Truyện Cổ Tích Đồng Tiền Vạn Lịch - Nội Dung Chi Tiết Truyện

Share

Truyện cổ tích đồng tiền Vạn Lịch kể về chuyện tình của Vạn Lịch mà Mai thị. Vạn Lịch là người đàn ông giàu có, buôn bán trên biển, có nhiều tàu thuyền cho thuê, cho Mai thị cuộc sống sung sướng. Nhưng Vạn Lịch lại là người đàn ông có máu ghen tuông, hay nghi ngờ vợ mình. Xem thêm chi tiết câu chuyện bên dưới.

Các Nội Dung Chính

  • Truyện cổ tích đồng tiền vạn lịch
  •  Lời bài hát Đồng tiền Vạn Lịch
  • Đồng tiền Vạn Lịch hợp âm

Truyện cổ tích đồng tiền vạn lịch

Ngày xưa có một người lái buôn tên là Vạn Lịch. Hắn ta buôn to, giàu có vào hạng nhất nhì trong nước. Hắn có ngót một trăm chiếc thuyền dùng vào việc chở hàng. Chiếc thuyền riêng của Lịch có buồng ăn, buồng nằm… Không khác gì nhà ở trên đất. Xung quanh chỗ ngồi trang sức bằng gấm vóc. Đồ đùng toàn bằng vàng bạc. Lịch có một người vợ trẻ và đẹp là Mai Thị. Trong những lúc đi buôn bán xa, hắn thường ngờ vợ không thực lòng với mình. Hắn hay xét nét từng li từng tí làm cho nàng tuy sung sướng nhưng cũng rất khổ tâm. Một hôm thuyền của Lịch đậu ở một bãi vắng. Mai thị ngồi trước mũi nhìn ra ngoài.

Bỗng có một người đánh giậm ở đâu đến cạnh thuyền xin một miếng trầu. Mai thị thấy người đó đóng khố , mình mẩy lấm láp thì thương hại, hỏi thăm mấy câu rồi lấy mấy miếng trầu trong cơi vàng đem cho. Lịch đang ngủ chợt thức giấc thấy thế, cơn ghen nổi lên đùng đùng. Chờ cho anh đánh giậm đi khỏi, hắn gây chuyện với vợ rồi xỉ vả nàng thậm tệ. Mặc dầu Mai thị thề thốt hết lời nhưng hắn không nghe. Hắn trả xống áo cho nàng, vứt cho một thoi vàng, một thoi bạc và đuổi đi ngay. Mai thị bơ vơ một mình trên bãi biển.

Truyện Cổ Tích Đồng Tiền Vạn Lịch - Nội Dung Chi Tiết Truyện
Truyện Cổ Tích Đồng Tiền Vạn Lịch – Nội Dung Chi Tiết Truyện

Nàng gặp lại người đánh giậm bèn gạt nước mắt kể lể sự tình. Anh chàng đánh giậm ngẩn ngơ cả người, không hiểu ra làm sao cả. Khi biết anh ta chưa có vợ lại sống một thân một mình, nàng bảo: -Hắn bảo tôi dan díu với anh. Œu là số tôi không lấy được kẻ giàu sang, tôi xin lấy anh làm chồng, dù có khổ sở thế nào đi nữa tôi cũng chịu được. Chúng ta sẽ làm ăn nuôi nhau. Anh chàng đánh giậm không biết từ chối thế nào, cuối cùng dẫn người đàn bà kia về túp lều của mình dựng bên bờ sông. Và họ trở nên vợ chồng. Hàng ngày chồng vẫn làm nghề cũ, còn vợ thì ở nhà chăn nuôi gà vịt. Tuy nghèo nhưng họ sống êm ấm, không xô xát với nhau bao giờ. * * * Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chẳng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng: -Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không? Chồng đáp gọn lỏn: -Chả biết. -Đấy là vàng quý nhất ở trên thế gian đấy. -Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ. Đến lượt vợ lại ngẩn cả người, liền hối hả giục chồng đi lấy về. Quả nhiên đó là vàng thực và lạ thay mỗi thỏi đều có dấu hiệu riêng của Vạn Lịch. Nguyên do Vạn Lịch từ ngày đuổi vợ, buôn bán có phần thua lỗ. Một chuyến bị bão, thuyền đắm, Lịch chỉ thoát được thân còn bao nhiêu vàng bạc của cải đều chìm xuống nước và trôi giạt vào đây. Thế là kho vàng của Lịch lại thuộc về tay vợ chồng Mai thị. Từ khi có của, Mai thị bèn xây dựng nhà cửa và sắm ăn sắm mặc cho chồng. Thấy chồng quá ngờ nghệch, vợ bảo phải năng chơi bời với người ta để học khôn học khéo hòng mở mặt với đời. Chồng nghe lời, vào xóm gạ chuyện với mọi người để làm quen nhưng chả có ai thèm chơi với thằng nghèo lại nổi tiếng đần độn. Luôn mấy hôm liền, hắn đi không về rồi. Vợ hỏi: “Đã chơi được với ai chưa?”. “Chưa”.

Mai thị lắc đầu nói một mình rằng: “Người đâu u mê đến thế. Suốt mấy hôm trời mà không làm quen được một ai. Họa có chơi với phỗng thì được!”. Nghe nói thế, chồng tưởng vợ bảo mình không chơi với người thì chơi với phỗng, bèn tìm đến một ngôi đền vắng ở xa xóm. Hắn lân la toan làm quen với mấy bức tượng phỗng đặt ở hai bên sân đền. Thấy tượng phỗng nhe răng cười, hắn cũng cười theo, rồi lại quàng vai bá cổ làm như chơi đùa với người thật. Sau đó hắn đi mua bún lòng về mời ăn, nhét cho mỗi tượng một miếng vào miệng. Cuối cùng chẳng thấy phỗng nói gì, hắn tức mình xô phỗng từ trên bệ lăn kềnh xuống đất rồi bỏ ra về. Khi vợ hỏi, hắn kể lại tình thực.

Mai thị giẫm chân kêu trời, đành giữ chồng lại nhà để dạy khôn cho hắn. Không ngờ ngôi đền mà anh chàng đánh giậm đến chơi lại là nơi phát tích của nhà vua. Tự nhiên, sau khi anh đánh giậm xô đổ tượng phỗng, nhà vua bị đau bại một nửa người. Bao nhiêu danh y được triệu vào cung chữa bệnh cho thiên tử đều lắc đầu bó tay. Một ông quan thái bốc gieo quẻ báo tin rằng ngôi đền này động. Lập tức triều đình phái quan tỉnh về làm lễ tạ. Pho thượng phỗng đổ xuống đất làm cho họ chú ý. Nhưng khi định dựng tượng dậy thì lạ thay, hàng chục người mó vào đều nâng không nổi. Quan truyền cho mấy cơ lính dùng đòn dây xúm vào cùng khiêng nhưng rốt cuộc tượng vẫn không hề nhúc nhích. Tin ấy bắn về kinh đô, nhà vua rất lo, liền sai yết bảng cho tất cả thần dân ai có phép gì dựng được phỗng lên bệ thì sẽ hậu thưởng. Hôm ấy Mai thị đi chợ qua đó thấy bảng yết thế, bèn về hỏi chồng: -Hôm ấy anh làm thế nào đẩy ngã pho tượng xuống được? Hắn đáp: -Tôi chỉ khẽ ẩy một cái là đổ ngay. -Thế bây giờ có dựng lên được không? -Làm gì mà chả được! Vợ bèn cùng chồng ra giật bảng xin quan cho vào nâng thử. Quả nhiên khi người đánh giậm mó tay vào tượng liền đứng lên được. Từ hôm đó nhà vua khỏi bệnh. Vua sai lấy vàng bạc thưởng cho vợ chồng Mai thị nhưng họ không nhận, chỉ xin làm một chân tuần ty ở sông Cả. Chức vụ tuần ty chỉ ngồi thu thuế không cần biết chữ. Vua ưng cho ngay. Hai vợ chồng liền đi nhậm chức. Sẵn vàng bạc, họ đưa ra xây dựng nhà cửa rất nguy nga ở bên cửa sông. Từ đó họ nổi tiếng giàu có trong vùng. Một hôm, thuyền của Vạn Lịch đi qua đấy, đỗ lại ở cửa tuần cho người lên nộp thuế. Mai thị biết vậy liền ra lệnh bắt chủ phải thân đến nộp. Tiến vào công đường, Lịch xiết bao kinh ngạc khi thấy ngồi trước án là người vợ cũ của mình cùng anh chàng đánh giậm ngày xưa. Mai thị mỉa mai bảo hắn: Biết rằng anh vẫn đi buôn, Em về kiếm chốn nha môn ngồi tuần. Dù anh buôn bán xa gần, Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây. Nghe câu ấy, Vạn Lịch vô cùng xấu hổ. Hắn từ tạ trở về thuyền. Vừa thẹn vừa uất, hắn nghĩ không còn mặt mũi nào nhìn lại vợ lần nữa. Đoạn hắn làm giấy kê khai tất cả của cải đem biếu Mai thị nói là để chuộc lỗi xưa, rồi đâm cổ tự tử. Mai thị thấy vậy lấy làm hối hận. Sau đó nàng đem bao nhiêu tài sản của Vạn Lịch, tâu vua xin đúc một thứ tiền gọi là “tiền Vạn Lịch” rồi đem phân phát cho những người nghèo khổ. Ngày nay thỉnh thoảng người ta vẫn còn nhặt được một vài đồng tiền đó. Người ta còn có câu hát: Đồng tiền Vạn Lịch thích bốn chữ vàng, Anh tiếc công anh dan díu với nàng bấy lâu.

 Lời bài hát Đồng tiền Vạn Lịch

lyrics

Có câu chuyện xưa mãi không quên, đó là Vạn Lịch cùng Mai Thy sống bên nhau gác tía lầu son.

Có trăm thuyền buôn đến mọi miền, sang giàu nhờ tài buôn bán đắt chàng đi xa để vợ ở lại quê nhà.

Rồi một hôm có ngư dân lạnh giá đến xin miếng trầu cau qua cơn lạnh run từ nơi đánh dở,

Nàng đem cho người cả khơi trầu với têm thương người run rẩy đánh giậm giữa nước trời bao la.

Nhưng rồi chồng về nổi cơn ghen mắng nàng từng lời oan trái đó xua đuổi nàng ra đi một mình lang thang.

Vô tình gặp lại cố nhân xưa đánh giậm gầy duyên đôi lứa, sắc son sống vui nơi túp lều.

Điệp khúc:

Ai ngờ Vạn Lịch bỗng tay không, đắm thuyền đổ vàng nơi sông sâu, ai ngờ rằng bể giông nay thành nương dâu.

Số vàng Vạn Lịch đắm thuyền lại rơi vào vợ chồng nghèo khó, từ nay sang giàu nhà cao cửa rộng.

Rồi một hôm Vua phong cho Tuần Ty, thu gom những thuyền qua sông, ai ngờ người xưa gặp lại cố nhân.

Nàng nhạo báng biết rằng dù anh buôn gần bán xa ơ mà sao tránh ơ mà sao tránh cửa Tuần em đây.

Thế rồi Vạn Lịch bỗng dâng cao quyết đem tiền tài cho Mai Thy, quyết quyên sinh để mong Mai Thị tình tha.

Tính tang tình tang tính tang tang, tiếc cho ngày xưa anh gắn bó, với nàng với nàng bấy lâu

Đồng tiền Vạn Lịch hợp âm

Có [C] câu chuyện xưa mãi [Dm] không quên

Đó [Am] là Vạn Lịch cùng [Em] Mai Thy

Sống [C] bên nhau gác tía lầu [G] son

Có [C] trăm thuyền buôn đến [Am] mọi miền

Sang giàu nhờ tài buôn [Em] bán đắt

Chàng [F] đi xa để [G] vợ ở lại quê [C] nhà

Rồi một [Am] hôm có ngư dân lạnh [C] giá

Đến xin miếng trầu [Dm] cau

Qua cơn lạnh [G] run từ nơi đánh [C] dở

Nàng [Am] đem cho người cả [Dm] khơi trầu với têm

Thương người run [C] rẩy đánh giậm [G] giữa nước trời bao [Am] la

Nhưng [C] rồi chồng về nổi [Dm] cơn ghen

Mắng [Am] nàng từng lời oan [Em] trái đó

Xua [C] đuổi nàng ra [Dm] đi một mình lang [G] thang

Vô [D] tình gặp lại cố [Em] nhân xưa

Đánh [Bm] giậm gầy duyên đôi [F#m] lứa

Sắc [Em] son sống [A] vui nơi túp [D] lều

Ai [C] ngờ Vạn Lịch bỗng [Dm] tay không

Đắm [Am] thuyền đổ vàng nơi [Em] sông sâu

Ai [C] ngờ rằng bể [Dm] giông nay thành nương [G] dâu

Số [C] vàng Vạn Lịch đắm [Am] thuyền lại

Rơi vào vợ chồng nghèo [Em] khó

Từ [F] nay sang [G] giàu nhà cao cửa [C] rộng

Rồi một [Am] hôm Vua phong cho Tuần [C] Ty

Thu gom những thuyền qua [Dm] sông

Ai ngờ người [G] xưa gặp lại cố [C] nhân

Nàng nhạo [Am] báng biết rằng

Dù [Dm] anh buôn gần bán xa

Ơ mà sao [C] tránh ơ mà sao tránh cửa Tuần em [Am] đây

Thế [C] rồi Vạn Lịch bỗng [Dm] dâng cao

Quyết [Am] đem tiền tài cho [Em] Mai Thy

Quyết [C] quyên sinh để [Dm] mong Mai Thị tỉnh [G] ra

Tính [D] tang tình tang tính [Em] tang tang

Tiếc [Bm] cho ngày xưa anh [F#m] gắn bó

Với [Em] nàng với [A] nàng bấy [D] lâu

5/5 - (7 votes)

Nếu ba mẹ thấy hữu ích hãy chia sẻ:

  • Email

Related

Từ khóa » đồng Tiền Vạn Lịch Lyrics