Truyện Cho Bé 4 Tuổi - 10 Truyện Nuôi Dưỡng Tâm Hồn Trẻ Mỗi Tối
Có thể bạn quan tâm
4 tuổi là độ tuổi mà con đã nhận thức được rất nhiều chuyện trong cuộc sống. Giai đoạn này bố mẹ nên nuôi dưỡng nhân cách và trí tưởng tượng cho trẻ bằng cách kể truyện cho bé 4 tuổi nghe hằng ngày. Dưới đây là 10 truyện cho bé 4 tuổi được nhiều bà mẹ kể cho con nghe mỗi đêm. Các ba mẹ hãy cùng đọc để kể cho bé nha.
Các Nội Dung Chính
- Truyện cho bé 4 tuổi số 1: Chú chim vô duyên
- Truyện cho bé 4 tuổi số 2: Thỏ con thích nói dối
- Truyện cho bé 4 tuổi số 3: Vịt xám không nghe lời mẹ
- Truyện cho bé 4 tuổi số 4: Đôi bạn tốt
- Truyện cổ tích cho bé 4 tuổi số 5: Hoàng tử ếch xanh
- Truyện kể cho bé 4 tuổi số 6: Con rùa khôn ngoan
- Truyện cho bé 4 tuổi số 7: Sự Tích Con Muỗi
- Truyện số 8: Sự tích cây nêu ngày tết
- Truyện số 9: Sự tích cây đào
- Truyện số 10: Cô bé chăn ngỗng
Truyện cho bé 4 tuổi số 1: Chú chim vô duyên
Có một chú chim không thích ngủ trưa, cứ giờ ngủ trưa là nó lại bay đến trang trại ngay gần đó và cố tình hót suốt để trêu đám cừu và đám bò sữa:
” Lêu lêu đồ bò sữa ục ịch”
” Cừu ơi sao mà suốt ngày khoác lên mình bộ lông dày thế, nóng quá, nóng quá!”
Đám cừu và đám bò sữa tức lắm nhưng không làm được gì nó vì chim đậu ở tít trên cành cây cao.
Một hôm nọ, khi con chim đang mải mê trêu đám cừu và bò mà không ngờ có một con đại bàng lớn đang định vồ lấy nó. May mà có đám cừu và bò rống lên để báo hiệu, con chim nọ liền cất cánh thật nhanh để trốn con đại bàng. Từ lần đó, con chim rất hối hận và không trêu ai kiểu đó nữa.
Truyện cho bé 4 tuổi số 2: Thỏ con thích nói dối
Thỏ Con có tính nghịch ngợm, thường hay gạt mọi người. Bạn bè khuyên hoài nhưng vẫn không chừa.
Hôm nọ, Thỏ vào rừng tìm hạt dẻ nhưng không có, định bày trò lừa gạt mọi người cho vui. Thỏ giả vờ hớt hãi chạy ào ra la lớn: “Bà con ơi! Cứu! Cứu cháu! Sói ăn thịt cháu kìa!”
Mọi người nghe vậy liền chụp lấy cuốc, cào, chạy vào trong để vây bắt Sói. Nhưng chẳng thấy Sói đâu mà chỉ thấy Thỏ cười toe toét, trêu chọc mọi người bị mắc lừa. Tin đến tai Sói, hắn tức tối bảo rằng:
“Đã vậy tao sẽ thịt mày cho chừa thói khoác lác”.
Vài hôm sau, Sói gặp Thỏ đang lang thang trong rừng liền nhào đến tóm gọn. Thỏ kêu cứu thảm thiết nhưng chẳng ai đến cứu vì cứ tưởng là Thỏ gạt mình như trước. May cho Thỏ lúc đó, có bác Gấu đi tiệc về ngang qua, tống cho Sói một đấm để cứu Thỏ. Bác khuyên Thỏ từ nay đừng gạt người khác mà có ngày hại mình. Thỏ hối hận và hứa sẽ nghe lời bác.
- Truyện Cho Bé 3 Tuổi – 3 Truyện Giúp Trẻ Phát Triển Sự Sáng Tạo
>>> Mách ba mẹ một ứng dụng đọc truyện cho bé siêu hay mà phụ huynh phải đăng ký cho bé
Truyện cho bé 4 tuổi số 3: Vịt xám không nghe lời mẹ
Vịt mẹ dẫn Vịt con đi chơi. Trước khi đi, Vịt mẹ dặn:
– Các con phải đi theo mẹ, theo đàn, không được tách ra đi một mình mà con cáo ăn thịt đấy !
Đàn Vịt con vâng dạ rối rít.
Vừa ra khỏi cổng làng, chú Vịt Xám đã quên ngay lời mẹ dặn. Chú lẻn đi chơi một mình, lang thang hết nơi này đến nơi khác. Cuối cùng chú đến một cái ao có rất nhiều tôm cá. Đứng trên bờ nhìn xuống, chú thấy từng đàn cá, tôm bơi lội tung tăng dưới nước, thỉnh thoảng một con tôm cong mình nhảy tanh tách.
Thích quá, chú nhảy xuống mò lấy, mò để. Lúc ăn đã gần no, chú mới nhìn lên chẳng thấy Vịt mẹ đâu cả. Hoảng sơ, chú nhảy lên bờ gọi mẹ ầm ĩ : “Vít… vít… vít”. Gần đấy có một con cáo đang ngủ, nghe tiếng Vịt kêu, Cáo liền nhỏm dậy.
Nó lẩm bẩm
– Chà thịt vịt con ăn ngon lắm đấy ! Hôm nay mình sẽ được một bữa thịt vịt thật là ngon.
Nói rồi Cáo đi nhanh ra phía bờ ao. Khi Cáo vừa ra đến nơi thì cũng là lúc Vịt mẹ tìm thấy Vịt Xám. Trông thấy Cáo, Vịt mẹ vội dẫn Vịt Xám nhảy tùm xuống ao. Thế là Vịt Xám thoát chết.
Từ đấy Vịt Xám không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn.
Khăn Cho Bé Ti Siêu Đa Năng Mua Ngay | Áo Choàng Tắm Cho Bé Có Mũ Mua Ngay | Bàn Tính Soroban Chuẩn Cho Bé Mua Ngay | Gối lõm chống méo đầu cho trẻ Mua Ngay |
>> Đọc thêm 6 Truyện Cho Bé 5 Tuổi Hay Nhất Về Chủ Đề Gia Đình
Truyện cho bé 4 tuổi số 4: Đôi bạn tốt
Thím Vịt bận đi chợ xa đem con đến gởi bác gà mái mẹ. Gà mái mẹ gọi con ra chơi với Vịt con. Gà con xin phép mẹ dẫn Vịt con ra vườn chơi và tìm giun để ăn. gà con nhanh nhẹn đi trước. Vịt con lạch bạch theo sau.
Thấy Vịt con chậm chạp, Gà con tỏ ra không thích lắm. Ra tới vườn, Gà con lấy hai chân bới đất tìm giun. Ngón chân của Vịt có màng không bới đất được. Vịt con cứ lạch bạch khiến đất bị nén xuống. Gà con không tài nào tìm giun được. Gà con tức quá nói với Vịt con
– Bạn chẳng biết bới gì cả, bạn đi chỗ khác chơi để tôi bới một mình vậy. Vịt con thấy Gà con cáo với mình cũng buồn, liền bỏ ra ao tìm tép ăn. Một con Cáo mắt xanh, đuôi dài nấp trong bụi rậm, thấy Gà con đi tìm mồi một mình định nhảy ra vồ. Gà con sợ quá vội ba chân bốn cẳng chạy ra bờ ao. Gà con vừa chạy vừa kêu : “Chiếp, chiếp, chiếp !”.
Vịt con đang lặn ngụp tìm tép, nghe tiếng bạn gọi vội lướt nhanh vào bờ kịp cõng bạn ra xa. Cáo chạy tới bờ đã thấy Gà và Vịt đang ở gần ao sâu. Chờ mãi không được, Cáo liếm mép và bỏ đi. Nhờ Vịt có đôi chân như mái chèo bơi rất nhanh mà Gà con thoát chết… Lúc này Gà con mới thấy việc mình đuổi Vịt con là không tốt, và xin lỗi bạn. Vịt con không giận mà còn mò tép cho gà con ăn.
Từ đấy mỗi khi Vịt con đến chơi. Gà con mừng tíu tít đi tìm giun cho Vịt con ăn. Gà con nhanh nhẹn đi trước, Vịt con lạch bạch theo sau. Hai bạn gà và Vịt rất quý mến nhau.
>>> Các bố mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm: 14 Câu Truyện Cho Bé Ý Nghĩa Nhất Mà Tất Cả Các Mẹ Phải Kể Cho Bé
Truyện cổ tích cho bé 4 tuổi số 5: Hoàng tử ếch xanh
Ngày xửa ngày xưa, có một ông vua có mấy cô con gái rất xinh đẹp. Trong đó cô con gái út là người đẹp nhất. Một hôm khi công chúa út đang chơi quả cầu vàng ở hồ nước, không may quả cầu vàng rơi xuống hồ. Công chúa rất buồn và khóc.
Bỗng nhiên nàng nghe thấy tiếng người nói to: “Công chúa, nàng khóc như vậy đến hòn đá nghe thấy cũng phải đau lòng.” Nàng công chúa nhìn khắp nơi chẳng thấy ai mà chỉ thấy một chú ếch xanh đang thò cái đầu rất to lên. Hóa ra, tiếng nói đó chính là của ếch xanh.
Công chúa út nói với Ếch Xanh: “Quả cầu vàng của ta rơi xuống hồ nước mất rồi.”
Ếch Xanh nói: “Nếu ta giúp nàng tìm được quả cầu vàng, nàng cảm ơn ta thế nào?” Ếch Xanh nói tiếp: “Tôi chỉ muốn nàng thích tôi, cho phép tôi được làm người bạn tốt của nàng. Chúng ta cùng nhau vui đùa, cùng nhau ăn cơm trên bàn, cùng nhau ngủ trên chiếc giường ấm áp của nàng. Nếu nàng đồng ý, ta sẽ lập tức mò quả cầu vàng lên cho nàng.” Nàng út đồng ý nhưng trong bụng nghĩ: “Con ếch làm sao có thể làm bạn tốt cùng ta được?”
Ếch Xanh lặn xuống hồ nước, trong chốc lát đã ôm quả cầu vàng nổi lên mặt nước. Nàng công chúa út vui mừng nhận lấy quả cầu và co cẳng chạy mất.
“Đừng chạy! Đừng chạy! Ếch Xanh khản cổ gọi, nhưng không thấy bóng dáng nàng công chúa út đâu nữa.
Hôm sau, Ếch Xanh đến trước cửa cung điện của nhà vua và kêu lớn: “Nhanh mở cửa ra!”
Nhà vua hỏi: “Ai đấy?” Nàng công chúa út liền kể lại chuyện hôm trước cho nhà vua nghe. Nhà vua nói với con gái: “Con không nên nói lời mà không giữ lời, cho phép nó vào!” Nàng công chúa đành phải ra mở cửa. Ếch xanh nhảy vào cửa và nói: “Chúng ta cùng nhau ăn cơm đi!”
Ếch Xanh ăn uống một cách say sưa, ngon lành. Còn công chúa út không ăn được một chút nào. Cuối cùng Ếch Xanh nói: “Tôi ăn no rồi, nàng hãy ôm tôi vào phòng ngủ của nàng đi!” Nàng công chúa rất tức giận, bắt Ếch Xanh ném qua bờ tường và nói to: “Bây giờ nhà ngươi muốn ngủ thì ngủ đi!” Ai ngờ Ếch xanh vừa rơi xuống đất, nó biến thành một chàng hoàng tử khôi ngô tuấn tú, hai mắt rất sáng, miệng cười rất tươi.
Khi đó hoàng tử mới nói cho nàng út biết nguyên nhân của sự việc. Số là chàng bị một mụ phù thủy độc ác thử ma thuật, ngoài nàng ra, không ai có thể cứu chàng thoát khỏi hồ nước.
Hôm sau, một cỗ xe tám ngựa đã dừng trước cổng cung điện, trên đầu ngựa đều gắn những chiếc lông màu trắng. Trên lưng ngựa chở đầy gấm vóc và đồ trang sức. Hoàng tử và công chúa út từ biệt nhà vua, ngồi lên xe ngựa trở về vương quốc của hoàng tử. Từ đó hoàng tử Êch Xanh và nàng công chúa út cùng nhau sống một cuộc đời hạnh phúc.
Mũ Bảo Hiểm Cho Bé Tập Đi Mua Ngay | Yếm Ăn Dặm Chỉ 7.5K/Chiếc Mua Ngay | Gối Định Hình Đầu Cho Trẻ Mua Ngay | Bàn Tính Soroban Bằng Gỗ Mua Ngay |
- Truyện Kể Cho Trẻ 3-4 Tuổi – 5 Truyện Được Nhiều Ba Mẹ Kể Nhất.
- Truyện Cổ Tích Cho Bé 4 Tuổi – 10 Truyện Cổ Tích Ba Mẹ Phải Kể Cho Bé
Truyện kể cho bé 4 tuổi số 6: Con rùa khôn ngoan
Ai cũng biết là rùa vô cùng khôn ngoan. Một hôm, một con rùa tập hợp muôn thú lại, báo tin:
– “Một cá cây nguy hiểm đang mọc lên trong rừng của chúng ta. Chúng ta phải trừ khử nó, nếu không nó sẽ trừ khử chúng ta!”
Rùa dẫn các con vật tới bìa rừng. Có cả một cánh đồng cây đay. Rùa nói:
– “Tứ cây đó đây!”.
Các con vật quan sát và nếm thử lá cây. Linh dương nhăn mặt:
– “Đắng quá. Tôi không thấy tại sao tôi phải ăn thứ cây này”.
Hồng hạc gật đầu:
– “Tôi cũng vậy. Tôi không thể dùng cây đay làm gì cả, vì tôi sống phần lớn thời gian dưới nước”
Cá chép không nói gì, chỉ phe phẩy vây, bỏ đi.
Vì vậy, cây đay được yên ổn, mặc tình mọc, Một hôm, nhiều người tới, nhổ đay, bện thành dây, làm dây cung. Kế đó họ lấy vỏ cậy cọ chuốt làm tên và đi săn chim. Tới bờ nước bắn tên vào một bầy hồng hạc. Bầy chim bay đi, nhưng một con bị thườn nặng nằm lại gần bờ. Rùa lại gần nó:
“Nếu anh nghe lời tôi khi tôi yêu cầu trừ bỏ cái cây trong rừng thì hôm nay có lẽ anh đã bay yên ổn trên không”.
Hồng hạc van nài:
– “Anh rùa, xin giúp tôi!”
– “Quá trễ rồi”.
Một người đi tới, bắt hồng hạc đem về. Kế đó, con người lấy một cây gậy và cột dây với một cái móc ở đầu dây. Họ ném lưỡi câu xuống nước và chỉ trong chốc lát, một con cá chép đã vùng vẫy ở đầu dây.
Rùa bơi tới bên nó:
– “Nếu anh nghe tôi, có lẽ hôm nay anh vẫn yên ổn bơi lội”.
– “Anh rùa ơi, giúp tôi với!” cá chép khẩn cầu.
– “Trễ quá rồi!” rùa trả lời.
Một người giật dây câu và kéo cá chép lên khỏi mặt nước. Kế đó người ta lấy dây thắt những cái thòng lọng, đặt trên một đường mòn. Linh dương mắc bẫy. Rùa tới nói:
– “Nếu anh nghe tôi, có lẽ hôm nay anh vẫn yên ổn chạy nhảy trong rừng!”.
– “Anh rùa ơi, giúp tôi với!” linh dương van nài.
Rùa gặm sợi dây và dải thoát linh dương. Từ ngày đó, chúng thành bạn của nhau. Tuy nhiên, rùa khôn ngoan bao nhiêu thì linh dương ngốc nghếch bấy nhiêu. Đúng là nó khâm phục bạn nó thông minh, nhưng trong thâm tâm nó tự bảo:
– “Sự thông minh của nó không ích lợi gì, vì nó chậm chạp. Nó không chay kịp ai mà cũng không thể chạy trốn kẻ thù”.
Một hôm, rùa thách linh dương:
– “Anh tưởng rằng tôi chậm chạp, nhưng tôi có thẻ chạy hơn anh khi tôi muốn”.
– “Tôi muốn thấy lắm!” linh dương cười.
– “Vậy thì nhìn kỹ đây. Chúng ta sẽ chạy tới đỉnh ngon đồi kia và ta sẽ tháy rõ ai tới trước:.
Ngay trước khi chạy, rùa cắn đuôi linh dương và bám lủng lẳng ở đó. Linh dương chạy tới đỉnh đồi rồi quay đầu lại để xem rùa vất vả ra sao. Rùa nhả đuôi linh dương ra và nói:
– “Tôi ở đấy. Tôi đã chờ anh lâu rồi”.
Linh dương nghĩ náy óc cũng không hiểu nổi rùa đã làm thế nào để tới trước nó. Lúc đó vua của muôn thú là sư tử mời tất cả thần dân dự một bữa tiệc huy hoàng. Khỉ, Voi cũng như Linh dương và Rùa đều tới dự. Bữa tiệc thật thinh soạn, thức ăn thừa mứa cho mọi con vật . Voi ăn chuối, cá sấu ăn cá. Rủi thay, rùa và linh dương đã ứa nước bọt đầy miệng khi chúng nhận ra mình đã quên mang dĩa theo. Sư tử đã yêu cầu muôn thú đem theo dĩa riêng, nhưng linh dương ngờ nghệch không nhớ tới. Rùa bận nghĩ ra những trò quái ác quên béng bộ đồ ăn. Thế là nó quay qua nói với Linh dương:
– “Anh mau chạy về nhà kiếm hai cái dĩa thì chúng ta mới có cái ăn!”
Nhưng linh dương không muốn đi:
– Tại sao lại là tôi? Anh chẳng chạy nhanh hơn tôi sao?
– “Đúng vậy, nhưng anh ở gần hơn”.
Linh dương đi tìm hai cái dĩa, nhưng trước khi đi, nó nói với rùa:
– “Đừng ăn hết đó!”
Rùa cũng đi tìm ngay một cái dĩa. Nó thấy một con hồng tước tí xíu bưng một cái dĩa to.
– “Anh dùng cái dĩa to như vậy để làm gì? Rùa hỏi. hai hạt đậu lớn cũng đầy bụng anh rồi”.
– Anh nói đúng – hồng tước đồng ý. Hơn nữa, tôi đã ăn xong.
– “Trong trường hợp đó, anh cho tôi mượn dĩa được không? Tôi để quên dĩa ở nhà.
Hồng tước không đợi năn nỉ: “nhưng chú ý đừng làm bể dĩa”.
Rùa lấy đầy dĩa và ăn gần vỡ bụng. Sau khi nó trả dĩa cho hồng tước thì linh dương đến. Nó tru tréo:
– “Anh không chừa gì cho tôi cả!”.
Quả là bữa tiệc thịnh soạn còn lại xương và vỏ chuối. Không phải một mình anh chịu đói – rùa phản bác. Trong khi chờ anh đem dĩa tới tôi không ăn một miếng. Anh đã nhởn nhơ, mất cả thì giờ!”
Rùa và linh dương đứng đó tiu ngỉu, hai cái dĩa trống trơ. Vua sư tử chợt nói:
– “Các ngươi đã ăn no bụng, đã có sức. Bây giờ ta sẽ cho các ngươi cơ hội phô diễn thế mạnh. Tất cả chúng ta sẽ chiến đấu với nhau. Kẻ nào thua sẽ làm tôi tớ cho kẻ thắng và mạnh nhất sẽ làm vua. Voi sẽ làm trọng tài cho cuộc đấu sức”.
Ý của sư tử rất hay. Dầu nó rất can đảm và mạnh mẽ, voi vẫn mạnh hơn nó. Tuy nhiên vì làm trọng tài, voi không
thể dự các cuộc đấu sức. Sư tử bắt đầu bằng cách gầm rống và nhảy xổ vào linh dương. Linh dương tránh và chạy vắt giò lên cổ. Thấy không bắt kịp, sư tử quay sang rùa ở bên cạnh. Nhưng không làm được gì trước các vỏ cứng của rùa. Nó bèn thử lật ngửa rùa lên, nhưng rùa cắn chân nó và rút đầu vào vỏ. Sư tử gầm thét vì đau đớn nhưng rùa cứ giữ chặt. Voi phải tuyên bố người thắng cuộc.
Sư tử tức giận và xấu hổ bỏ đi. Rùa trở thành nữ chúa của muôn thú. Khi linh dương quay lại, rùa nói:
– “Tôi đã cứu mạng anh lần thứ hai. Nếu tôi không thành nữ chúa muôn thú, có lẽ nó đã đuổi kịp anh”.
Linh dương lồng nhiệt cám ơn. Rùa giữ quyền không lâu.Muôn thú quên nhanh là nó đã chiến thắng sư tử và dần dần sư tử phục hồi uy tín. Vả lại, nó cũng hết sức coi thường địa vị mới: nó quá thông minh nên không cần làm nữ chúa!
>>> Phụ huynh có thể tham khảo thêm chương trình học tiếng Anh qua truyện cho bé siêu hay Monkey Stories
Truyện cho bé 4 tuổi số 7: Sự Tích Con Muỗi
Câu chuyện cho bé 4 tuổi số 7 đó là truyện sự tích con muỗi. Nội dung truyện như sau:
Ngày xưa, có một người nông dân hiền lành tên là Ngọc Tâm, có một người vợ xinh đẹp tên là Nhan Diệp. Khác hẳn với tính tình đơn giản của chồng, quanh năm chăm chú làm ăn, người vợ lười biếng xa hoa, chỉ lo thỏa thê sung sướng.
Trong lúc hai vợ chồng tưởng chung sống với nhau đến răng long đầu bạc, thì Nhan Diệp bỗng lăn ra chết.
Người chồng đau đớn quá, không muốn rời xa xác vợ, bèn bán hết tài sản, mua một chiếc thuyền chở quan tài vợ thả bồng bềnh trên mặt nước.
Một buổi sớm mai thuyền đi đến dưới chân một ngọn núi cỏ cây ngào ngạt, Ngọc Tâm lên bờ thấy đủ các kỳ hoa dị thảo, cây cối nặng trĩu trái thì lấy làm lạ bèn phăng lần lên cao. Lưng chừng núi, Ngọc Tâm gặp một ông lão tướng mạo phương phi, râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc đang lần bước. Thấy người có vẻ tiên phong đạo cốt, đoán chừng là thần tiên ở núi Thiên Thai xuất hiện, Ngọc Tâm bèn sụp lạy, rồi thiết tha xin cứu tử hoàn sinh cho người vợ thương yêu.
Vị thần thương hại nhìn Ngọc Tâm hồi lâu rồi nói:
– Ngươi còn nặng lòng vương vấn trần ai, chưa thoát được vòng tục lụy… Ta có thể giúp cho ngươi đạt ước vọng song về sau ngươi đừng có lấy làm ân hận!
Ngọc Tâm theo lời vị thần, dở nắp quan tài vợ ra, chích đầu ngón tay mình nhỏ ba giọt máu vào thi thể Nhan Diệp, thì người đàn bà từ từ mở mắt ra, rồi ngồi lên như sau một giấc ngủ dài.
Trước khi từ giã, vị thần bảo người đàn bà vừa sống lại:
– Đừng quên bổn phận của người vợ… Hãy luôn luôn nghĩ đến lòng thương yêu chung thủy của chồng… Chúc cho hai vợ chồng được sung sướng.
Trên đường về quê, người chồng hối hả giục thuyền đi mau. Một tối thuyền ghé bến, Ngọc Tâm lên bờ mua sắm thức ăn. Trong lúc đó, có một chiếc thuyền buôn lớn đậu sát bên cạnh, chủ nhân là tay lái buôn giàu có chú ý đến nhan sắc lộng lẫy của Nhan Diệp. Hắn gợi chuyện, mời Nhan Diệp qua thuyền mình dùng trà rồi ra lệnh cho bạn thuyền dong hết buồm chạy.
Ngọc Tâm quay về thấy mất vợ, bỏ cả ăn ngủ, ngày đêm đi tìm kiếm, một tháng sau mới gặp. Nhưng người đàn bà đã quen với lối sống xa hoa bên cạnh tay lái buôn giàu có, quên cả tình cũ nghĩa xưa. Thấy rõ bộ mặt thật của vợ, Ngọc Tâm như tỉnh cơn mê, bảo Nhan Diệp:
– Mình được tự do bỏ tôi song tôi không muốn mình còn lưu giữ kỷ niệm gì của tôi nữa, vậy hãy trả lại ba giọt máu của tôi đã nhỏ ra để cứu mình sống lại.
Nhan Diệp thấy được ra đi dứt khoát dễ dàng như thế, vội vàng lấy dao chích đầu ngón tay, nhưng máu vừa bắt đầu nhỏ giọt thì nàng ngã lăn ra chết.
Người đàn bà nông nổi, phụ bạc chết vẫn còn luyến tiếc cõi đời nên hóa kiếp thành một vật nhỏ, ngày đêm đuổi theo Ngọc Tâm, tìm cách ăn cắp ba giọt máu để trở lại làm người. Con vật này luôn luôn kêu than với chồng cũ, như van lơn, như oán hận, như tiếc thương, ngày đêm o o không ngừng. Về sau giống này sinh sôi nẩy nở rất nhiều, người ta đặt tên nó là con muỗi. Vì ghét kẻ phụ bạc, nên mỗi lần muỗi lại gần, người ta không tiếc tay đập cho nó chết.
>>> Đọc thêm nha các bố mẹ: Đọc Truyện Cho Bé Mỗi Ngày Với 6 Lợi Ích Mà Bố Mẹ Không Ngờ Tới
Truyện số 8: Sự tích cây nêu ngày tết
Sự tích cây nêu ngày tết là một trong những truyện cổ tích việt nam cho bé 4 tuổi hay nhất, Dưới đây là nội dung câu chuyện:
Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất của Quỷ. Quỷ đối với người ngày càng quá tay. Chúng dần tăng số phải nộp lên gấp đôi và mỗi năm mỗi nhích lên một ít. Cuối cùng chúng bắt Người phải nộp theo một thể lệ đặc biệt do chúng nghĩ ra là “ăn ngọn cho gốc”. Người không chịu. Chúng dùng áp lực bắt phải theo. Vì thế, năm ấy sau vụ gặt, Người chỉ còn trơ những rạ là rạ. Cảnh tượng xương bọc da thê thảm diễn ra khắp mọi nơi bên cạnh bọn Quỷ reo cười đắc ý.
Phật từ phương Tây lại, có ý định giúp người chống lại sự bóc lột tàn nhẫn của Quỷ. Sau mùa đó, Phật bảo Người đừng trồng lúa mà cào đất thành luống trồng khoai lang. Người cứ y lời làm đúng như lời Phật dặn. Quỷ không ngờ Người đã bắt đầu có mưu kế chống lại mình nên cứ nêu đúng thể lệ như mùa trước: “Ăn ngọn cho gốc”.
Mùa thu hoạch ấy, Quỷ rất hậm hực nhìn thấy những gánh khoai lang chạy về nhà Người đổ thành từng đống lù lù, còn nhà mình chỉ toàn những dây và lá khoai là những thứ không nhai nổi. Nhưng ác nỗi, thể lệ đã quy định, chúng đành cứng họng không chối cãi vào đâu được.
Sang mùa khác, Quỷ thay thể lệ mới là “Ăn gốc cho ngọn”. Phật bảo người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Những hạt lúa vàng theo người về nhà, còn rạ phó mặc cho Quỷ. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng tuyên bố “Ăn cả gốc lẫn ngọn”. Lần này Quỷ nghĩ:
– Cho chúng nó muốn trồng gì thì trồng, đằng nào cũng không lọt khỏi tay chúng tao.
Nhưng Phật đã bàn với Người thay đổi giống mới. Phật trao cho Người hạt giống cây ngô để gieo khắp mọi nơi mọi chỗ.
Năm ấy có một lần nữa, Người sung sướng trông thấy công lao của mình không uổng. Trong nhà Người thóc ăn chưa hết thì từng gánh ngô đã tiến về chứa từng cót đầy ăm ắp. Về phần quỷ lại bị một vố cay chua, uất ức hàng mấy ngày liền. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa. Trong bụng chúng nghĩ:
– Thà không được cái gì cả, còn hơn là để cho chúng nó ăn một mình.
Phật bảo Người điều đình với Quỷ cho tậu một miếng đất vừa bằng bóng một chiếc áo cà sa. Nghĩa là Người sẽ trồng một cây tre có mắc một chiếc áo cà sa trên ngọn, bóng cà sa che bao nhiêu diện tích ở mặt đất thì là đất của Người sở hữu ở đó. Ban đầu Quỷ không thuận nhưng sau chúng nó suy tính thấy đất tậu ít mà giá rất hời bèn nhận lời:
– Ồ! Bằng chiếc áo cà sa có là bao nhiêu.
Chúng nó nghĩ thế. Hai bên làm tờ giao ước: Ngoài bóng tre là đất của Quỷ, trong bóng tre là đất của Người.
Khi Người trồng xong cây tre, Phật đứng trên ngọn, tung áo cà sa bay toả ra thành một miếng vải tròn. Rồi Phật hoá phép làm cho cây tre cao vút mãi lên, đến tận trời. Tự nhiên đất trời trở nên âm u: bóng của áo cà sa dần dần che kín khắp cả mặt đất. Bọn Quỷ không ngờ có sự phi thường như thế; mỗi lần bóng áo lấn dần vào đất của chúng, chúng phải dắt nhau lùi mãi lùi mãi. Cuối cùng Quỷ không có đất ở nữa, phải chạy ra biển đông. Vì thế người ta mới gọi là Quỷ Ðông.
Tiếc vì đất đai hoa màu đều thuộc về tay Người, Quỷ rất hậm hực, cố chiêu tập binh mã vào cướp lại. Lần này Người phải chiến đấu với Quỷ rất gay go vì quân đội của Quỷ có đủ một bầy ác thú như voi, ngựa, chó, ngao, bạch xà, hắc hổ, v.v… rất hung dữ. Phật cầm gậy tầm xích đánh giúp Người làm quân của Quỷ không tiến lên được.
Sau mấy trận bất lợi, Quỷ bèn cho quân đi dò xem Phật sợ gì. Phật cho chúng biết là sợ hoa quả, oản chuối và cơm nắm, trứng luộc. Ðối lại Phật cũng dò hỏi và biết quân của Quỷ chỉ sợ độc có mấy thứ : máu chó, lá dứa, tỏi và vôi bột.
Lần giáp chiến sau đó, quân của Quỷ đem không biết cơ man nào là hoa quả đến ném Phật, Phật bảo Người nhặt làm lương ăn rồi đem máu chó vẩy khắp nơi. Quân của Quỷ thấy máu chó, sợ hoảng hồn bỏ chạy.
Lần thứ hai, quân của Quỷ lại đem oản chuối vào ném quân Phật. Phật bảo Người nhặt làm lương ăn rồi giã tỏi phun vào quân địch. Quân của Quỷ không chịu được mùi tỏi, nên cũng cắm đầu chạy biệt tích.
Lần thứ ba, quân của Quỷ lại đem cơm nắm, trứng luộc vào ném quân Phật. Người tha hồ ăn và theo lời Phật dùng vôi bột vung vào Quỷ. Người lại lấy lá dứa quất vào chúng. Quỷ chạy không kịp, lại bị Phật bắt đày ra biển đông. Ngày Quỷ già, Quỷ trẻ, Quỷ đực, Quỷ cái cuốn gói ra đi, bộ dạng của chúng vô cùng thiểu não. Chúng rập đầu sát đất cố xin Phật thương tình cho phép một năm được hai ba ngày vào đất liền thăm phần mộ của tổ tiên cha ông ngày trước. Phật thấy chúng khóc váng cả lên mới thương hại hứa cho.
Vì thế, hàng năm cứ đến ngày tết Nguyên Ðán là ngày Quỷ vào thăm đất liền, thì người ta theo tục trồng nêu để cho Quỷ không dám bén mảng vào chỗ người đang ở. Trên nêu có khánh đất, mỗi khi gió rung thì có tiếng động phát ra để luôn nhắc bọn Quỷ nghe mà tránh. Cũng trên đó có buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất vào những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.
Có câu ca dao:
Cành đa lá dứa treo kiêu (cao) Vôi bột rắc ngõ chớ trêu mọi nhà. Quỷ vào thì Quỷ lại ra. Cành đa lá dứa thì ta cứa mồm
Ngày xưa người ta còn tin rằng những lúc cần đuổi quỷ như khi có dịch tễ chẳng hạn, thì treo một nắm lá dứa ở trước ngõ hay vẩy máu chó khắp nơi cho Quỷ khỏi quấy. Ðàn bà thường buộc tỏi vào giải yếm là cũng có một mục đích gần như vậy.
>>>> Truyện Tranh Cho Bé 4 Tuổi – Những Truyện Hay Nhất Và Thông Tin Hữu Ích Cho Bố Mẹ
Truyện số 9: Sự tích cây đào
Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng.
Quỹ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay.
Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái.
Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong lọ,nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.
Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ. Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.
Áo Choàng Cho Bé Bú Mua Ngay | Yếm Ăn Dặm Chống Thấm Mua Ngay | Khăn Sữa Đa Năng Cho bé Mua Ngay | Khăn Che Cho Bé Đa Năng Mua Ngay |
>>>> Các phụ huynh đọc thêm cho bé Truyện Kể Cho Bé 3-4 Tuổi Chủ Đề Gia Đình – 5 Truyện Hay Nhất
Truyện số 10: Cô bé chăn ngỗng
Cô Bé chăn ngỗng là một trong những câu chuyện cổ tích cho bé 4 tuổi hay nhất, nội dung truyện như sau: Ngày xưa, có một bà hoàng hậu tuổi đã cao. Đức vua chết đã lâu, bà có một cô con gái rất xinh đẹp. Khi lớn lên, nàng được hứa hôn với một chàng hoàng tử con vua một nước xa xôi. Đã đến lúc tổ chức lễ cưới, nàng công chúa chuẩn bị sẵn sàng đi nước xa lạ. Mẹ nàng chuẩn bị cho nàng những vật quý giá: đồ trang sức, vàng, bạc, cốc, châu ngọc, tóm lại là tất cả những gì xứng đáng làm của hồi môn cho một công chúa vì mẹ nàng rất mực yêu nàng. Mẹ nàng gửi gắm một thị nữ có nhiệm vụ dẫn nàng đi đến chỗ ở của người chồng chưa cưới. Mỗi người cưỡi một con ngựa. Ngựa công chúa cưỡi tên là Pha-la-da, biết nói. Đến lúc chia tay, bà hoàng vào trong phòng ngủ, lấy một con dao con chích ngón tay, để chảy ba giọt máu. Bà cho máu nhỏ xuống một cái khăn trắng nhỏ, đưa cho con gái và dặn :
“Con thân yêu, hãy giữ gìn cẩn thận cái khăn này, nó sẽ có ích cho con trên đường đi”.
Hai mẹ con buồn bã từ biệt nhau. Công chúa để cái khăn áp trước ngực, nhảy lên yên ngựa để đi đến nơi ở của người yêu. Sau khi đã đi được một tiếng, cô cảm thấy khát khô họng, cô bảo thị nữ :
– Em hãy xuống ngựa, lấy cốc của ta múc nước suối kia và mang lại đây cho ta, ta khát nước lắm.
– Nếu cô khát, thị nữ trả lời, thì hãy tự nhảy xuống, rồi vươn người ra trên mặt nước mà uống. Tôi không phải là đầy tớ của cô.
Công chúa khát lắm, bèn xuống ngựa, cúi xuống dòng nước suối để uống nước. Nàng không dám uống nước bằng cốc vàng.
– Trời ơi ! – nàng kêu to. Ba giọt máu trả lời cô :
– Nếu mẹ cô biết sự tình thế này, thì hẳn tim bà sẽ tan nát trong ngực.
Nhưng công chúa là người can đảm. Nàng không nói gì và lại nhảy lên ngựa. Ngựa phi nước đại được vài dặm. Trời thì nóng nực, chẳng mấy chốc nàng lại khát nước. Tới một con sông, nàng bảo thị nữ :
– Em hãy xuống ngựa và cho ta uống nước bằng cái cốc vàng.
Cô đã quên đứt những lời độc ác của thị nữ. Nhưng thị nữ lại trả lời ngạo mạn hơn :
– Nếu cô khát thì hãy đi mà uống nước một mình, tôi không phải là đầy tớ của cô.
Công chúa khát quá, nhảy xuống ngựa, cúi xuống dòng nước chảy xiết, khóc và kêu lên:
– Trời ơi !
Ba giọt máu liền đáp lại :
– Nếu mẹ cô biết sự tình thế này thì hẳn tim bà sẽ tan nát trong ngực.
Trong khi cô cúi xuống để uống thì cái khăn có ba giọt máu, tuột khỏi ngực cô và trôi theo dòng nước mà cô không hay biết gì, vì lúc đó cô rất sợ hãi. Thị nữ thì lại trông thấy hết và nó rất vui mừng là từ giờ trở đi công chúa sẽ bị nó trị. Từ lúc đánh mất ba giọt máu, công chúa trở nên yếu đuối, không đủ sức tự bảo vệ nữa. Khi nàng định trèo lên con ngựa Pha-la-da thì thị nữ bảo :
– Tôi sẽ cưỡi con Pha-la-da, còn cô, cô hãy cưỡi con ngựa tồi của tôi.
Công chúa đành làm vậy. Tiếp đó thị nữ ra lệnh, lời lẽ gay gắt, bắt nàng phải cởi quần áo hoàng cung ra và mặc quần áo của nó vào. Cô lại phải thề có trời là khi đến cung điện sẽ không nói lộ gì ra. Nếu cô không chịu thề thì nó sẽ giết chết cô tại chỗ. Nhưng con Pha-la-da đã quan sát tất cả và ghi nhớ tất cả.
Thị nữ thì cưỡi con Pha-la-da, còn công chúa thì cưỡi con ngựa tồi. Họ lại tiếp tục đi, cuối cùng đến lâu đài nhà vua. Ở đấy, mọi người rất vui mừng khi họ tới, và hoàng tử vội chạy đến tận nơi đón họ, đỡ thị nữ xuống ngựa, vì tưởng rằng đó là vợ chưa cưới của mình. Thị nữ đi lên bậc thang lâu đài, còn nàng công chúa thì phải đứng lại ngoài thềm lâu đài. Vua cha nhìn ra, qua cửa sổ thấy nàng duyên dáng và tuyệt đẹp. Người vào trong cung và hỏi cô gái được coi là vợ chưa cưới của hoàng tử xem cô gái đứng ngoài sân là ai.
– Tâu vua cha, con đã gặp cô gái đó trên đường đi và con đã đưa cô ta đi cùng để đỡ lẻ loi một mình. Xin vua cha cho cô ta làm việc gì đó để cô ta khỏi phải vô công rỗi nghề.
Nhưng vua cha không có việc gì giao cho cô làm cả. Người bảo:
– Ở ngoài kia, ta có một thanh niên chăn ngỗng, hãy để cô ấy giúp việc anh ta vậy.
Chàng thanh niên tên là Cuốc. Vợ chưa cưới của hoàng tử phải giúp anh chăn ngỗng.
Ít lâu sau, vợ chưa cưới giả tâu với hoàng tử:
– Chàng thân yêu ơi, em muốn một điều, chàng hãy làm vui lòng em nhé!
Hoàng tử nói:
– Được thôi!
– Chàng hãy cho gọi người thợ lột da đến đập chết con ngựa em cưỡi đến đây, vì trong khi đi đường nó đã làm em bực tức.
Thật ra thì nó sợ con ngựa kể lại cách nó đối xử với công chúa. Đến lúc con ngựa trung thành Pha-la-da phải chết thì công chúa được tin. Nàng hứa với người thợ lột da là sẽ bí mật biếu anh một đồng tiền bạc nếu anh giúp nàng một việc nhỏ. Trong đô thị có một cái cổng to rất tối, hàng ngày, sớm tối nàng phải dẫn đàn ngỗng đi qua. Nàng xin người thợ lột da hãy đóng đanh treo đầu con Pha-la-da vào cái cổng ấy để nàng có thể luôn luôn trông thấy nó. Người thợ lột da hứa sẽ làm, bác đóng đanh chặt cái đầu con ngựa vào dưới cái cổng tối om.
Sáng sớm, khi cùng Cuốc đi qua cổng, cô bảo cái đầu :
“Ôi, Pha-la-da, mày bị treo ở đây ư?”
Cái đầu trả lời:
“Ôi ! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư? Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này Tim mẹ sẽ vỡ tan tành”.
Lặng lẽ, cô đi khỏi đô thị, dẫn đàn ngỗng ra cánh đồng. Đến đồng cỏ, cô ngồi xuống và rũ tóc ra. Tóc cô óng ánh như vàng nguyên chất và Cuốc rất thích nhìn mớ tóc ấy lóe sáng. Anh muốn nhổ vài cọng tóc. Công chúa bèn nói :
“Ta khóc đây, ta không đây! Hỡi làn gió nhẹ, Hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi! Cho đến khi nào tóc ta chải và tết xong”.
Tức thì gió thổi mạnh cuốn đi cái mũ của Cuốc. Anh ta chạy theo ngay. Khi anh trở về thì công chúa đã chải đầu xong và anh không nhổ được sợi tóc nào. Anh rất bực và không nói năng gì với cô nữa. Họ lại tiếp tục chăn ngỗng đến chiều, rồi cùng về nhà.
Sáng sớm hôm sau, khi lùa đàn ngỗng qua cổng, cô gái nói :
“Ôi, Pha-la-da, mày bị treo ở đây ư?”
Đầu ngựa trả lời :
“Ôi ! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư? Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này Tim mẹ sẽ vỡ tan tành”.
Đi ra khỏi đô thị, cô lại ngồi trên đồng cỏ và lại rũ tóc ra chải. Cuốc muốn nắm lấy mớ tóc. Cô vội vàng nói :
“Ta khóc đây, ta không đây! Hỡi làn gió nhẹ, Hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi! Cho đến khi nào tóc ta đã chải và tết xong”.
Gió nổi lên, cuốn cái mũ đi. Cuốc phải chạy theo. Khi anh ta về thì cô đã chải đầu xong từ lâu, và anh không nắm được mớ tóc ấy. Và rồi hai người lại cùng chăn ngỗng đến chiều.
Nhưng chiều hôm ấy, về tới nhà, Cuốc đến gặp vua cha, và tâu :
– Kính thưa hoàng thượng, con không thể chăn ngỗng với cô gái này nữa.
– Tại sao vậy?, vua hỏi.
– Suốt ngày cô ta làm con bực mình!
Vua cha bảo anh kể lại sự việc đã xảy ra. Cuốc nói :
– Buổi sáng, chúng con dẫn đàn ngỗng qua cái cổng tối om, ở đấy, có một cái đầu ngựa treo trên tường, cô ta nói với nó:
“Ôi, Pha-la-da, mày bị treo ở đây ư?”
Cái đầu trả lời:
“Ôi ! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư? Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này Tim mẹ sẽ vỡ tan tành”.
Và Cuốc kể các sự việc đã xảy ra ở cánh đồng chăn ngỗng và tại sao anh ta lại phải chạy theo cái mũ. Vua cha dặn anh ngày hôm sau cứ đi chăn ngỗng như thường lệ. Sáng sớm, ngài thân chinh đến dưới cái cổng tối om và nghe được những câu cô gái nói với cái đầu Pha-la-da. Ngài theo ra cánh đồng và nấp vào một bụi cây. Chính mắt ngài trông thấy anh thanh niên và cô gái kia lùa ngỗng thế nào và sau một lúc cô gái ngồi xuống gỡ mớ tóc vàng xõa xuống lóe sáng. Rồi cô lại nói:
“Ta khóc đây, ta không đây! Hỡi làn gió nhẹ, Hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi! Cho đến khi nào tóc ta chải sóng mượt và tết xong”.
Một cơn gió thổi mạnh, cuốn cái mũ đội đầu của Cuốc đi. Anh phải chạy theo rất xa. Cô gái chăn ngỗng chải tóc và cuốn thành những búp. Vua cha nhìn thấy tất cả. Không ai nhận ra ngài vì ngài rời khỏi nơi đó.
Chiều đến, cô gái về nhà, ngài cho gọi cô đến và hỏi tại sao cô lại làm như thế.
– Tâu bệ hạ, con không thể nói được, cô trả lời. Con không thể kể nỗi khổ của con với bất cứ ai trên thế gian này, con đã thề như vậy để khỏi bị người ta giết.
Vua cha ép cô nói, nhưng ngài không biết được gì thêm. Ngài bèn nói :
– Nếu con không muốn nói với ta thì con hãy kể nỗi khổ của con với cái bếp lò này.
Rồi ông bỏ đi. Cô đến ngồi gần cái bếp lò, than khóc, thổ lộ tâm gan.
– Ta ngồi đây, bị cả thế gian ruồng bỏ, dù ta là con vua. Một con thị nữ ác độc đã áp bức ta, bắt ta đổi cho nó quần áo hoàng cung. Nó đã thay thế ta để làm vợ chưa cưới của người yêu ta, và ta bắt buộc phải làm công việc bình thường của người chăn ngỗng. Nếu mẹ ta biết nông nỗi này, tim bà sẽ tan nát.
Vua cha đứng ở phía tường bên kia gần ống thông hơi, ngài đã nghe thấy hết. Ngài trở về và gọi cô hãy rời cái lò và đến gặp ngài.
Người ta mang đến cho cô quần áo hoàng cung, cô mặc vào đẹp như có phép lạ. Vua cho gọi con trai đến và bảo cho con biết về cô vợ chưa cưới giả mạo. Cô người yêu thật đứng trước mặt chàng, đấy là cô gái chăn ngỗng.
Hoàng tử thấy cô rất đẹp và phúc hậu nên lòng tràn ngập niềm vui. Một bữa tiệc được sửa soạn để mời tất cả bạn bè thân thuộc. Hoàng tử và công chúa ngồi ở đầu bàn, trước mặt họ là con thị nữ. Nó bị choáng ngợp và không nhận ra cô chủ trang sức lộng lẫy. Khi họ đang ăn uống vui vẻ, vua cha ra một câu đố cho thị nữ. Nó phải trả lời là một người đàn bà lừa dối chủ sẽ bị xử tội thế nào. Ngài kể các sự kiện đã xảy ra và hỏi nó:
– Như thế sẽ xứng đáng với hình phạt gì?
– Nó xứng đáng phải đuổi đi khỏi đất nước.
– Kẻ ấy chính là mày, vua cha nói. Mày đã ra bản án xử tội mày, mày sẽ bị xử tội như mày nói.
Sau khi hình phạt được thi hành, hoàng tử cưới nàng công chúa làm vợ và họ trị vì đất nước trong hòa bình và hạnh phúc.
Hi vọng rằng những truyện cho bé 4 tuổi trên sẽ giúp các bé thích thú hơn mỗi ngày. Các phụ huynh cũng chịu khó kể truyện bé 4 tuổi nhà mình hàng đêm trước khi bé đi ngủ để nuôi dưỡng tin thần và trí tuệ cho các bé nha.
>> Đọc thêm: Truyện Cho Bé Mầm Non – 3 Truyện Mà Bố Mẹ Nên Kể Cho Bé Mỗi Ngày
4.9/5 - (46 votes)Nếu ba mẹ thấy hữu ích hãy chia sẻ:
Related
Từ khóa » Chuyện Kể Cho Bé 4 Tuổi
-
Kể Chuyện Cho Bé 4 Tuổi Với Top 5 Truyện Ngắn đặc Sắc Nhất - Yêu Trẻ
-
Những Mẩu Truyện Kể Cho Bé 3-4 Tuổi Hay Trước Khi đi Ngủ Giúp Bé ...
-
Top Truyện Ngắn đặc Sắc Kể Cho Bé 4 Tuổi Giúp Kích Thích Trí Tưởng ...
-
Kể Chuyện Cho Trẻ Mầm Non | Cổ Tích Với Tâm Hồn Trẻ Thơ
-
Kể Chuyện Bé Nghe: 14 Mẫu Truyện Thiếu Nhi ý Nghĩa ... - Hello Bacsi
-
Truyện Tranh Cho Bé 4 Tuổi
-
Truyện Tranh Cho Bé 4 Tuổi - Thế Giới Cổ Tích - TheGioiCoTich.Vn
-
Kể Chuyện Cho Bé 4-5 Tuổi Và Bí Quyết Giúp Bé Luôn Thấy Hứng Thú
-
Truyện Kể Cho Bé 3-4 Tuổi Hay để Trẻ Ngủ Ngoan Hơn - TheAsianparent
-
Kể Chuyện Kể Cho Bé 4 Tuổi Với Top 5 Truyện Ngắn Đặc Sắc Nhất
-
Truyện Hay Mầm Non: Truyện Chủ đề Gia đình
-
Truyện Cho Bé 4 Tuổi Trở Lên Giá Siêu Tốt - Tháng 6, 2022 | Tiki
-
21 Mẫu Truyện Hay Và ý Nghĩa để Kể Vào đêm Khuya Cho Bé Ngủ Ngon!
-
Lớp 4 Tuổi B, Truyện Kể Bé Nghe. - Trường Mầm Non Tân Linh