Truyện Ngụ Ngôn Lớp 5

Dưới đây là các câu truyện ngụ ngôn ở tiểu học siêu hay bao gồm cả các truyện ở Việt Nam và truyện trên thế giới cho phụ huynh tham khảo.

Nội dung chính Show
  • Truyện ngụ ngôn ở tiểu học số 1 – Chim Khách và Quạ
  • Ý nghĩa truyện
  • Chú thích trong câu chuyện
  • Truyện ngụ ngôn ở tiểu học số 2 – Rùa và Thỏ
  • Ý Nghĩa Truyện
  • Truyện ngụ ngôn ở tiểu học số 3 – Sên Chạy Thi Với Thỏ
  • Truyện ngụ ngôn ở tiểu học số 4 – Khỉ và Cá Sấu
  • Ý nghĩa truyện
  • Truyện ngụ ngôn ở tiểu học số 5 – Gan Cóc Tía

Truyện ngụ ngôn ở tiểu học số 1 – Chim Khách và Quạ

Chim Khách [1] đến đậu ở cổng một nhà kia, kêu lên mấy tiếng. Chủ nhà nghe thấy, mừng rỡ bảo con:

– Này, Chim Khách kêu là nhà sắp có khách quý đấy! Con nên vào nhà kiếm chút gì đêm thưởng cho chim.

Người con vâng lời, vào nhà lấy một vốc thức ăn, thưởng cho Chim Khách.

Câu chuyện Chim Khách và Quạ

Giữa lúc đó, một chú Quạ [2] chợt bay qua, thấy thế, vội sà xuống, hỏi săn hỏi đón [3]:

– Anh Khách ơi! Tại sao người ta cho anh ăn nhiều và ngon thế?

Chim Khách đáp:

– Có gì đâu, vừa rồi tôi báo tin mừng cho họ, nên họ thưởng cho tôi đấy!

Quạ ta càng ngạc nhiên, hỏi dồn:

– Được thưởng à? Thế anh làm cách nào để báo tin mừng cho họ?

Chim Khách nói:

– Tôi cứ việc đậu ở đầu nhà, đầu cổng, hoặc trước sân, kêu lên ba tiếng thật to, thế là họ khắc biết.

Quạ bảo:

– Ồ, tôi tưởng khó khăn như thế nào! Chứ đứng ở đầu nhà kêu lên ba tiếng thì tôi kêu còn to hơn anh nhiều.

Truyện Chim Khách và Quạ

Nói rồi, Quạ ta bay sang nhà bên cạnh, đậu ngay tren nóc nhà chính giữa, vươn cổ kêu lên ba tiếng thật to:

– Quạ…ạ! Quạ…ạ! Quạ…ạ!

Tiếng kêu vừa dứt, đã thấy chủ nhà hô hoán [4], xóm giềng vác sào, nhặt đá, đuổi đánh túi bụi. Quạ cố đem hết sức bình sinh [5] bay vút lên cao, lao thẳng ra cánh đồng, hút chết [6]!

Hôm sau, Quạ đến tìm Chim Khách, trách Chim Khách đã lừa mình.

Chim Khách bực mình nói:

– Tôi có xui anh làm như tôi đâu. Tôi kêu ba tiếng nhưng tiếng kêu của tôi sáng sủa, rảnh rang [7], người ta cho là báo tin vui, tin mừng. Còn bọn các anh, khi có người chết, có mồi béo bở thì kéo nhau kêu quang quác để kiếm chác, cho nên tiếng kêu của các anh, người ta cho là báo tin xấu, tin rủi [8]. Anh vì không tự hiểu mình nên đã chuốc vạ vào thân [9], sao lại còn đến trách tôi?

Truyện ngụ ngôn Chim Khách và Quạ Theo Đinh Gia Khánh và Phạm Ngọc Hy Tuyển tập Văn học dân gian – NXB Văn học -1977

Ý nghĩa truyện

Chim Khách và Quạ là truyện ngụ ngôn Việt Nam, cho thấy tốt hay xấu là do bản chất con người chứ không thể mượn vẻ bề ngoài mà tạo ra hoặc che đậy đi được.

Chú thích trong câu chuyện

[1] Chim Khách: loài chim lông đen, đuôi dài. Dân gian ta thường cho rằng khi Chim Khách đến đậu ở nhà ai, kêu lên mấy tiếng là báo nhà ấy sắp có khách. [2] Quạ: loài chim lông đen, mỏ dài, hay rỉa xác chết và bắt gà con. [3] Hỏi săn hỏi đón: hỏi cho kì được. [4] Hô hoán: kêu to lên cho mọi người biết (khi có việc nguy cấp). [5] Đem hết sức bình sinh: ý nói đem hết sức lực có thể có được của bản thân ra (để chống đỡ, hoặc để làm một việc gì). [6] Hút chết: suýt chết. [7] Rảnh rang: thong thả, không vội vã. [8] Rủi: (tin) không may, không lành, xấu.

[9] Chuốc vạ vào thân: rước tai họa vào mình.

Xem thêm: Truyện Ngụ Ngôn Cho Bé 3 Tuổi – 12 Truyện Hay Và Ý Nghĩa Nhất

Truyện ngụ ngôn ở tiểu học số 2 – Rùa và Thỏ

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông có một con Rùa đang cố sức tập chạy. Một con Thỏ trông thấy, mỉa mai nói đùa với Rùa:

– Chậm như cậu mà cũng đòi tập chạy à?

Rùa đáp:

– Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?

Thỏ vểnh tai lên tự đắc:

– Được, được! Cậu dám thi chạy với tôi sao? Tôi chấp cậu một nửa đường đó!

Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên cố sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ:

– Ta chưa cần phải chạy vội, đợi Rùa gần tới đích, ta phóng cũng vừa.

Thỏ nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng, nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.

Bỗng Thỏ nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.

Truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ chạy đua Nguồn: Tập đọc lớp 4 phổ thông, tập 1, trang 30, NXB Giáo dục – 1977

Ý Nghĩa Truyện

Câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ chạy đua nổi tiếng khắp thế giới với bài học sâu sắc cho những ai có tính kiêu ngạo, chủ quan, coi thường người khác.

Truyện ngụ ngôn ở tiểu học số 3 – Sên Chạy Thi Với Thỏ

Ở giữa một khu rừng già, có một cái hồ rộng, mặt nước trong veo. Ven bờ cỏ mọc xanh tươi, hoa nở bốn mùa. Họ hàng nhà Sên đang sống yên vui thì một hôm Thỏ nâu đến quấy rối. Thỏ nghịch làm cho hoa cỏ nát như. Lăn lộn chán trên bờ, nó lại hất đất, sỏi xuống hồ khiến nước đục ngầu.

Thấy động, Sên già lên tiếng trách móc Thỏ:

– Sao bác lại đến phá chỗ chúng tôi ở thế?

Thỏ nâu hách dịch, quát bảo:

– Chú im ngay đi! Yếu như Sên mà còn đòi giữ hồ nước à? Liệu có đủ sức cùng ta thi chạy ba vòng quanh hồ này không? Thua thì đừng có hòng ở lại mảnh đất này nữa!

Bị Thỏ nâu coi thường, Sên già tức lắm. Chợt Sên nghĩ ra một mẹo, bèn thủng thỉnh đáp:

– Được, bác đã thách thì chúng tôi xin nhận vậy.

Thỏ tin chắc là mình sẽ thắng, vội vã giục luôn:

– Thế thì thi ngay đi!

– Khoan, bây giờ đã chiều rồi. Sáng mai, bác lại đây, chúng ta cùng thi.

Sáng hôm sau, sương đêm còn ướt đẫm hoa cỏ ven hồ, Thỏ nâu đã đến gọi Sên để chạy thi. Nghe tin có cuộc thi kì lạ, muông thú trong rừng tấp nập rủ nhau đến xem. Gà rừng gáy lên một hồi dài, báo tin cuộc thi sắp bắt đầu. Chú Sóc chạy đi chạy lại để giữ trật tự. Chuẩn bị xong xuôi, chú nhảy lên trên hòn đá cao ven đường vẫy đuôi ra hiệu cho Thỏ và Sên cùng chạy.

Nhưng Thỏ nâu khinh thường không chịu chạy ngay. Thấy Sên già khom lưng cặm cụi leo dốc. Thỏ nâu bật cười khanh khách. Chơi đùa chán chê một lúc rồi Thỏ nâu mới chạy một hơi vòng quanh hồ. Nhìn trước nhìn sau không thấy Sên đâu, Thỏ lên tiếng hỏi:

– Sên đâu rồi?

Thì ngay từ lùm cây trước mặt, chú Sên chạy ra, vẫy cái râu trả lời:

– Sên đây rồi!

Giật mình đánh thót một cái, Thỏ cụp tai lại, chạy miết một hơi. Liệu đã xa, Thỏ chạy chậm lại, lên tiếng hỏi:

– Sên đâu rồi?

Ngay từ một bụi cây trước mặt, chú Sên chạy ra, vẫy vẫy cái râu trả lời:

– Sên đây rồi!

Thấy thế, Thỏ tức lắm. Tuy đã mệt nhoài, nhưng Thỏ cũng cố gắng dồn hết sức chạy một hơi nữa, Thỏ mới ngừng lại, chân cẳng rã rời, vừa thở hổn hển vừa cất tiếng hỏi:

– Sên… đâu… rồi…?

Ngay từ bụi cây trước mặt, một chú Sên vẫy vẫy cái râu trả lời:

– Sên đây rồi!

Vừa mệt, vừa xấu hổ, Thỏ nâu lủi thủi định rút khỏi khu rừng thì Sên già gọi lại:

– Này bác Thỏ ơi, chúng tôi tuy thắng bác thực đấy, nhưng mời bác cứ ở lại đây chơi với chúng tôi, miễn là bác đừng có phá phách như trước nữa là được!

Thỏ nâu bẽn lẽn nhận lời:

– Thôi thế cũng được. Tôi chịu thua cuộc rồi. Thật không ngờ bác Sên lại chạy nhanh đến thế!

– Ồ có gì lạ đâu! Liệu dùng sức không thắng được bác nên chúng tôi chia nhau ra mỗi người đứng đợi sẵn ở một bụi cây ven đường đón đầu bác đấy thôi!

Nghe rõ mưu trí của Sên già, Thỏ nâu càng mến phục sự thông minh và đoàn kết của họ nhà Sên.

Truyện ngụ ngôn ở tiểu học số 4 – Khỉ và Cá Sấu

Ở tại khúc sông kia, có một con Cá Sấu rất to và độc ác. Đâu đâu người ta cũng bảo rằng con Cá Sấu ấy đã thành tinh, nó lắm mưu, nhiều mẹo đến nỗi không một con vật nào là không mắc lừa nó.

Một dạo, con Cá Sấu này bị đói. Nó không kiếm được một con mồi nào bởi những ngày trước đây nó đã giết hại quá nhiều các con vật ở xung quanh. Còn sót được con thú, con chim nào đó, thì tất cả đều tìm cách ẩn náu và tránh xa nơi Cá Sấu ở.

Biết vậy, Cá Sấu liền bò lên bờ giả vờ chết. Nó thóp bụng lại cho xương sống, xương sườn dán bẹp xuống bãi cát. Nó cứ nằm như thế từ buổi này sang buổi khác. Mặc cho trời nắng, mặc dù cát nóng như rang, Cá Sấu vẫn cứ mím miệng, nhắm mắt, tượng tưởng ra những bữa ăn thỏa thích để cho có sức mà nằm chờ.

Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày đã qua, Cá Sấu vẫn nằm thẳng đuột, mũi mốc meo, da lưng khô bong ra.

Sang ngày thứ tư, Cá Sấu đang nằm lịm, bỗng thở nhanh. Nó nghe có tiếng bước nhè nhẹ, loạt soạt trên bờ. Một chú Thỏ rừng bé bỏng đang ngơ ngác đi kiếm ăn. Nhác thấy Cá Sấu chú ta đã định chạy. Song, chú ta thấy là lạ, ngờ ngợ. Hẳn lão Cá Sấu đã chết rồi chăng? Thỏ ngẫm nghía một lát, tưởng Cá Sấu đã chết thật, liền nhảy xuống xem.

Ngửi thấy mùi thịt non, hai hàm răng Cá Sấu ngứa ngáy lắm. Nó bấm bụng chờ cho Thỏ đến thật gần, rõ thật gần rồi mới nhướn người lên tớp gọn một miếng, nuốt chửng. Xong nó lại nằm im.

Trong rừng, Thỏ mẹ đang dẫn con đi đào củ về ăn, bỗng thấy thiếu một đứa, liền theo dấu chân con đi tìm. Thỏ lần ra tới bãi sông thì gặp Cá Sấu. Thỏ mẹ nấp vội vào một gốc cây, hỏi vọng ra:

– Bác Cá Sấu ơi! Bác có thấy thằng bé nhà tôi chạy xuống dưới ấy không? Cá Sấu từ từ mở mắt ra và để rơi những giọt nước to tướng giống như khi người ta khóc, mà nói:

– Thằng bé nhà chị nó chết đuối đằng kia kìa.

Thương con quá, Thỏ mẹ quên cả nguy hiểm, tin ngay vào những giọt nước đã lăn ra ở đôi mắt Cá Sấu mà nhảy vội xuống bãi cát, dò dẫm tới tận mép sông để tìm xác con. Cá Sấu rón rén bò theo, tợp nốt cả Thỏ mẹ và nuốt ực.

Sau mẹ con Thỏ rừng, mấy chú Dê, Nai và Hoẵng con cũng bị Cá Sấu lừa vào bụng như thế!

Chưa đầy một buổi chiều mà kiếm được hẳn một bữa no kềnh. Cá Sấu khoái trí lăn tuột xuống sông, vùng vẫy cho bõ lúc nằm phơi nắng.

Đang bơi, nó ngoắt vội lên bờ, kéo sền sệt cái bụng căng phòng trên cát. Vừa bò, nó vừa há mõm ra một cách khó chịu, thỉnh thoảng nó lại quật đuôi, nhai chồm chộp, phun phì phì, đùn nước dãi ra hai bên mép. Nhai nhai, phun chán, Cá Sấu lại ngoác mõm, chĩa mõm lên trời.

(Thế là Cá Sấu quỷ quyệt đã đánh lừa và ăn thịt hết năm con vật rồi. Liệu có ai giết được Cá Sấu, trả thù cho các con vật bị ăn thịt không?)

Còn lại ở trong rừng lúc này, chỉ có mỗi chú Khỉ con. Khỉ cùng đi với Dê, Nai, và Hoẵng. Thấy các bạn bị Cá Sấu ăn thịt, Khỉ thương quá. Một thân một mình, đánh sao nổi Cá Sấu.

Dưới bãi cát, Cá Sấu vẫn nằm há miệng, hong răng. Khỉ thừa hiểu là Cá Sấu đang chờ những chú chim tốt bụng đến xỉa răng cho nó đấy. Song, cứ sau mỗi lần được chim xỉa răng cho hết ngứa, Cá Sấu lại chén luôn chú chim bé bỏng ấy. Giờ thì đừng mong gì vì các giống chim hễ thấy bóng Cá Sấu là bay đi nơi khác hết. Cá Sấu cứ vậy vật vã mãi không sao hết ngứa răng.

Chú Khỉ con bồn chồn trên cành cao và uất ức nhìn Cá Sấu: “À…được rồi. Mày ngứa răng chứ gì? Được, để tao xỉa cho”! Nghĩ rồi, Khỉ bẻ một khúc cây có cái chạc ba dùng làm tăm, chạy băng xuống bãi cát.

Thấy động, Cá Sấu ngửng lên: Thằng Khỉ! Cá Sấu đã no, nhưng chưa hết thèm thịt sống. Nó chớp mắt, để rơi những giọt nước như khi người ta khóc mà nói:

– Ôi cháu. Thằng cháu bé bỏng, đáng yêu biết bao. Cháu đi đâu thế?

Khỉ rụt rè bước tới, đáp:

– Dạ, thấy bác ngứa răng, cháu đem tăm tới xỉa cho bác đây ạ.

Cá Sấu khoái lắm, nó thầm tính toán: “Thằng bé xỉa xong răng cho mình thì mình cũng đã đói bụng. Tốt lắm!”. Đoạn, Cá Sấu há ngoác mõm ra cho Vượng xỉa. Khỉ suýt chết ngạt vì mùi hôi thối ở họng Cá Sấu phun ra, nhưng nó vẫn cố nhảy hẳn vào trong vòm miệng Cá Sấu để xỉa răng cho nó. Cái chạc ba trong tay Khỉ thi thoảng lại run lên.

Nước mắt, nước mũi giàn giụa, Khỉ con không nén được nỗi căm tức nữa, chú ta nghiến răng, đứng choải chân, dồn tất cả sức lực vào đôi tay bé bỏng, lùa khúc cây vào tít trong họng Cá Sấu rồi chống thẳng lên. Đầu nhọn gang hàm trên, cái chẽ ba choãi vững ghìm hàm dưới Cá Sấu,không cho ngậm mõm vào. Chống xong, Khỉ gọi to:

– Bác Thỏ và các bạn hãy chui ra mau!

Cá Sấu giật mình hiểu ra thì mõm đã bị gang cứng. Nó quật đuôi toan nhảy ào xuống nước dìm chết các con vật ở trong bụng thì nó đã chậm mất rồi. Thỏ mẹ, Thỏ con, Dê, Nai, Hoẵng… đang cùng Khỉ dắt díu nhau lên khỏi bờ sông.

Đêm hôm ấy, vì không ngậm mõm lại được, Cá Sấu đã chết sặc. Mãi đến tận lúc ấy, nó mới hết ngứa răng!

Ý nghĩa truyện

Khỉ và cá sấu là truyện ngụ ngôn kể chú khỉ thông minh, dũng cảm đã dùng mưu trí của mình chống lại kẻ thù nguy hiểm và độc ác để cứu những người bạn thân thiết trong rừng.

Ngoài câu chuyện đôi bạn tốt trên các phụ huynh cũng có thể tham khảo các câu chuyện mầm non khác như Truyện Hoa Mào Gà và Truyện Xe Đạp Con Trên Đường Phố

Truyện ngụ ngôn ở tiểu học số 5 – Gan Cóc Tía

Trong rừng kia có một con cọp rất dữ tợn. Mọi con vật trong rừng đều phải sợ Cọp. Một hôm Cọp đi ngang qua hang Cóc Tía. Có Tía nghĩ bụng: “Mình phải dùng mưu trí để Cọp hết tính hống hách mới được”. Nghĩ vậy, Cóc Tía liền lớn tiếng quát:

– Ai đi đó? Từ nay đừng có qua đây mà chết. Chỗ này là nhà của ta!

Cọp nghe tiếng, liền hỏi:

– Ai nói chi vậy, ta là chúa sơn lâm, ta có sợ ai?

Cóc Tía thong thả trả lời:

– Ta đây, ta là Cóc Tía, cậu ông Trời đây, mày không biết tiếng của tao sao?

2. Cọp giận quá, nhìn thấy Cóc Tía chỉ to hơn quả trứng vịt, mới quát:

– Thằng Có Tía kia, ngươi có tài cán gì mà dám vênh váo[2] với ta?

Cóc Tía trả lời:

– Cọp thì chỉ có tài nhảy mà thôi, còn ta, tài ta cũng có!

Cọp liền thách Có Tía nhảy thi xem ai nhảy xa. Cóc nhận lời. Hai con vậy liền đi ra bờ suối và giao hẹn ai nhảy được sang bờ bên kia suối thì thắng cuộc. Cóc Tía khôn hơn, liền nói:

Ta không thèm đứng ngang hàng với ngươi, ta đứng lùi phía sau mà vẫn nhảy xa hơn ngươi cho mà xem.

Cọp bằng lòng. Trước khi nhảy, Cọp thường phải đạp đuôi vài cái xuống đất để lấy đà. Cóc Tía liền há miệng ngậm lấy đuôi Cọp. Khi Cọp nhảu sang bên kia suối, quất đuôi mạnh, Cóc Tía liền văng ra đằng trước rất xa. Cọp đành chịu thua.

Truyện ngụ ngôn Gan Cóc Tía

3. Cóc Tía còn nói:

– Ngoài tài nhảy ra, ta còn có tài bắt sống cọp để ăn thịt nữa. Ngươi xem miệng ta thì rõ!

Cóc há miệng ra, thấy đầy những lông Cọp. Cọp sợ quá, cong đuôi chạy một mạch. Khỉ đang ngồi trên cay, thấy Cọp có vẻ hoảng sợ, liền gọi Cọp và hỏi:

– Có việc gì mà anh sợ vậy?

Cọp hổn hển, trả lời:

– Thôi, thôi, đừng hỏi nữa, chạy nhanh kẻo chết bây giờ. Có một con vật nhỏ bằng ngón chân tớ mà ăn thịt được tất cả chúng ta. Tên nó là Cóc Tía.

4. Khỉ nghe thế, liền cười và nói:

– À! Cóc Tía thì sợ gì, tôi vật một cái thì nó chết ngay. Nó ở đâu, anh dắt tôi lại xem nào!

Cọp không tin, tưởng Khỉ định lừa mình. Khỉ nói tiếp:

– Anh không tin thì tôi lấy dây buộc chặt tôi vào lưng anh, rồi tôi sẽ trị cho Cóc Tía một phen, cả hai ta cùng đến, anh sợ gì.

Cọp nghe nói bùi tai, liền cho Khỉ ngồi lên lưng mình và cột chặt Khỉ để Khỉ khỏi chạy trốn. Hai con vật liền đi tới hang Cóc Tía. Lúc này, Cóc Tía đã bơi qua suối để trở về nhà và thích chí vì đã làm cho Cọp hết hống hách.

5. Khi thấy Cọp và Khỉ trở lại, Cóc Tía nhanh trí liền quát:

– Khỉ kia, mày nợ tao mười Cọp, sao hôm nay mày chỉ trả có một con?

Cọp nghe thấy vậy, tưởng Khỉ lừa mình, liền cắm đầu chạy miết. Khỉ bị cột chặt vài lưng Cọp, đầu va vào cây, chết nhăn răng. Cọp chạy một lúc, mệt quá, liền ngồi nghỉ. Khi nhìn thấy Khỉ nhăn răng, Cọp còn tức giận mắng:

– Ngươi lừa ta, lại còn nhăn răng mà cười à?

Trên đây là 5 truyện ngụ ngôn ở tiểu học hay nhất, Các phụ huynh và các thầy cô có thể đăng ký kênh Youtube của chúng tôi để xem nhiều truyện hay và thơ hay cho bé. Đăng Ký Ngay

Từ khóa » Truyện Ngụ Ngôn Lớp 5