Truyện Cây Tre Trăm Đốt - Nội Dung Chi Tiết Và Bài Học
Có thể bạn quan tâm
Truyện Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích Việt Nam rất nổi tiếng và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Thông qua câu truyện bài học dành cho mỗi chúng ta là sống trên đời phải luôn nhân hậu, lương thiện. Nếu như vậy thì chắc chắn ta sẽ được nhiều người giúp đỡ khi ta gặp khó khăn trong cuộc sống.
Các Nội Dung Chính
- Nội dung truyện cổ tích cây tre trăm đốt
- Tóm tắt truyện Cây tre trăm đốt
- Ý nghĩa của câu chuyện cây tre trăm đốt
- Kể lại sự tích cây tre trăm đốt bằng lời văn của em
Nội dung truyện cổ tích cây tre trăm đốt
Ngày xưa, ở làng kia có một lão nhà giàu. Lão thuê một anh nông dân nghèo, khỏe mạnh để cày ruộng cho lão. Lão nhà giàu nhiều thóc, nhiều tiền nhưng tính tình lại keo kiệt. Lão rất sợ phải trả tiền công cày cho anh nông dân, vì thế lão suy tính ngày đêm. Cuối cùng thì lão đã nghĩ ra một kế để lừa anh. Lão nhà giàu cho gọi anh nông dân đến và dỗ dành:
– Anh chịu khó cày ruộng cho ta trong ba năm. Hết thời gian đó, ta sẽ cho anh cưới con gái ta.
Anh nông dân thật thà tin ngay vào lời của lão. Hết vụ lúa mùa đến vụ lúa chiêm, không quản nắng mưa, sương gió, anh chăm chỉ cày bừa trên cánh đồng của lão nhà giàu. Mỗi mùa gặt, anh thu về cho lão ta rất nhiều thóc lúa. Nhà lão đã giàu lại càng giàu hơn nữa.
Thấm thoát ba năm đã trôi qua, thời hạn làm thuê của anh nông dân cũng đã hết. Lão nhà giàu không muốn cho anh nông dân nghèo khổ cưới con gái của mình, lão lại tìm mưu kế để đánh lừa anh. Lão nhà giàu gọi anh đến và bảo:
– Con ơi, bấy lâu nay con đã chăm chỉ làm việc, ta sẽ cho con cưới con gái ta. Bây giờ, con phải vào rừng tìm cho được cây tre trăm đốt, đem về đây để làm đũa cho cả làng ăn cỗ cưới.
Anh nông dân thật thà, vác dao đi ngay vào rừng để chặt tre.
Đợi anh nông dân đi khỏi làng, lão nhà giàu bèn gả con gái lão cho một tên nhà giàu khác ở trong làng. Lão cho giết bò, giết lợn, nấu xôi, mở rượu làm cỗ cưới thật là linh đình.
Trong khi lão nhà giàu làm cỗ thì anh nông dân một mình lang thang trong rừng. Anh ngả hết cây tre này đến cây tre khác. Anh cẩn thận đếm từng đốt trên các cây tre nhưng chẳng cây nào có đủ một trăm đốt. Vẫn chưa nản lòng, anh lại tìm đến bụi tre già, anh cố chặt một cây cao nhất, mặc cho gai làm rách cả áo, xước cả da, cây tre đổ xuống, anh đếm đi, đếm lại vẫn chỉ có hơn bốn mươi đốt. Anh buồn quá, ngồi bên đống tre đốn dở và khóc. Bỗng nhiên anh thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào khoan thai đi đến, ông lão hỏi anh:
– Làm sao cháu khóc?
Anh lễ phép thưa rõ đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong ông lão nói:
– Cháu hãy đi chặt cho đủ một trăm đốt tre mang lại đây, ông sẽ giúp cháu.
Anh nông dân mừng quá, liền chặt đủ một trăm đốt tre đem đến cho ông lão. Ông lão chỉ tay vào đống tre và bảo anh đọc “ Khắc nhập, khắc nhập” ba lần. Lạ thay, anh vừa đọc xong thì một trăm đốt tre dính liền lại với nhau thành một cây tre dài trăm đốt. Ông lão căn dặn anh:
– Cháu không thể vác cây tre này về nhà được vì nó quá dài cháu ạ. Cháu hãy đọc ba lần câu “Khắc xuất, khắc xuất”, các đốt tre sẽ rời ra như cũ. Cháu hãy bó lại và đem về nhà.
Anh nông dân chưa kịp cảm ơn ông lão thì ông lão đã biến mất. Anh đành vác hai bó tre đi về làng.
Về tới nơi, thấy mọi người đang ăn uống vui vẻ, anh nông dân mới biết lão nhà giàu đã lừa dối anh. Anh lẳng lặng để bó tre ngoài sân rồi vào nhà gọi lão nhà giàu ra nhận. Lão nhà giàu không thấy tre, mà chỉ thấy toàn là đốt tre. Lão cười bảo anh:
– Tao bảo mày chặt đem về một cây tre có trăm đốt, chứ có bảo mày đem về một trăm đốt tre đâu?
Chẳng cần trả lời lão, anh lẩm nhẩm đọc “Khắc nhập, khắc nhập” ba lần, tức thì các đốt tre dính liền lại thành cây tre. Lão nhà giàu nhìn thấy lạ quá, bèn chạy lại sờ tay vào cây tre. Anh nông dân thấy vậy đọc luôn “Khắc nhập, khắc nhập”, lão nhà giàu bị dính ngay vào cây tre, không có cách nào gỡ ra được. Thấy vậy mấy tên nhà giàu khác chạy tới định gỡ cho lão, anh nông dân lại đọc “Khắc nhập, khắc nhập” thế là cả bọn lại bị dính hết vào cây tre. Lão nhà giàu ra sức van xin anh, lão hứa sẽ cho anh cưới ngay con gái lão và từ nay về sau không dám bày mưu lừa gạt anh nữa. Lúc bấy giờ anh nông dân mới khoan thai đọc “Khắc xuất, khắc xuất” ba lần, tức thì cả bọn nhà giàu rời ra khỏi cây tre. Anh nông dân cưới cô con gái lão nhà giàu làm vợ và hai người sống bên nhau rất hạnh phúc.
Truyện Trí Khôn Của Ta Đây – Lời Kể Chi Tiết Và Bài Học Rút Ra
Tóm tắt truyện Cây tre trăm đốt
Ngày xưa, ở một làng kia có một anh chàng tên Khoai mồ côi cha lẫn mẹ từ khi còn bé. Anh ta được một lão phú hộ thuê. Vốn bản tính chất phác, hiền lành nên lão ta bảo gì thì anh sẽ làm nấy. Hôm nọ, lão phú hộ gọi Khoai đến rồi dỗ ngọt anh: “Con ở nhà ta đã lâu, lại thấy con ngoan ngoãn, hiền lành nên ta định gả con gái cho con. Với điều kiện trong ba năm, con phải làm ăn đến nơi đến chốn”.
Thấy lão ta nói thế, anh mừng lắm, cứ tưởng những lời nói ấy là thật nên anh càng làm việc chăm chỉ, hăng say hơn nữa. Giờ đây lão đã trở nên giàu có hơn mua thêm ruộng vườn, nhà cửa và nhiều thóc lúa, tất cả đều là nhờ vào ba năm làm việc cực nhọc của anh. Ấy vậy mà trong ba năm ấy lão phú hộ kia đã âm mưu muốn gả con gái cho một lão buôn giàu có chứ không phải là gả cho Khoai.
Ngày gả con gái cho anh càng đến gần hơn, lão ta liền nghĩ ra mưu kế khác, lão bảo Khoai vào rừng tìm một cây tre trăm đốt về làm của hồi môn. Nghe thế anh liền vào rừng tìm cây tre trăm đốt. Còn lão phú hộ thì nghĩ thầm: “Làm gì có tre trăm đốt mà tìm thế nào nó cũng bị rắn cắn, hổ vồ”.
Trong rừng anh đi tìm mãi mà vẫn không thể tìm thấy cây tre nào có trăm đốt, nhiều lắm chỉ có năm mươi đốt mà thôi. Anh buồn bã ngồi xuống khóc, Bụt hiện ra. Anh đã kể toàn bộ cho Bụt nghe. Bụt liền chỉ bảo cho anh cách để tìm ra cây tre trăm đốt, anh định cảm ơn nhưng Bụt đã biến mất. Sau đó anh làm theo lời Bụt và đã tìm đủ một trăm đốt tre.
Khoai trở về nhà lão phú hộ, khi đến nơi anh thấy tiệc tùng linh đình anh tức lắm những vẫn nói: “Khắc nhập, khắc nhập” theo lời Bụt thì cây tre trăm đốt hiện ra. Lão phú hộ cùng mọi người chạy ra xem thì bị anh làm cho dính vào cây tre. Lão phú hộ van xin mãi anh mới tha thứ đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” để lão ta rời ra khỏi cây tre. Từ đó Khoai được cưới cô con gái của lão phú hộ và hai người sống hạnh phúc bên nhau.
Ý nghĩa của câu chuyện cây tre trăm đốt
Kết thúc có hậu của câu truyện cho chúng ta thấy được người ăn ở hiền lương, lương thiện chắc chắn sẽ nhận lại được sự hạnh phúc sau khi phải trải qua rất nhiều khổ nạn khó khăn. Còn kẻ có dã tâm ác động thì cuối cùng cũng phải nhận lấy sự trừ phạt. Lão phú hộ tượng trưng cho điều bất hảo.
Ngày nay dù xã hội đã văn minh, hiện đại hơn nhưng đôi lúc chúng ta sẽ vẫn bắt gặp những người như lão phú hộ kia, và cũng sẽ có những người hùa theo ủng hộ kẻ ác và cái xấu mặc dù biết đó là điều không tốt và hắt hủi chèn ép những người lương thiện. Mọi việc chúng ta làm, lựa chọn đều sẽ phải nhận lại báo ứng về sau ứng với một câu ca dao tục ngữ “Gieo nhân nào, gặt quả nấy”.
Cũng qua câu truyện này muốn dạy chúng ta rằng phải biết phân biệt đâu là đúng đâu là sai, người nào tốt kẻ nào xấu. Nếu chúng ta biết đứng về phía lẻ phải, bênh vực người tốt thì chúng ta sẽ nhận được một kết quả xứng đáng. Còn nếu chọn cái xấu hay đứng ủng hộ cho cái xấu ác làm hại những người lương thiện thì ta sẽ phải nhận quả bảo những điều bất hạnh cho chính bản thân mình trong tương lại như lão phú hộ vậy.
Tuy là vậy nhưng ở đoạn kết của câu truyện, anh Khoai vẫn đọc câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” để giải thoát cho kẻ xấu và những người ủng hộ kẻ xấu đang bị treo trên cây tre trăm đốt sau khi họ tỏ ra hối hận. Qua đó ta thấy được, nếu những kẻ ác biết nhận ra lỗi sai của mình và hối hận đúng lúc thì chắc chắn sẽ được tha thứ để quay trở lại con đường lương thiện. Nhưng điều này chỉ xảy ra nếu những kẻ đó biết nhận ra lỗi biết ăn năn hối cải kịp lúc trước khi quá muộn. Còn dù biết mình đã sai nhưng vẫn cố không chịu nhận lỗi sai của chính mình thì tất nhiên sẽ không được tha thứ.
Cái kết từ câu truyện Cây tre trăm đốt rất đáng để cho mỗi chúng ta học hỏi. Với một cái kết mang đậm tính nhân văn, mọi người hãy luôn nhớ rằng cứ sống thật nhân hậu và chăm chỉ cuối cùng người ở hiền cũng sẽ gặp lành và người tốt sẽ được hưởng hạnh phúc thật xứng đáng. Ngược lại những người ác và những người ủng hộ kẻ ác sẽ không có kết quả tốt đẹp, sẽ bị trừng phạt vì báo ứng sẽ đến trong tương lai. Ghi nhớ bài học này, chúng ta cần rèn luyện theo để có một lối sống đúng đắn.
Kể lại sự tích cây tre trăm đốt bằng lời văn của em
Kể truyện Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em mẫu 1
Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt là một câu chuyện hay và ý nghĩa đối với các bạn nhỏ.
Câu chuyện kể về cuộc đời của một anh nông dân hiền lành, tốt bụng lại chăm chỉ có tên là Khoai. Năm đó, anh đến xin làm thuê cho nhà phú ông. Thấy anh làm việc giỏi và thật thà, hắn liền gọi anh đến và bảo rằng nếu anh Khoai làm lụng chăm chỉ cho nhà hắn mà không lấy tiền công, thì sau ba năm sẽ gả con gái cho anh. Nghe phú ông nói, anh bằng lòng ngay.
Sau ba năm, nhà phú ông có thêm biết bao là của cải, ruộng vườn do anh Khoai gây dựng. Ấy thế mà, hắn lại quyết định lừa gạt anh. Hắn lừa anh lên rừng tìm một cây tre trăm đốt để làm sính lễ. Nhưng thật ra, là muốn lừa anh đi xa, đi sâu vào rừng cho cọp vồ. Còn ở nhà, hắn tổ chức đám cưới linh đình cho con gái mình và con trai của một nhà giàu khác trong vùng.
Anh Khoai sau nhiều ngày trèo đèo lội suối vẫn không tìm được cây tre như ý, đã bất lực òa khóc nức nở. Thấy thế, ông Bụt bèn hiện lên và giúp đỡ cho anh. Ông bảo anh đi tìm một trăm đốt tre rời về, rồi dạy cho anh câu thần chú “khắc nhập khắc nhập” để gắn chúng lại thành cây tre trăm đốt. Rồi dạy thêm câu thần chú “khắc xuất khắc xuất” để gỡ chúng ra cho tiện di chuyển.
Sau khi rối rít cảm ơn ông Bụt, anh Khoai sung sướng xách một trăm đốt tre về nhà để hỏi vợ. Nhưng vừa về đến sân, anh đã chứng kiến một đám cưới linh đình của con gái phú ông. Tức giận vô cùng, anh quyết định dạy cho lão ta một bài học. Anh dùng câu thần chú “khắc nhập khắc nhập” để dính một trăm đốt tre lại với nhau, rồi còn dính cả luôn lão phú ông lên đó. Tên nhà giàu thông gia kia thấy vậy, vội chạy vào ứng cứu thì cũng bị dính vào. Vừa đau lại xấu hổ, hai lão ta kêu la oai oái. Phải đến khi chúng cam kết thực hiện lời hứa, thì anh Khoai mới thả ra. Sau đó, anh được tổ chức đám cưới với con gái phú ông như đã hứa hẹn từ trước.
Qua câu chuyện cổ tích này, ông cha đã gửi gắm đến chúng ta bài học về lòng trung thực và biết giữ lời hứa trong cuộc sống.
Kể truyện Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em mẫu 2
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi/ Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”. Câu thơ ấy còn mãi trong lòng tôi mỗi khi tôi nhớ lại những câu chuyện cổ tích mà bà tôi đã kể. Tôi như chìm đắm vào thế giới của bà tiên, ông Bụt của cô Tấm thảo hiền, những hình ảnh về tuổi thơ cứ trở lại trong tâm thức của tôi với biết bao kỉ niệm. Tôi vẫn nhớ như in, từng chi tiết trong câu chuyện của bà, tôi rất ấn tượng với hình ảnh anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt”. Các bạn đã bao giờ nhìn thấy cây tre nào có một trăm đốt chưa? Rất lạ phải không, ấy thế mà anh Khoai trong câu chuyện lại là người đi tìm được cây tre trăm đốt các bạn ạ, và chúng ta sẽ nghe lại câu chuyện để hiểu tại sao anh ấy lại phải đi tìm cây tre trăm đốt nhé.
Ngày xửa, ngày xưa có một anh chàng nghèo tên là Khoai. Tính tình cần cù, chịu khó ai cũng quý mến. Anh đi ở cho nhà phú ông, giàu có trong vùng. Phú ông thấy anh chăm chỉ, hiền lành liền ngon ngọt dỗ dành anh. “Mày làm lụng thật giỏi rồi tao gả con gái út cho mày”. Khoai tưởng thật, nên đã làm lụng gấp năm gấp mười trước đây. Ba năm sau, cô Út đã lớn, đến tuổi lấy chồng nhưng anh Khoai cũng chẳng thấy phú ông nhắc gì đến chuyện sẽ gả con gái cho mình, anh Khoai buồn lắm.
Một hôm anh Khoai nghe người làm trong nhà nói chuyện, biết phú ông sắp gả cô Út cho con trai viên cai tổng giàu có, anh Khoai bất bình lắm, liền đến nói với ông chủ. Lúc ấy phú ông không giải thích gì với anh mà chỉ nói: “ Mày vào rừng đem về đây một cây tre trăm đốt để làm đũa cưới, tao cho mày cưới cô Út ngay”.
Vốn thật thà, Khoai tin theo lời phú ông hăm hở lên rừng tìm cây tre trăm đốt. Đi hết một ngày, qua nhiều cánh rừng anh chẳng tìm thấy cây tre nào trăm đốt cả. Trời đã dần tối, anh đã đếm qua không biết bao cây tre mà không thấy. Vừa mệt, vừa đói, lại nghĩ đến việc không tìm được cây tre mang về thì làm sao cưới được cô Út, anh thất vọng bèn ngồi khóc một mình. Bỗng nhiên có một cụ già, râu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ phúc hậu chống gậy đi đến gần anh và hỏi: “Cơ sự làm sao mà con khóc?”. Anh Khoai bèn kể lại cho cụ già nghe rõ sự tình, cụ liền bảo anh đi chặt nhanh về một trăm đốt tre. Sau khi anh Khoai mang tre về, cụ già nhìn vào đống tre và nói: “Khắc nhập, khắc nhập” Tức thì các đốt tre liên kết lại thành một cây tre đốt. Anh vui mừng lắm, nghĩ mình có thể nhanh chóng về nhà để hỏi cưới cô Út. Ý nghĩa ấy, thoáng hiện trong đầu anh, nhưng khi anh quay lại nhìn về chỗ cụ già vừa đứng thì cụ đã không còn ở đó. Anh liền nhanh chóng đứng dậy vác cây tre ra khỏi rừng, nhưng loay hoay mãi, quay hết chiều dọc đến chiều ngang anh cũng không thể xoay chuyển được cây tre. Thấy mình không làm được gì nữa, anh bất lực ngồi khóc. Cụ già một lần nữa lại hiện lên giúp và nói với anh nếu muốn mang cây tre ra khỏi rừng một cách đơn giản, con hãy nói: “Khắc xuất, khắc xuất”. Các khúc tre sẽ tự động rời khỏi nhau, con có thể dễ dàng mang chúng về nhà. Cụ già dặn anh Khoai ghi nhớ hai câu thần chú và cách dùng rồi biến mất, anh còn chưa kịp nói lời cảm ơn với cụ. Nhìn các đốt tre đã rời khỏi nhau, anh liền nhanh chóng bó chúng vào rồi tức tốc trở về nhà phú ông.
Vừa về đến ngõ nhà phú ông, anh Khoai không thể tin vào mắt mình, vì trong nhà đang tổ chức đám cưới linh đình cho cô Út. Thấy Khoai trở về, phú ông ra mặt cười đắc trí mà nói rằng: “Tao cần gì mấy khúc tre mày mang về chứ, mày nghèo thế làm sao lấy được con gái ông”. Anh Khoai thấy thế tức mình, bèn đọc câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” Tức thì các ống tre xếp vào nhau thành một cây tre trăm đốt, kéo cả phú ông và tên con rể nhà giàu kia vào. Hai người họ sau khi bị dính vào cây tre đã luôn miệng kêu gào, để có thể thoát ra khỏi cây tre, nhưng càng cựa quậy càng dính chặt hơn. Phú ông phải ra sức van xin, nài nỉ anh Khoai, xin tha anh mới đọc câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” ngay sau đó cây tre rời ra thành trăm đốt và phú ông cùng tên trọc phú thoát ra khỏi cây tre. Thoát nạn, phú ông giữ đúng lời hứa phải gả cô con Út cho anh Khoai, anh làm đám cưới với con phú ông trước sự chứng kiến của bà con làng xóm, ai nấy đều thấy vui và chúc phúc cho vợ chồng anh. Anh Khoai và cô Út sống hạnh phúc bên nhau suốt đời.
Kết thúc câu chuyện cây tre trăm đốt chúng ta vui vì luôn cảm thấy người tốt sẽ gặp được điều may mắn. Ông cha ta vẫn dạy “ Ở hiền thì lại gặp hiền/ Người ngay thì gặp người tiên độ trì”. Và câu chuyện cây tre trăm đốt, là lời nhắc nhở với thế hệ trẻ ngày nay về lối sống, cách sống sao cho có thể trở thành người có ích trong xã hội.
Mẫu 3
Những câu chuyện cổ tích luôn song hành cùng thế hệ tuổi thơ của trẻ nhỏ, nuôi dưỡng ước mơ trẻ thơ. Tôi cũng như bao đứa trẻ khác, rất thích nghe những câu chuyện bà kể. Và như đã thành lệ, đêm nào, trước khi đi ngủ, bà nội cũng kể chuyện cổ tích cho tôi nghe. Câu truyện “cây tre trăm đốt” là câu truyện tôi thích nghe nhất
Ngày xưa có một anh chàng cày hiền lành, khoẻ mạnh, đi ở cho một lão nhà giàu. Anh rất chăm chỉ lại thạo việc đồng áng nên lão nhà giàu muốn anh làm lợi thật nhiều cho lão. Một hôm, lão gọi anh đến và ngon ngọt dỗ dành:
– Con chịu khó thức khuya dậy sớm làm lụng giúp ta, chớ quản nhọc nhằn. Ba năm nữa, ta sẽ gả con gái cho.
Anh trai cày tưởng lão nói thật, cứ thể quần quật làm giàu cho lão. Ba năm sau, nhờ công sức anh, lão chủ có thêm nhà ngói, sân gạch, tậu thêm được ruộng, được vườn. Tuy nhiên, lão nhà giàu chẳng giữ lời hứa năm xưa. Lão đã ngấm ngầm nhận lời gả con gái cho con trai một nhà giàu khác trong vùng. Một hôm, lão làm ra vẻ thân mật bảo anh Khoai cày:
– Con thật có công với gia đình ta. Con đã chịu khó ba năm, trồng cây sắp đến ngày ăn quả. Cơ ngơi nhà ta chỉ còn thiếu cây tre trăm đốt, con gắng lên rừng tìm cho được đem về, ta sẽ gả con gái cho.
Anh Khoai cày mừng rỡ xách dao lên rừng. Anh không biết ở nhà hai lão nhà giàu đã sắp sẵn cỗ bàn để làm lễ cưới con trai, con gái chúng. Hai lão hí hửng bảo nhau: “Cái thằng ngốc ấy có đi quanh năm suốt tháng cũng đố mà kiếm được cây tre đủ trăm đốt! Thế nào rồi cũng bị rắn cắn, hổ vồ!”
Về phần anh Khoai cày, anh hì hụi trèo đèo lội suối, luồn hết bụi này bờ khác tìm kiếm mà chỉ thấy những cây tre thấp bé bình thường, cây cao nhất cũng chưa được năm chục đốt. Anh buồn quá, ngồi bưng mặt khóc. Nghe tiếng khóc, Bụt hiện lên hỏi:
– Làm sao con khóc?
Anh Khoai cày thưa rõ đầu đuôi câu chuyện. Bụt cười và bảo:
– Khó gì việc ấy! Con hãy chặt đủ một trăm đốt tre, đem xếp nối với nhau rồi hô: “Khắc nhập, khắc nhập” thì sẽ có ngay cây tre trăm đốt.
Nói xong, Bụt biến mất. anh Khoai cày làm đúng lời Bụt bảo, quả nhiên cả trăm đốt tre dính liền nối nhau thành một cây tre đủ trăm đốt. Anh sung sướng nâng lên vai vác về. Song, tre dài quá, vướng bờ vướng bụi, không sao đưa ra khỏi rừng được. Anh lại ngồi xuống khóc, Bụt lại hiện lên hỏi:
– Cây tre trăm đốt có rồi, sao con còn khóc?
Anh nói tre dài quá không vác về nhà được, Bụt liền bảo:
– Con hãy hô: “Khắc xuất, khắc xuất”, những đốt tre ấy sẽ rời ra!
Anh làm theo lời Bụt, quả nhiên cây tre rời ra trăm đốt, anh kiếm dây rừng buộc làm hai bó, mừng rỡ gánh về.
Lúc anh về tới nơi, thấy hai họ ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, anh mới biết rõ là lão nhà giàu đã lừa anh và đã lén lút đem con gái gả cho người khác. Anh giận lắm nhưng không nói năng gì, lẳng lặng xếp trăm đốt tre nối nhau và hô: “Khắc nhập, khắc nhập”. Một cây tre đúng trăm đốt tươi xanh óng ả hiện ra trước mắt mọi người. Lão chủ thấy lạ, chạy lại gần xem. Anh đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”. Lão ta dính liền ngay vào cây tre, không tài nào dứt ra được. Lão thông gia thấy vậy chạy lại định gỡ cho nhà chủ. Anh đợi cho hắn tới gần, rồi lại đọc: “Khắc nhập, khắc nhập”. Thế là lão ta cũng dính chặt luôn vào cây tre. Hai lão nhà giàu kêu khóc thảm thiết, van lạy anh Khoai cày xin anh gỡ ra cho và hứa trước hai họ sẽ gả con gái cho anh ngay hôm đó. Lúc bấy giờ, anh mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất”. Tức thì cả hai lão kia rời khỏi cây tre và cây tre cũng chia thành trăm đốt. anh Khoai cày làm lễ cưới cô gái và hai vợ chồng sống với nhau hạnh phúc suốt đời.
Khi nghe xong chuyện “Cây tre trăm đốt”, trong tôi hiện lên suy nghĩ: “Đáng đời cho bọn gian tham, quỷ quyệt!”. Ở đời, những kẻ tham lam thường chuốc hại cho mình, còn những người hiền lành, chăm chỉ như anh Khoai cày sẽ được mọi người yêu quý và đạt được kết quả tốt đẹp.
Mẫu 4
Biết bao nhiêu nhân vật đẹp đi theo mãi trong tâm trí em nhưng em nhớ nhất vẫn là hình ảnh anh trai cày trong câu chuyện “Cây tre trăm đốt” mà bà đã kể cho em nghe. Anh trai cày thật hiền lành và chăm chỉ …Vậy anh có được hạnh phúc không? Hãy nghe em kể lại chuyện đó nhé.
Ngày xưa, ở một làng nọ có một anh trai cày mô côi cha mẹ từ bé. Anh được một lão nhà phú hộ thuê. Vốn hiền lành, chất phác nên lão bảo gì anh làm nấy. Một hôm, lão gọi anh đến dỗ ngon, dỗ ngọt: “Con ở nhà ta đã lâu, lại thấy con ngoan ngoãn, hiền lành nên ta định gả con gái cho con. Với điều kiện trong ba năm, con phải làm ăn đến nơi đến chốn”. Thấy lão nói thế, anh mừng lắm, cứ tưởng thật nên anh càng làm việc hăng say hơn. Nhờ ba năm làm việc cực nhọc của anh, giờ đây lão đã tậu thêm được ruộng vườn, nhà cửa và nhiều thóc lúa. Trong ba năm đó, lão đã ngầm hứa gả con một lão buôn giàu có. Gần đến ngày lão nói với anh
là gả con gái cho anh, lão bảo anh vào rừng tìm một cây tre trăm đốt làm của hồi môn. Anh liền vào rừng tìm cây tre trăm đốt. ở nhà, lão phú hộ nghĩ thầm: “Làm gì có tre trăm đốt mà tìm thể nào nó cũng bị rắn cắn, hổ vồ”. Trong rừng anh đang cố gắng tìm được thứ lão phú hộ cần, nhưng nhiều lắm cũng chỉ có năm mươi đốt. Anh tìm đến hai ngày sau vẫn không thấy cây tre trăm đốt. Buồn quá, anh ngồi xuống cạnh một cái cây mà khóc. Thấy thế, Bụt hiện lên hỏi: “Tại sao con khóc”. Anh trai cày kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Bụt, Bụt bảo: “Chuyện đó khó gì, con hãy tìm cho ta một trăm đốt tre và hô “khắc nhập, khắc nhập” thì các đốt tre sẽ liền lại thành một cây, còn hô “khắc xuất, khắc xuất” thì cây lại rời ra”. Anh định cảm ơn thì Bụt đã biến mất. Anh tìm đủ một trăm đốt tre rồi bó lại mang về. Đến nơi, anh thấy tiệc tùng linh đình trong nhà phú hộ. Anh tức lắm nhưng vẫn hô: Khắc nhập, khắc nhập, cây nhập liền lại vươn thẳng lên trời. Mọi người ngạc nhiên chạy ra xem. Lão phú hộ chen trong đám người bước ra với vẻ mặt ngạc nhiên. Anh liền đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” thế là lão phú hộ dính chặt vào cây. Lão phú hộ van xin anh. Mãi sau anh mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” thế là lão phú hộ rời ra khỏi cây tre và phải gả con gái cho anh. Hai vợ chồng anh trai cày sống với nhau vui vẻ.
Qua câu chuyện, em thấy “ở hiền gặp lành” còn ngược lại “ở ác gặp ác”. Cái thiện luôn thắng cái ác. Em càng yêu quí cái thiện hơn.
———————————————————————————
5/5 - (4 votes)Nếu ba mẹ thấy hữu ích hãy chia sẻ:
Related
Từ khóa » Cây Tre Trăm đốt Nhân Vật Chính Là Ai
-
Phân Tích ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm đốt
-
Cây Tre Trăm đốt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ý Nghĩa Của Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt - Sách Hay 24H
-
Cây Tre Trăm đốt Cổ Tích Việt Nam
-
Phân Tích Hệ Thống Nhân Vật Trong Câu Chuyện "Cây Tre Trăm đốt"
-
Cây Tre Trăm đốt Nhân Vật Chính Là Ai
-
Trong Truyện "Cây Tre Trăm đốt", Nhân Vật Anh Nông Phu đã Dùng Câu ...
-
Tóm Tắt Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm Đốt - Diễn Đàn Chia Sẻ
-
Cây Tre Trăm đốt: Truyện Cổ Tích Dân Gian Việt Nam
-
Phân Tích Truyện Cổ Tích Cây Tre Trăm đốt - Văn Mẫu Lớp 6
-
Cây Tre Trăm đốt - Truyện Cổ Tích Việt Nam - Cùng đọc Sách
-
Ý Nghĩa Câu Chuyện Cây Tre Trăm đốt? Hay Nhất - Toploigiai
-
Kể Lại Câu Chuyện Cây Tre Trăm đốt Theo Lời Kể Anh Khoai - Wiki Secret
-
Phân Tích Truyện Cây Tre Trăm đốt - Học Sinh Giỏi