh tôi nghe vậy liền trừng mắt quát tôi: - Chú chẳng khuyên anh làm được điều gì hơn mà chỉ thích bán hết, phá hết là sao? Chú thử nghĩ xem bao nhiêu thứ bố mẹ để lại cho anh em mình, nào nhà cửa, đất đai, đồ đạc...giờ anh em mình còn giữ lại được gì nào? Đất đai mấy chục mẫu công hữu vào hợp tác xã, rồi nhà mình thành trắng tay, nhà gỗ hoành tráng là vậy cũng mối mọt hết cả, đồ đạc cũng chả ai giữ được vậy còn gì là kỷ niệm của bố mẹ nào? Giờ còn cây mít của bố nó vẫn đang xanh tốt chú cũng xui anh bán nốt, anh không hiểu chú nghĩ gì nữa? Tiền thiếu mình có thể làm ra, chứ cây mít to như thế này phải mất cả trăm năm mới được như thế, trồng nó đâu phải dễ. Anh thà không có tiền chứ không bao giờ bán nó cả. – Anh mắng tôi mà mắt ầng ẫng nước. Tôi biết mình sai không dám nói thêm nửa lời. Tôi đã chạm đến niềm riêng thiêng liêng nhất của anh đó là những kỷ niệm về bố mẹ và gia đình. Nhờ sự kiên quyết của anh tôi mà cây mít vẫn còn đó, phơi mình che nắng gió, tôn thêm vẻ thiêng liêng, cổ kính cho ngôi nhà. Tôi hiểu anh tôi là người sống giàu tình nghĩa. Anh bảo tôi: " Cây cũng giống như con người, cũng nghĩa tình nên chúng đâm hoa kết trái dâng quả ngọt và cho bóng mát con người. Khi già cỗi chết đi nó cho người thân cành của nó, anh không nỡ bán nó cũng một phần là thế"! Tôi thật sự hối hận. Mỗi khi về nhìn bóng mít xum xuê tôi lại nhớ những ngày thơ bé sống hạnh phúc cùng bố mẹ và các anh chị của tôi ! Kết Thúc (END) | Bùi Nhật Lai | » Cây Mít Già | » Mùa Cau | » Bạn Một Thời | » Chị Dâu | » Chuyện Bạn Bè | » Em Gái Tôi | » Hoa Cau Nở Muộn | » Bạn Ở Quê | » Hoa Cau Nở Muộn ! | » Em Gái Tôi! | » Nhẫn | Những Truyện Ngắn Khác | » Chữ Người Tử Tù | » Quán Chú Mùi | » Làm Mẹ | » Bố Chồng | » Đau Gì Như Thể .... | » Chén Trà Trong Sương Sớm | » Đời Như Ý | » Trên Đỉnh Non Tản | » Quà Giáng Sinh | » Người Dưng Làm Má | » Bông Hồng Vàng | » Bụi Quý | » Mùa Mắm Còng | | | | |
Copyright © 2022 | Thiết Kế Truyền Hình Cáp Sông Thu
|