Truyện Kể Về Thánh Gióng | Trường Mầm Non Hạnh Phúc
Có thể bạn quan tâm
Trường Mầm Non Hạnh Phúc
Trang chủTruyện kể về Thánh Gióng Tăng kích thước chữ : + -Tổng hợp các phiên bản truyền thuyết về Thánh Gióng
Thánh Gióng
Chuyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ. Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn. Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước. Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Ðến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy . Tư liệu Thánh Gióng hay gọi là Phù Đổng Thiên Vương hay Xung Thiên Thần Vương, là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử). Người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước. Truyền thuyết kể rằng: Ông sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời vua Hùng thứ 6. Thánh Gióng là người "trời" đầu thai làm đứa trẻ tuy lên ba mà không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi có bộ tộc khác(truyền thuyết ghi là giặc Ân) tràn xuống thì cất tiếng gọi mẹ nhờ ra gọi sứ giả của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng đi đánh giặc. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông bay về trời. Nơi ông hóa chính là núi Sóc thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Sử sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chép lại về Thánh Gióng như sau: Đời Hùng Vương thứ 6, ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có người nhà giàu, sinh một con trai, đến năm hơn ba tuổi ăn uống béo lớn nhưng không biết nói cười. Gặp lúc trong nước có tin nguy cấp, vua sai người đi tìm người có thể đánh lui được giặc. Ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng nói được, bảo mẹ ra mời thiên sứ vào, nói: "Xin cho một thanh gươm, một con ngựa, vua không phải lo gì". Vua ban cho gươm và ngựa, đứa trẻ liền phi ngựa vung gươm tiến lên trước, quan quân theo sau, đánh tan quân giặc ở chân núi Vũ Ninh . Quân giặc tự quay giáo đánh lẫn nhau, chết rất nhiều, bọn sống sót đều rạp lạy, tôn gọi đứa trẻ ấy là thiên tướng, liền đến xin hàng cả. Đứa trẻ phi ngựa lên trời mà đi. Vua sai sửa sang chỗ vường nhà của đứa trẻ để lập đền thờ, tuế thời cúng tế. Về sau, Lý Thái Tổ phong là Xung Thiên Thần Vương. (Đền thờ ở cạnh chùa Kiến Sơ, hương Phù Đổng). Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước. Đại Nam quốc sử diễn ca (lịch sử Việt Nam dưới dạng các bài hát) có bài: Sáu đời Hùng vận vừa suy Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài. Làng Phù Đổng có một người Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ. Những ngờ oan trái bao giờ, Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân. Nghe vua cầu tướng ra quân, Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang. Lời thưa mẹ, dạ cần vương, Lấy trung làm hiếu một đường phân minh. Sứ về tâu trước thiên đình, Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào. Trận mây theo ngọn cờ đào, Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan. Áo nhung cởi lại Linh San, Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên. Miếu đình còn dấu cố viên. Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không? Hội hè Hội đền Gióng được tổ chức long trọng tại hai nơi: xã Phù Đổng huyện Gia Lâm, Hà Nội và núi Sóc huyện Sóc Sơn, Hà Nội vào ngày mồng 9 tháng Tư âm lịch. Phong giao Kinh Bắc xưa có câu: "Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu cũng kéo về xem hội Gióng". KỂ LẠI TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG Đã đến lúc chúng ta cần biết đầy đủ hơn truyền thuyết Gióng để người Việt Nam không chỉ biết về Thánh Gióng với 36 dòng truyện kể trong sách giáo khoa (SGK) hiện nay mà còn có cơ sở để tự hào hơn về người anh hùng truyền thuyết của dân tộc mình. Đó là một luận thuyết đáng chú ý vừa phát lộ. Và dưới đây là văn bản truyện Thánh Gióng đầy đủ nhất do một nhóm các nhà nghiên cứu xây dựng. Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng Mốt có một bà lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng phúc đức, nhưng tuổi đã cao mà vẫn cô đơn. Một đêm Ông Đổng- thần mưa về hái cà ở làng, khiến trời mưa to gió lớn. Khi đi ông để lại một vết chân to kì lạ ở ruộng cà của bà lão. Sáng hôm sau bà ra ruộng vô tình giẫm phải vết chân ấy, tự nhiên thấy tâm thần rung động, về nhà thì thụ thai. Bà xấu hổ vì đã già rồi còn mang tiếng hoang thai, sợ dân làng dị nghị bèn bỏ lên rừng Trại Nòn ở. Sau 12 tháng bà sinh ra một bé trai, đặt tên là Gióng. Trời bỗng cho nhiều cua ốc để bà ăn lấy sữa nuôi con, cho bà liềm đá, thống đá, chõng đá để bà cắt rốn, tắm rửa và đặt con nằm. Chú bé rất bụ bẫm, khôi ngô nhưng ba năm cứ nằm trơ trơ chẳng biết nói năng gì khiến bà mẹ rất buồn phiền. Bấy giờ có giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta. Vua lo lắng, bèn sai sứ giả đi khắp nơi cầu người tài giỏi cứu nước. Nghe tiếng sứ giả rao, Gióng bỗng nhiên cất tiếng nói "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Khi gặp sứ giả, chú bé bảo: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái gậy sắt, một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Sứ giả vừa kinh ngạc vừa vui mừng vội về tâu vua. Nhà vua liền xuống lệnh cho dân hai làng, làng Na và làng Mòi thuộc bộ Vũ Ninh (nay là Quế Võ, Bắc Ninh) rèn vũ khí theo như lời Gióng. Lạ lùng hơn, ngay sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật. Bà mẹ nghèo không thể nuôi nổi Gióng vì mỗi bữa Gióng ăn "bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hơi nước cạn đà khúc sông". Dân làng kìn kìn gánh gạo gánh cà đến phụ với bà mẹ nuôi Gióng. Các cô gái ra sông gánh nước về nấu cơm, muối cà cho Gióng ăn; còn các bà mẹ suốt ngày ngồi bên khung cửi dệt vải may áo cho Gióng. Khắp làng tiếng nói cười tíu tít, tiếng thoi dệt lách cách, lách cách. Hai làng được vua giao rèn vũ khí cho Gióng cũng xẻ núi lấy sắt, nổi lửa suốt ngày đêm, tiếng búa gõ vào đe vang động cả rừng núi Vũ Ninh, còn cứt sắt thì văng tứ tung khắp làng. Ngựa sắt rèn xong lần đầu mang đến, Gióng mới vỗ nhẹ đã bẹp dí. Mọi người lại mang về, lấy thêm nhiều sắt, rèn một con ngựa khác to lớn hơn, có đủ cả ruột gan tim phổi. Xong rồi, họ hè nhau đánh cho ngựa chạy thử, vết chân ngựa tạo thành 99 hồ ao san sát quanh làng. Khi vũ khí được mang đến, Gióng vươn vai thành một tráng sĩ to lớn khác thường, mặc giáp sắt, cầm gậy sắt, oai phong lẫm liệt. Áo may to rộng là thế mà không đủ che kín mình, bọn trẻ chăn trâu trong vùng vội chạy đi bẻ bông lau bồn sậy giắt thêm quanh người Gióng. Gióng nhảy lên mình ngựa, hô to "Có ai đi giết giặc với tôi không?". Ngựa hí vang mấy tiếng, phun ra lửa, đưa tráng sĩ xông thẳng đến núi Trâu Sơn, vùng Vũ Ninh, nơi có bọn giặc đóng quân. Những người nông dân đang đập đất dưới ruộng nghe tiếng Gióng gọi liền xách vồ theo chân Gióng ra trận. Những người đi câu mang cả cần câu chạy theo Gióng. Một bọn trẻ chăn trâu nghe tiếng Gióng gọi và thấy đoàn quân của Gióng ào ào ra trận liền cột trâu lại rồi nhập vào đội quân Gióng. Những người thợ săn cũng cầm tên nỏ chạy theo Gióng. Đến cả hổ báo nghe tiếng gọi của Gióng cũng quay đầu ào ào theo Gióng đi đánh giặc. Đội quân của Gióng ngày càng đông đảo và khí thế vô cùng hăng hái. Bọn giặc bị đánh tơi bời, tướng giặc bị giết chết, ngựa của hắn bị một gậy của Gióng đứt lìa đầu khỏi cổ, cái đầu văng đến tận chân dãy núi Phả Lại, nay ở đó còn một hòn núi độc gọi là hòn đầu ngựa. Gậy sắt gẫy, Gióng liền nhổ một bụi tre bên đường quật vào quân giặc khiến chúng chết như rạ. Những tên còn lại giẫm đạp lên nhau chạy tháo thân. Nơi bụi tre bị nhổ tạo thành một đầm rộng bằng bảy gian nhà lớn nên nay đầm vẫn được gọi là đầm Thất Gian. Bụi tre quật vào quân giặc bị tung ra thành nhiều nhánh, văng khắp ruộng đồng vùng Vũ Ninh, nên ngày nay ta còn thấy trên những cánh đồng Quế Võ, Gia Lương, Thuận Thành thỉnh thoảng còn có những bụi tre nho nhỏ mọc lúp xúp bên bờ ruộng, đó là những nhánh tre bị văng ra từ bụi tre khổng lồ kia. Ngựa Gióng đi đến đâu, vết chân để lại thành hồ ao san sát đến đó, ngựa phun lửa dữ dội làm cháy cả một làng nên làng đó giờ vẫn mang tên Làng Cháy. Những bụi tre bên đường bị lửa táp vàng tạo thành giống tre ngà nay còn nổi tiếng khắp vùng trung châu Bắc Bộ. Giặc đã dẹp yên. Những người dân theo Gióng đánh giặc từ biệt chàng trở về quê hương. Bọn trẻ chăn trâu cũng trở về cởi dây buộc trâu mà chăn dắt chúng. Tráng sĩ thanh thản trở về. Chàng ghé thăm làng Mòi (tên chữ là Mai Cương), nơi dân làng đã rèn ngựa sắt cho mình. Khát nước, chàng quỳ gối, rướn mình uống nước ở giếng làng Bưởi Nồi (Gia Lương, Bắc Ninh). Chàng vừa ăn trầu nên nước quết trầu còn làm giếng làng có màu đỏ đến tận bây giờ. Uống nước xong, chàng phi ngựa đến bến Bồ Đề, dừng lại nghỉ chân bên bờ sông Hồng. Dấu chân ngựa Gióng còn in trên một phiến đá lớn tại thôn Phú Viên (Gia Lâm). Từ nơi đó, chàng phóng ngựa qua sông Hồng, lại ngồi nghỉ bên Hồ Tây nghe gió hồ mát rượi. Rồi chàng ngả nắm cơm khổng lồ bà mẹ và dân làng gói cho ra ăn, xong đánh một giấc ngon lành. Tỉnh dậy, chàng một mình một ngựa ra đi, bỏ quên lại nửa thanh gậy sắt. Dân làng bên hồ hè nhau khiêng nửa thanh gậy ấy về, lập đền thờ. Nay đền vẫn còn ở đầu làng Xuân La, bên bờ Hồ Tây. Tráng sĩ qua vùng Đông Anh, lại qua Phủ Lỗ rồi phi ngựa lên núi Sóc. Hai bên đường Gióng đi qua, đất nước đã thanh bình, đồng ruộng xanh tươi, dân cư yên ổn làm ăn, vết chân ngựa của chàng để lại ao chuôm san sát. Trước khi lên núi, chàng còn ngồi nghỉ với bọn trẻ chăn trâu ở Kẻ Khốn. Bọn trẻ lấy nón vục nước dưới khe mát rượi mời Gióng uống. Chàng hỏi tên làng, biết tên là Kẻ Khốn, chàng bảo: "Làng mát và đẹp thế này, sao lại tên là Khốn, về nói với các cụ trong làng đổi tên là Kẻ Mát nhé". Từ đó làng có tên là Kẻ Mát. Từ Kẻ Mát, Gióng phi ngựa lên núi Sóc. Chàng ghìm cương ngựa, cởi áo giáp vắt lên cây trầm già (cây đó nay vẫn còn trên đỉnh núi, người dân gọi là "Cây cởi áo"), chàng quay mình nhìn lại quê hương rồi một người một ngựa bay thẳng lên trời, mất hút trong mây xanh như mãi mãi hóa thân vào non sông đất nước. Dân lập đền thờ người anh hùng ngay dưới chân núi Sóc, quanh năm hương khói. Nhà vua nhớ công ơn phong Người là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ ngay tại quê nhà. Từ đó, mỗi khi trời hạn, dân thiếu nước làm ăn lại lên đền Phù Đổng hay đền Sóc cầu đảo thì đều ứng nghiệm. Đặc biệt, bọn trẻ chăn trâu mà cầu đảo thì trời bao giờ cũng cho mưa lớn. Nguồn: báo Tiền Phong tháng 5/2010Chuyện trong SGK còn thiếu nhóm nghiên cứu PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà (Đại học Sư phạm Hà Nội I) kể lại truyền thuyết Gióng Tại hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội đương đại ngày 20/4/2010 Thánh Gióng Vào thời Hùng Vương có một người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng sống một thân một mình. Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà. Bà kinh ngạc kêu lên: – "Ôi! Bàn chân ai mà to thế này!". Bỗng bà cảm thấy rùng mình khi đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ. Từ đó bà có mang. Đủ ngày tháng, bà sinh được một đứa con trai bụ bẫm đặt tên là Gióng. Nhưng thằng bé lên ba tuổi rồi mà vẫn nằm ngửa đòi ăn, không biết ngồi biết lẫy, cũng không biết nói biết cười gì cả. Ngày ấy có giặc Ân kéo vào cướp nước ta. Giặc Ân rất hung hăng tàn ác, cầm đầu là một viên tướng tên gọi Ân vương, hình dung cổ quái dữ tợn. Chúng nó đi đến đâu là đốt phá nhà cửa, giết người cướp của đến đấy. Quân đội Hùng Vương nhiều phen xuất trận, nhưng đánh không nổi. Vua Hùng lấy làm lo lắng vội phái sứ giả đi khắp nơi trong nước tìm bậc tướng tài để giúp vua cứu nước. Một hôm sứ giả đi đến làng chú bé Gióng. Nghe tiếng loa rao nói đến việc nhà vua cầu người tài, bà mẹ Gióng đang ru con, liền bảo đùa con rằng:– Con ơi! Con của mẹ chậm đi chậm nói làm vậy, thì biết bao giờ mới đi đánh giặc giúp vua được đây!Không ngờ Gióng nhìn mẹ mở miệng bật lên thành tiếng:– Mẹ cho gọi sứ giả vào đây cho con!Nói xong lại im bặt. Bà mẹ vừa mừng vừa sợ, vội đi kể chuyện với xóm giềng. Mọi người đổ tới, ai nấy cho là một sự lạ. Sau cùng một người nói:– Ta cứ đi mời sứ giả đến xem thử nó muốn cái gì.Khi sứ giả của nhà vua bước vào nhà nhìn thấy chú bé Gióng liền hỏi rằng:– Mày là đứa trẻ lên ba mới học nói, mày định mời ta đến để làm gì?Gióng trả lời rất chững chạc:– Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!Ai nấy đứng nghe khôn xiết lạ lùng. Cho là thần nhân xuất hiện, sứ giả lập tức phi ngựa về tâu vua. Nghe nói, Hùng Vương mừng rỡ liền ra lệnh cho thợ rèn góp tất cả sắt lại rèn ngựa, gươm, áo giáp và nón như lời xin của chú bé. Mọi thứ rèn xong nặng không thể tưởng tượng nổi. Hàng chục người mó vào thanh gươm mà không nhúc nhích. Vua Hùng phải cho hàng ngàn quân sĩ tìm mọi cách chở đến cho chú bé Gióng.Khi được tin quân sĩ khiêng ngựa sắt sắp đến làng, mẹ Gióng sợ hãi chạy về bảo con:– Con ơi! Việc nhà vua đâu phải là chuyện chơi. Hiện quân sĩ đang kéo đến ầm ầm ngoài bãi, biết làm thế nào bây giờ?Nghe nói thế, Gióng vụt ngồi dậy, nói:– Việc đánh giặc thì mẹ đừng lo. Nhưng mẹ phải cho con ăn thật nhiều mới được! Mẹ vội thổi cơm cho con ăn, nhưng nấu lên được nồi nào Gióng ngốn hết ngay nồi ấy. Mỗi lần ăn một nồi cơm thì Gióng lại lớn thêm một ít và đòi ăn thêm. Mẹ càng cho con ăn thì con lại càng lớn như thổi, bỗng chốc đã thành một chàng thanh niên khỏe mạnh. Hết gạo, bà mẹ đi kêu gọi xóm làng. Mọi người nô nức đem gạo khoai, trâu rượu, hoa quả, bánh trái đến đầy một sân. Nhưng đưa đến bao nhiêu, Gióng ăn vợi hết bấy nhiêu, mà vẫn đòi ăn không nghỉ.Sau đó, Gióng lại bảo tiếp:– Mẹ kiếm vải cho con mặc. Người ta lại đua nhau mang vải lụa tới may áo quần cho Gióng mặc. Nhưng thân thể Gióng lớn vượt một cách kỳ lạ, áo quần vừa may xong đã thấy chật, thấy ngắn, lại phải mang vải lụa tới để chắp nối thêm. Không mấy chốc đầu Gióng đã chạm nóc nhà. Ai nấy chưa hết kinh ngạc thì vừa lúc quân sĩ đã hì hục khiêng được ngựa, gươm, áo giáp và nón sắt tới. Gióng bước ra khỏi nhà vươn vai một cái, người bỗng cao to sừng sững, chân dài hơn trượng, hét lên một tiếng như tiếng sấm:– Ta là tướng nhà Trời!Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đàng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc bấy giờ đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng. Khói bụi mịt mù, tiếng la hét kêu khóc như ri.Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn cố gào thét hô quân xáp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang đầy rừng. Bỗng chốc gươm gãy. Không bối rối, Gióng thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói nghiến chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn nước. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc-sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời. Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đổng thiên vương. Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim-anh, Đa-phúc cho đến Sóc-sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre là ngà (hay đằng ngà) . KHẢO DỊ Truyện trên chắc xuất phát từ một thần thoại xa xưa, vì nghệ thuật thần thoại trong đó còn khá rõ nét. Về sau truyện Thánh Gióng còn được nhân dân một số địa phương vùng Bắc-ninh, Bắc-giang phát triển, thêm thắt, ghép vào một số tình tiết hoặc thần kỳ hoặc không, làm cho câu chuyện phong phú hơn. Ví dụ:Sau khi thắng trận, Thánh Gióng đến một nơi, buộc ngựa sát vào hai cọc đá lớn ngồi nghỉ. Ngày nay một cột đá còn thấy ở làng Cựu-tự cao khoảng ba thước vòng rộng sáu tấc, xâu thẳng xuống một bệ đá tự nhiên hình bầu dục. Ngựa sắt mệt quá sủi bọt mép thành một bãi cát trắng xóa lấp lánh dưới ánh mặt trời. Bãi này nay thuộc xã Ngọc-xá, huyện Quế-võ, đặc biệt ở cách xa bờ sông, người ta gọi là Bạch-nhạn-sa. Hoặc Thánh Gióng đi qua một làng nọ ven sông Cầu, ở đây có một bà lão bán nước vối. Thánh Gióng dừng lại xin nước uống. Bà lão dâng bầu rượu. Uống xong, Thánh Gióng khen bà lão có lòng tốt, đặt tên là làng Bầu và dặn lúc nào hạn, cho phép cầu mưa sẽ linh nghiệm. Từ đấy, mỗi khi đại hạn, ở đây (nay gồm bảy làng gọi là tổng Bầu) có hội cầu mưa, người ta thường rước thành hoàng làng lên Sóc-sơn để xin nước. v.v…Cao Huy Đỉnh đã sưu tập rất nhiều những mẩu chuyện này trong quyển Người anh hùng làng Dóng . Sau đây là một số dị bản truyện Thánh Gióng, những dị bản này đều mang hình thức thần tích. 1 Thạnh tướng quân. Đời Hùng Vương, ở làng Yên-việt có hai vợ chồng hiếm con. Một hôm chồng lên núi, được thần Núi (Sơn thần nhạc phủ) báo mộng cho đá đất làm con (do mẹ đá thụ thai đã ba năm). Một hôm bỗng có tiếng sét nổ vang, phiến đá trong ao nhà họ tự nhiên nứt ra, xuất hiện một em bé. Hai vợ chồng đưa về nuôi. Bảy tuổi chưa biết nói.Bấy giờ có 50 vạn người Man cầm đầu là Lục Đinh thần tướng sang chiếm nước ta, thế rất dữ dội. Vua Hùng được thần mách, sai "xá nhân" đến Yên-việt cầu tài. Lúc đó em bé đang nằm trên giường. Người bố vỗ vào em nói: – "Nước nhà có giặc vua sai xá nhân đi tìm, sao không dậy giúp nước còn ngủ mãi ư?". Thạch tướng – đứa bé – nghe nói, bèn đứng dậy mời xá nhân vào, rồi bảo về nói với vua làm cho một voi đá cao mười trượng cùng lá cờ thiên đế, sẽ dẹp xong giặc. Vua cũng sai thợ đá tạc như lời yêu cầu. Được voi và cờ, em bé vươn cao mười trượng, mặt đỏ như mặt trời mọc, nhảy lên voi cầm cờ có quân sĩ theo sau. Quân Man hồn kinh phách tán, xô nhau chạy trốn, tướng của chúng bị chém làm ba đoạn. Thắng trận, Thạch tướng quân trở về làng rồi cưỡi voi lên trời .2. Lân Hồ đô thống đại vương. Một người đàn bà không chồng ở làng Đồng-bảng một hôm vào rừng kiếm củi bỗng nghe một tiếng hổ gầm, tâm thần chuyển động, có mang mười bốn tháng sinh một trai, đặt tên là Lân Hổ, cao một trượng, có sức khỏe hơn người. Bỗng có giặc từ phương Bắc tràn xuống tàn phá đến vùng Bạch-hạc. Vua nhà Trần xuống chiếu cầu bậc có tài dẹp giặc. Lân Hổ ứng mệnh bảo sứ tâu vua rèn cho mình một ngựa sắt, một roi sắt để ra trận. Được mọi thứ, Lân Hổ nhảy lên mình ngựa đánh cho giặc tan tành. Vua Trần ban cho tám chữ: "Nam phương chính khí, Bắc khấu hàn tâm" (Chính khí phương Nam làm cho giặc Bắc lạnh vía). Ông không nhận quan tước, chỉ trở về quê nuôi mẹ. Mẹ chết rồi, Lân Hổ cưỡi ngựa đi đến xã Toàn-mỹ mà hóa . 3. Linh Lang đại vương. Đời Lý Thái Tông có cung phi tên là Thị Sung. Một hôm đi tắm ở hồ Dâm-đàm bị một con thuồng luồng quấn vào người. Từ đấy có mang, sinh dược một người con trai trên mình có hai mươi tám vết như vẩy rồng, trên ngực có bảy hàng châm óng ánh như ngọc. Vua dặt tên là Linh Lang, xây nhà cho mẹ con ở tại làng Thị-lệ trên hồ, gọi là hồ Linh Lang. Chợt có giặc Trinh Vĩnh sang xâm lăng, các tướng chống cự không nổi. Vua nghe lời thần, sai sứ đi tìm bậc thần nhân làm tướng. Đến làng Thị-lệ, Linh Lang đang nằm ngửa trên giường, bỗng nói được, bảo mẹ gọi sứ giả tới, rồi nói xin vua cha một lá cờ đỏ lớn, cán dài, và một con voi đực, sẽ dẹp yên giặc. Được mọi thứ Linh Lang cầm cờ thét lớn: "Ta là tướng nhà trời!" rồi cưỡi voi ra trận. Voi chạy như hay, cờ phất một cái thì giặc tan. Tướng giặc ngã lăn ra chết. Lúc trở về bị bệnh đậu. Sắp chết, xin vua cho đem lá cờ đỏ tung lên trời hễ cờ rơi xuống đâu thì cho lập đền thờ ở đấy. Sau đó, biến thành một con rắn bò đến hồ Dâm-đàm rồi mất . Nói chung những truyện như các thần tích kể trên thì còn nhiều, nội dung đại đồng tiểu dị. Người Nghệ-an có truyện Con ngựa đất dường như cũng là một dị bản của truyện Thánh Gióng:Một em bé mười lăm tuổi ăn rồi chơi nghịch đất, thường lấy đất vắt voi ngựa. Bỗng có giặc đến xâm lăng. Không ai đánh nổi. Nhà vua cũng phải cho người đi cầu bậc tài giỏi. Em bé sau khi gặp sứ giả bèn lấy đất vắt một con ngựa. Vắt xong ngựa tự nhiên lớn phổng lên, biết ăn biết chạy. Em bé bèn cưỡi lên ngựa. Ngựa chở em ra trận cuối cùng dẹp tan giặc . Xem thêm truyện Vũ Thành trong Khảo dị truyện số 131 cũng là một dị bản của truyện Thánh Gióng. Các dân tộc anh em cũng có những truyện có nhân vật anh hùng tương tự hoặc ít hoặc nhiều với Thánh Gióng Trước hết là truyện của đồng bào Tày Lệnh Trứ:Có hai vợ chồng già hiếm hoi nghe lời đạo sĩ bắc một trăm hai mươi chiếc cầu, cuối cùng người vợ có mang đẻ được một con cóc. Cóc được mười hai tháng chỉ bằng nắm tay, nhưng bố mẹ vẫn nuôi. Một hôm, có sứ giả rao tìm người tài đánh giặc. Cóc bảo bố mẹ gọi vào đòi được giúp nước. Sứ giả đưa về triều. Tuy bé bằng nắm tay nhưng không ngựa nào chịu nổi sức nặng của cóc, đành phải đi bộ. Đến nơi vua hỏi: – "Cần những gì?". Đáp: – "Xin vua cho rèn một ngựa sắt cốt bằng gang ba nghìn cân, ngoài bằng sắt hai nghìn cân, bờm và đuôi bằng lông tóc của nam nữ mười bốn cân. Lại xin một lá cờ hiệu rộng ba sải tay". Vua chỉ cho đúc có tám nghìn cân nên khi cóc nhảy lên, ngựa khuỵu lưng. Nhưng rồi ngựa cũng đi dược. Vua phong cóc làm tướng Lệnh Trừ, hứa sẽ gả công chúa nếu thắng. Gặp giặc, ngựa xông vào phun lửa đằng mồm, phun khói đằng mũi. Giặc tối tăm mày mặt, bị lửa thiêu cháy. Thắng trận trở về, vua lần lượt hỏi ý kiến ba nàng công chúa, chỉ có công chúa ba bằng lòng làm vợ cóc để giữ chữ tín cho bố mình. Đoạn sau phát triển khác với truyện Thánh Gióng. Vua dành gả nhưng sai làm một trăm hai mươi cỗ kiệu, bắt cóc chỉ đúng kiệu nào có công chúa ba ngồi mới được lấy. Cóc ghé vào một cái quán. Trời mưa, cóc nhảy lên dọi mái cho khỏi giột. Chủ quán vốn là tiên, mách cho cóc biết kiệu nào có ong bướm bay lượn là đúng. Công chúa về nhà cóc, cóc cởi lốt hóa làm chàng trai. Sáng dậy lại mang lốt vào. Hai chị hỏi em, công chúa ba thật thà kể lại. Người ta tổ chức bữa tiệc, công chúa ba bảo chồng cởi lốt vào dự. Vua quan vào buồng xem lốt cóc. Vua thử mặc lốt vào, nhưng khi muốn cởi ra thì không cởi được nữa. Thế là vua biến thành cóc. Triều thần tôn cóc làm vua . Truyện của đồng bào Mơ-nông Dũng sĩ mặt trăng:Có hai vợ chồng già hiếm hoi, một hôm vợ mộng thấy một con thỏ từ mặt trăng xuống chơi giỡn trước mặt, từ đó có mang rồi đẻ một đứa bé. Cho là con thần linh, sợ mang họa, vợ chồng đem bỏ ở đồng cỏ, chỉ thỉnh thoảng đến thăm. Một hôm chúa làng bắt gặp, quẳng em bé xuống suối nhưng nó không chìm, chỉ trôi đến một nơi được bà Iă Pôm vớt về nuôi. Lên bốn, em biết múa khiên đao. Một hôm em đứng trên một phiến đá, khấn: – "Hỡi thiên thần, hãy giúp ta giết tên chúa làng gian ác". Dứt lời hòn đá cựa quậy hóa thành một con ngựa trắng cao to. Ngựa cúi đầu vẫy đuôi trước mặt, tỏ ý thuận phục. Cùng lúc ấy một bà già tóc vàng từ trên trời bay xuống bảo em đến dòng thác lấy vật báu. Em nhìn thấy một vật sáng lấp lánh trôi bập bềnh, bèn lội xuống vớt lên thì là một thanh gươm quý. Em rùng mình một cái trở thành một người cao lớn phi thường, cưỡi lên ngựa, ngựa hý phi như bay, cây cối cúi rạp. Đến nơi, tên chúa sợ, đóng cổng lại. Em múa gươm, gươm tỏa ra muôn ngàn hào quang, đốt cháy cổng, rồi cung điện. Bọn tôi tớ xông ra đều bị ngã hàng loạt. Em giết chết tên chủ làng, rồi lấy của chia cho mọi người, ai về nhà nấy. Lại cưỡi ngựa về chốn cũ. Ngựa không bay lên trời mà hóa thành đá, em ném gươm trả cho dòng thác, còn mình thì được bà chúa mặt trăng đưa lên trời, vì em vốn là con bà.Truyện của đồng bào Ba-na (Bahnar) Cha gấu:Một nhà nghèo đẻ được mười cô gái, hàng ngày các cô phải vào rừng đốn củi sinh nhai. Một hôm họ gặp một con gấu đỏ, kể hoàn cảnh nghèo đói cho gấu nghe. Gấu trèo cây hái quả ngon cho ăn, lại cho mỗi người một gùi quả đem về. Cô út sau khi ăn quả của gấu thì có mang, sáu năm sau đẻ được một con trai bụ bẫm. Trong khi bị làng đuổi, cô được gấu đỏ đến nhận con và hái quả nuôi. Từ đây truyện gần với truyện của ta. Chú bé lớn nhanh nhưng không nói được, không đi được. Mẹ rất buồn. Một hôm con nói với mẹ. – "Mẹ nấu cho con năm bung cơm và dọn bốn ché (hũ) mắm chua". Mẹ làm theo. Con ăn một loáng hết sạch, ăn xong, con xin mẹ đi làm nương: nhưng mẹ không cho. Nó bèn vươn vai một cái tự nhiên cao lớn vụt lên: áo quần mẹ may cho rách toạc hết. Mẹ kinh ngạc đi gọi làng xóm tới. Lúc trở về thì con đã thành một trang thanh niên khổng lồ, tay cầm thanh gươm nom rất oai vệ. Ai nấy đang ngơ ngác thì nó đã cưỡi lên khiên bay vụt lên không. Đến đây truyện kết thúc có khác. Lúc này gấu đỏ xuất hiện biến thành người, đến khuyên dỗ vợ rồi cùng ngồi lên khiên bay đi tìm con. Gặp con, hai người rủ nhau đi trị tội một tên chúa làng gian ác nhưng có nhiều phép thuật tên là Ria. Thoạt đầu Ria làm lửa cháy khắp bốn bề. Cha con gấu hóa phép làm cho nước đổ xuống như mưa. Ria lại dâng nước cho ngập lụt, cha con lập tức gọi rồng hút. Ria hoảng hốt chưa kịp chạy trốn, đã bị cha con bắt trói. Nhưng họ không giết Ria, chỉ buộc nó bỏ thói gian ác và chia của cải của nó cho mọi người. Xong, gấu đỏ lại đưa con trở về với vợ . Truyện của đồng bào Xơ-đăng Đăm Tay:Đăm Tay là một chú bé không cha không mẹ, đi ở với một tên chủ làng giàu có nhưng độc ác. Vì khổ quá em bỏ đi; đi mãi, gặp một vườn mía vào bẻ ăn. Chủ vườn mía là hai ông bà già, thương em khổ, nuôi làm con nuôi. Một buổi sáng, em leo núi thấy trên đỉnh toàn là chiêng ché, trâu bò, voi ngựa, về nhà lại thấy một thanh gươm bằng vàng hào quang lóng lánh. Khi bố mẹ nuôi về em hỏi: – "Của cải trên núi để cho ai?" – "Cho con" – "Thanh gươm đó cho ai?" – "Cho con". Thích quá, em vùng dậy ăn một loáng hết cả một nồi lớn cơm và uống hết một bầu nước. Đi qua suối vàng em xuống tắm, người bỗng vàng ra và cao lớn lên. Em cưỡi voi đi đến một bờ suối thấy trong một cái chòi có tiếng khóc. Từ đây trở xuống giống với truyện Tiêu diệt mãng xà (số 148): Em vào xem thấy một cô gái xinh đẹp. Hỏi thì mới biết dân ở vùng đó bảy năm một lần phải nộp một cô gái đẹp cho yêu tinh, nếu không nó sẽ dâng nước chết hết. Đăm Tay chém chết yêu tinh, từ biệt cô gái, bỏ lại vỏ gươm và một mảnh đuôi khố bị yêu tinh chém đứt. Người bố cô gái gọi các chàng trai đến so đuôi khố và so gươm, hứa sẽ gả con gái cho ai so vừa. Dĩ nhiên chẳng có ai vừa trừ Đăm Tay, nhưng em lại bị bọn nhà giàu ghen ghét bẫy chiếc cầu làm cho voi ngã, Đăm Tay rơi xuống nước chết. Xác em được cô gái chôn cất, nhưng sau đó lại được con chó của bố mẹ nuôi đến bới lên, rồi liếm làm cho sống lại. Em lại mang gươm đi các nơi trị tội bọn tham lam độc ác . Một truyện khác của người Mơ-nông Hai anh em Pờ-rang và Dang là một dị bản của truyện vừa kể:Xưa, có hai anh em Pờ-rang và Dang ở chung nhau một nhà, anh thương em, nhưng vợ anh thì trái lại. Một hôm Dang đi săn nhờ chó sủa, nhặt được một hòn đá lạ ném trâu, đá xuyên bụng trâu. Chị dâu ghét em, xui chồng giết. Chồng gửi em ở nhà một người bạn, nói dối là đã giết. Nhưng sau vợ biết là chồng lừa, bèn buộc chồng phải giết cho kỳ được. Cuối cùng chồng phải làm một cái trống bỏ em vào cùng với thức ăn, thả cho trôi theo dòng nước. Trống trôi đến một nơi có hai vợ chồng một ông già không con, họ nuôi Dang làm con. Một hôm hai vợ chồng đi xa, dặn Dang đừng đụng tới chum nước để ở góc nhà, nhưng do tò mò, anh thò tay vào, cánh tay tự nhiên vàng rực, càng chùi càng vàng khắp người. Làng ông lão thờ thần rồng cứ bảy năm một lần phải nộp một mạng người, lại phải nộp năm trăm trâu, năm trăm bò và năm trăm lồng gà vịt. Năm ấy đến lượt Nê-ang Pu, con gái vua nộp mạng. Dang đến thần Jê-ác nhớ thần rèn gươm bằng hòn đá của mình. Rèn xong anh chặt thử, gươm bị gãy. Rèn lại cũng thế, mãi sau mới thành công, chỉ chặt một nhát vào cây là gãy, chặt một nhát vào nước, cá chết đầy sông. Khi có gươm, sức khỏe của Dang tự nhiên tăng lên gấp bội. Một mình ăn hết một nong cơm tám sải, một nong thịt tám sải, một nong ớt tám sải và một nong cà tám sải. Chỉ một quật, anh lật nhà, mái lộn xuống đất. Trở về, Dang giết chết rồng cứu Nê-ang Pu. Nhưng lập công xong anh trở về nhà nằm bên bếp vùi tro lại giấu mình không cho ai biết (tình tiết này giống với các dị bản phương Tây). Nhưng do anh bỏ quên vỏ gươm, nên về sau nhà vua cũng tìm ra. Đoạn sau này xem Khảo dị truyện số 26, tập I. Truyện của đồng bào Ja-rai (Djarai) Chàng Y Ban:Có hai vợ chồng bị chủ làng đuổi nhưng lại gặp tiên, được tiên làm cho trở nên giàu có, lại đẻ dược một đứa con trai đặt tên là Y Ban, nuôi một con nuôi tên là Y Rít. Chủ làng lại tìm đến nơi giết chồng rồi bán vợ lại cho người khác. Y Ban được Y Rít bồng chạy trốn đến một nơi, làm con nuôi một gia đình khác. Em ăn một lúc sáu mâm cơm, ngủ sáu ngày sáu đêm liền. Lúc dậy vươn vai, người em tự nhiên cao bằng cây kơ-nia trước sân. Em đánh con quay làm vỡ tan quay, lại đánh nữa cũng vỡ. Phải mua quay bằng sắt giá bằng ba chòi lúa với hai con trâu, phải dùng voi cho con quay về. Em tập múa khiên và dao: khiên vỡ dao gãy. Em chặt một cây cổ thụ bẩy người ôm để làm khiên (không thấy nói đến việc rèn búa). Đi đánh nhau, mọi người đều thua em. Sau đó tìm được mẹ, em quyết trả thù cho cha. Sai Y Rít đi dò đường đến nhà tên chủ làng, phải đi bảy ngày bảy đêm mới tới, bị chủ làng đuổi, Y Rít chạy về dẫn dường cho Y Ban đi. Lúc đến nơi Y Ban chỉ giáng một búa, cổng thành vỡ tan, đoạn giết chết chủ làng và sáu đứa em của nó. Sau đó anh lấy cô gái làng ấy . Nguồn: maxreading.com Ngày đăng: 18/07/2013 - Bởi: Adminstrator- Thơ "Mẹ sinh em bé"Xem thêm
- Năm mới bé chúc!Năm mới bé chúc Cả nhà sung túc Vạn sự khang an Phước tràn lộc sang Mọi ngày may mắnXem thêm
- Thơ: Rửa mặt rửa tayXem thêm
- Sự tích bánh chưng bánh dày!Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.Xem thêm
- Thơ Chúc TếtNăm hết tết đến Bé chúc cả nhà Cha mẹ, ông bà Dồi dào, sức khỏeXem thêm
- Truyện Đứa con vàngưa có hai vợ chồng nhà kia rất nghèo. Của cải chỉ có độc một túp lều nhỏ. Ngày ngày hai người đi bắt cá, làm chẳng đủ ăn. Bỗng một hôm, người chồng thả lưới xuống nước cất lên được một con cá toàn vàng.Xem thêm
- Thơ "Cảm ơn"Xem thêm
- Thơ "Giữa vòng gió thơm"Xem thêm
- Thơ "Đi học đúng giờ"Xem thêm
- Truyện: Tại sao Trâu đen Bò vàng?Trâu và bò ngày xưa là hai anh em kết nghĩa. Chúng cùng sinh ra ở một vùng nông thôn hẻo lánh. Khi còn nhỏ cả hai đều có một bộ lông trắng rất đẹp và mịn màng.Xem thêm
- Buy And Download Turbotax Software 2018
- TurboTax Deluxe 2018 Tax Software Free Download Click Here , TurboTax Deluxe 2018 Best Tax Software Online Download For Windows And MAC Get your taxes done right with TurboTax Deluxe 2018 TurboTax is tailored to your unique situationit will search for the deductions and credits you deserve, so youre confident youll get your maximum refund. You may need to upgrade to a more expensive plan to file certain forms through H&R Block. Both Deluxe options include deduction-finding software, help with charitable donations and access to tax financial experts through online chat. Tax filing services know that and the result is that both H&R Block and TurboTax charge similar prices. It costs $39.99, which is $5 more than the Deluxe option from H&R Block. Best for new filers and simple tax returns. Paid plans range form $34.99 to $74.99 for federal filing. The major forms that it supports are the 1040A, 1040EZ and 1040 with Schedule A. Filing other forms will require you to upgrade to a paid plan. Best for new filers and simple tax returns, including filers who itemize. That's useful whether you've never filed taxes or whether you've been filing for decades. Although the Deluxe version still allows entry into those schedules by means of "form mode", doing so may result in the loss of the ability to file electronically. In January 2015 it become known that the Deluxe version no longer supports IRS Schedules C, D, E, and F in interview mode. The 2003 version of the TurboTax softwarecontained digital rights management that tracked whether it had previously been installed on a computer by writing to sector 33 on the hard drive. Intuit also addresses Canadian tax returns with an entirely separate product also named TurboTax, but previously called QuickTax. 13 The company's new "Pay Per Return" policy was criticized for adding a $9.95 fee to print or e-file each additional return after the first, including returns prepared for members of the same household. Typically, TurboTax federal software is released late in the year and the state software is released mid-January to mid-February. The software is designed to guide users through their tax returns step-by-step. There are a number of different versions, including TurboTax Deluxe, TurboTax Premier, etc. Other options include getting an old-fashioned paper check, applying the refund to next year's taxes or directing the IRS to buy U.S. Savings Bonds with your refund. Audit support comes free with all versions, but be sure you know the difference between support and defense. If you get that dreaded letter from the IRS, audit support entitles you to one-on-one guidance from a tax pro about what to expect and how to prepare. If you buy a paid version of TurboTax, you have the option of paying for it out of your refund, if you're getting one. All of the agents are CPAs or EAs and are employees of TurboTax; they'll even sign and e-file your return if you want. New this year is TurboTax Live a high-end software package that offers a one-on-one review with a certified public accountant or enrolled agent before you file, as well as unlimited live tax advice from an on-screen CPA or EA. You can make an appointment or talk on the fly to the advisors via one-way video (you see them, but they don't see you they just see your screen).
Từ khóa » Câu Chuyện Thánh Gióng Mầm Non
-
Truyện Thánh Gióng Mầm Non
-
Truyện Cổ Tích: Thánh Gióng - Trường Mầm Non Ban Mai
-
Truyện " Thánh Gióng" - Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Vĩnh Phúc
-
Truyện Cổ Tích Thánh Gióng
-
Bài Giảng Mầm Non Lớp Lá - Truyện: Thánh Gióng
-
Truyện Kể Mầm Non Truyện Kể Về Thánh Gióng - 123doc
-
Truyện Cổ Tích - Sự Tích Thánh Gióng - Terrabook - YouTube
-
TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG - KỂ CHUYỆN CHO BÉ - YouTube
-
Truyện Thánh Gióng. Mầm Non Quỳnh Nguyên - YouTube
-
Phân Tích Truyện Thánh Gióng - Nuôi Dạy Trẻ
-
Truyện Kể - Thánh Gióng - YouTube
-
Thư Viện Số - Truyện Cổ Tích Thánh Gióng
-
Giáo án Mầm Non Lớp Chồi - Đề Tài: Chuyện: Ông Gióng