Truyền Nước Có Tác Dụng Gì ? Bị Thế Nào Thì Cần Truyền
Có thể bạn quan tâm
Truyền nước (truyền dịch, truyền đạm) là phương pháp truyền các chất có lợi vào cơ thể, bù đắp phần nước và khoáng đã mất, giúp nhanh phục hồi sức khỏe. Vậy truyền nước biển có thực sự tốt không? Bài viết này sẽ giúp bạn biết được:
- Có nên truyền nước không?
- Truyền nước có tác dụng gì?
- Truyền nước có béo không?
Cùng nghe TS.BS CK Nội Trần Hữu Thông giải đáp về vấn đề này.
Truyền nước có tác dụng gì cho cơ thể?
Truyền nước (nước biển, đạm hoa quả) là phương pháp đưa các dung dịch chứa muối, vitamin và các chất điện giải vào cơ thể thông qua phương pháp tiêm truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch. Tác dụng của nước biển hoặc đạm hoa quả giúp bổ sung lại lượng nước (dịch) đã mất trong cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân.
Hiện nay, trên thị thường có rất nhiều loại dịch truyền khác nhau. Trong y tế, dịch truyền được chia thành ba nhóm cơ bản tùy vào mục đích điều trị:
Nhóm dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể
Còn gọi là dịch truyền đạm hoa quả. Truyền nước hoa quả được dùng cho các trường hợp bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật, bị suy kiệt cơ thể, không thể ăn uống trực tiếp bằng miệng hoặc không thể tiêu hóa. Gồm có Dextrose hay Glucose (nồng độ 5%, 10%, 20%,…); các dung dịch chứa chất đạm, chất béo, vitamin như Amigold 8,5%, Nutrisol 5%, Aminoplasmal 5%, Alvesin 40, Clinoleic,…
Xem thêm: Truyền trắng là gì, có thực sự tốt không?
Cơ sở: Xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà: 117 Đ. Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Nhóm dịch truyền cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể
Truyền nước và chất điện giải còn được gọi là truyền dịch. Các dịch truyền trong nhóm này được chỉ định dùng cho những bệnh nhân bị mất nước và mất máu do bỏng, nôn mửa, ngộ độc và tiêu chảy. Gồm có Natri Clorua 0,9%; Natri Bicarbonat 1,4%; Ringer Lactate;…
Nhóm dịch truyền đặc biệt
Nhóm dịch truyền đặc biệt thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân cần bù nhanh Albumin hay dịch tuần hoàn trong cơ thể. Bao gồm các dung dịch cao phân tử, dung dịch chứa Albumin, Haes – Steril, Gelofusine, dung dịch Dextran hoặc huyết tương tươi,…
Người bệnh cần truyền loại nào, truyền bao nhiêu chai sẽ do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Không nên tự ý vô nước biển bừa bãi tại nhà để tránh xảy ra sốc phản vệ.
Truyền nước khi nào tốt?
Nhiều người hễ thấy sốt cao, mệt mỏi, suy nhược cơ thể là đi truyền nước biển với tâm lý “cho nó khỏe”. Thực tế, trong máu người bình thường đều có các chỉ số trung bình về đường, muối, các chất đạm và các chất điện giải nhất định. Nếu một trong những chỉ số này thấp hơn mức cho phép thì mới cần tiếp nước biển để bù đắp.
Vấn đề này cũng đã được TS.BS CK Nội Trần Hữu Thông giải đáp cụ thể trong bài viết: “Suy nhược cơ thể có nên truyền nước”, mời bạn đọc tham khảo.
Theo đó, trước khi quyết định có nên truyền nước không và truyền bao nhiêu chai là đủ, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra. Dựa vào kết quả xét nghiệm, các bác sẽ đưa ra kết luận trường hợp nào là cần thiết truyền nước và chỉ định dịch truyền cũng như lượng truyền phù hợp.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ vẫn có thể chỉ định truyền dịch cho bệnh nhân mà không cần phải qua xét nghiệm. Điều này xảy ra đối với các bệnh nhân đang bị mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy hoặc nôn quá nhiều, bị ngộ độc, suy dinh dưỡng nặng, mất máu hoặc các trường hợp trước và sau khi phẫu thuật.
Trên thực tế, nếu bị sốt cao, mệt mỏi, suy nhược nhưng vẫn có thể ăn uống được thì không cần thiết phải tiếp nước, thay vào đó có thể bù đắp tự nhiên bằng đường ăn uống. Cụ thể, nếu truyền một chai Glucose 5% thì lượng đường cung cấp cho cơ thể chỉ tương đương gần một thìa cà phê, hay truyền một chai nước muối (NaCl 0,9%) cũng chỉ giống như uống một chén canh mà thôi.
Truyền nước hay đạm có béo không?
Truyền nước hoặc đạm có béo không hay người gầy có nên truyền nước không ? cũng là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Do người ta thấy trong thành phần của dịch truyền có chứa nhiều đường, đạm, khoáng chất và vitamin. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh việc truyền nước có tác dụng làm tăng cân.
Một số trường hợp truyền nước hay đạm xong thấy mau đói, ăn nhiều là do cơ thể hấp thụ tốt hơn trước nên thường xuyên thấy đói, cũng như ăn uống ngon miệng hơn nên tăng cân là điều dễ hiểu.
Lưu ý, việc truyền dịch chỉ nên thực hiện trong trường hợp cần thiết, người không bị mất nước, thiếu hụt điện giải hoặc dinh dưỡng thì không nên tự ý truyền. Khi truyền cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn để tránh gặp phải các rủi ro không mong muốn.
Những lưu ý khi truyền đạm
Hiện nay, nhiều người tự ý truyền nước tại nhà vì không mất thời gian chờ đợi, không gian riêng tư thoải mái, ít tốn kém. Tuy nhiên, truyền dịch không đúng cách có thể gây ra nguy cơ tai biến, sốc phản vệ, nhiễm khuẩn,…
Do đó, về nguyên tắc, trước khi tiến hành truyền dịch, cần lưu ý các vấn đề sau đây:
- Trường hợp bệnh nhân bị tăng ure máu, kali máu, suy tim, suy gan, viêm gan nặng, suy thận cấp hoặc mãn tính thì không nên truyền dịch.
- Không truyền khi đang bị choáng váng do ra mồ hôi hoặc mất nước sau khi luyện tập với cường độ cao. Bởi vì việc truyền dịch lúc này có thể gây ra tình trạng ngộ độc nước, phù não, co giật hoặc thậm chí là tử vong.
- Đảm bảo các dụng cụ truyền nước phải vô trùng. Trước khi truyền kiểm tra hạn sử dụng của túi đựng và bộ dây truyền.
- Có thuốc chống sốc và các thiết bị/dụng cụ chuyên dụng để xử lý tai biến.
- Trước khi cắm kim truyền dịch vào tĩnh của mạch bệnh nhân cần cho các giọt đầu tiên chảy ra ngoài để loại bỏ bọt khí trong túi truyền.
- Khi truyền cần theo dõi tình trạng của bệnh nhân. Thường xuyên kiểm tra và đảm bảo các yếu tố liều lượng, thời gian và tốc độ truyền.
- Không sử dụng các chai nước/chai dịch truyền đã bị mở nắp, hết hạn hoặc bị lợn cợn.
- Không được pha các loại thuốc khác vào dịch truyền khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Chỉ truyền dịch tại các cơ sở y tế hoặc các phòng khám cung cấp dịch vụ truyền nước đảm bảo uy tín.
- Nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường khi truyền nước phải báo ngay với bác sĩ.
Dịch vụ truyền nước của Trung Tâm Bác Sĩ Gia Đình Mydr.home an toàn, uy tín
Trung Tâm Bác Sĩ Gia Đình Mydr.home là một trong những phòng khám ngoài công lập đầu tiên tại Hà Nội tiên phong trong lĩnh vực khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe chuyên sâu tại nhà.
Lựa chọn dịch vụ truyền nước tại nhà ở Hà Nội 24/24 của chúng tôi, bạn sẽ:
✅ Không phải chen chúc, mệt mỏi vì xếp hàng, làm thủ tục, chờ đợi để được truyền nước.
✅ Giúp bạn thoải mái, hồi phục tại chính ngôi nhà của mình.
✅ Được các bác sĩ quan tâm, chăm sóc như người nhà đến khi khỏe thì thôi.
✅ Không phải tức giận, bực bội vì thái độ phục vụ của Bác sĩ, y tá tại một số bệnh viện hiện nay.
✅ Tránh phải đóng các khoản phí vô lý, không cần thiết.
📆 Đặt lịch thăm khám và truyền dịch liên hệ: 🏥 Trung Tâm Bác Sĩ Gia Đình Mydr.home ☎️ Hotline: 0332151115. 📌 Cơ sở 1: Số 9, Ngõ 250 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 📌 Cơ sở 2: 5 Giáp Nhất, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội 📌 Cơ sở 3: 211 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội, Hà Nội 🌐 Website: https://bacsihanoi24h.com/ 👉 Facebook: https://www.facebook.com/bacsigiadinhmydr.home 👉 Giới thiệu phòng khám: https://bacsihanoi24h.com/gioi-thieu/Với 7 năm hoạt động và phát triển, đến nay, phòng khám đã phục vụ tư vấn và điều trị bệnh cho hàng chục nghìn bệnh nhân. Lựa chọn chúng tôi – Phòng khám Bác sĩ Hà Nội 24H, bạn đã đặt Tính mạng – Sức khỏe của mình vào đúng nơi Uy Tín – Trách Nhiệm bởi:
✅ Tự hào có đội ngũ Bác sĩ, Điều dưỡng từ bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 108,… ✅ Nắng cũng đi, mưa cũng tới, chỉ gần bạn gọi: 0332151115, bác sĩ, điều dưỡng sẽ có mặt sau 15-20 phút. ✅ Cam kết cung cấp dịch vụ truyền dịch đúng kỹ thuật, đạt chuẩn y khoa. ✅ Phục vụ tận tình – chu đáo, xem người bệnh như người nhà. ✅ Miễn phí chi phí khám và đi lại trong bán kính 10km. ✅ Cam kết giá rẻ, bình dân, thấp nhất tại Hà Nội. ✅ Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bạn: Truyền đường, muối, vitamin B, vitamin C, truyền thải độc, hạ men gan, truyền đạm, truyền nước hoa quả,… ✅ Bác sĩ, điều dưỡng túc trực 24/24 bên cạnh người bệnh cho đến khi truyền xong. ✅ Đội ngũ chuyên môn cao, kịp thời xử lý và ứng phó trước các tình huống tai biến nguy hiểm.
Bảng giá truyền nước tại Trung Tâm Bác Sĩ Gia Đình Mydr.home
Giá chai truyền nước biển bao nhiêu còn tùy thuộc vào loại dịch truyền bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên bảng giá này ít được công khai cụ thể tại một số bệnh viện cho nên khó nắm rõ.
Chúng tôi Trung Tâm Bác Sĩ Gia Đình Mydr.home công khai niêm yết bảng giá như sau:
- Truyền nước biển, truyền đường: 105.000 đồng – 190.0000 đồng/chai.
- Truyền nước hoa quả có giá 250.000 đồng/chai.
- Truyền đạm có giá từ 250.000 đồng – 350.000 đồng/chai.
- Các dịch vụ tiêm thuốc có giá từ 40.000 đồng – 80.000 đồng.
Qua chia sẻ từ Bác sĩ, bạn đã biết truyền nước có tác dụng gì, khi nào nên truyền nước hoặc dịch truyền khác, cũng như an tâm lựa chọn dịch vụ truyền nước tại nhà của Trung Tâm Bác Sĩ Gia Đình Mydr.home.
Nếu cần truyền nước gấp, hãy gọi Hotline: 0332151115 tổng đài có người trực 24/24, sẵn sàng di chuyển mọi lúc, mọi nơi.
TS.BS CK Nội Trần Hữu Thông
Từ khóa » Truyen Nuoc Bien Co Tac Dung Gi
-
Truyền Nước Biển Nhiều Có Hại Không | BvNTP
-
Truyền Nước Biển: Tuyệt đối đừng Lạm Dụng! - Hello Bacsi
-
Truyền Dịch (đạm) Có Tác Dụng Gì Với Cơ Thể? | Vinmec
-
Khi Nào Cơ Thể Cần Truyền Nước Và Các Loại Dịch Truyền Phổ Biến?
-
Truyền Nước Biển Là Gì? Cơ Thể Suy Nhược Có Nên Lạm Dụng?
-
Khi Nào Cơ Thể Cần Truyền Nước Biển? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Cứ Mệt Là Truyền 'nước Biển' Có Phải Lúc Nào Cũng Tốt?
-
Truyền “nước Biển” Có Phải Lúc Nào Cũng Tốt? - Tuổi Trẻ Online
-
Truyền Nước Có Tác Dụng Gì? Truyền Nước Có Tốt Không?
-
Lợi Và Hại Của Truyền Dịch
-
Có Nên Truyền Nước Biển Tại Nhà Hay Không?
-
Giải đáp Thắc Mắc: Truyền Nước Biển Có Mập Không? - Wheyshop
-
Cùng Tìm Hiểu Truyền Nước Biển Có Tác Dụng Gì Cho Cơ Thể
-
Truyền đạm Có Tác Dụng Gì? Có Nên Truyền đạm Hay Không?