Truyền Thông Mỹ Cảnh Báo Về Làn Sóng Lớn Của Dịch Bệnh COVID-19
Có thể bạn quan tâm
Người dân thư giãn tại một quán ăn ngoài trời ở quảng trường Thời đại, New York (Mỹ) khi các quy định phòng dịch COVID-19 được nới lỏng (Ảnh: THX/TTXVN) |
Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 24/5 cho thấy, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 423.489 ca nhiễm, 821 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 527.966.251 ca, trong đó 6.301.244 ca tử vong và 498.214.970 ca đã được chữa khỏi.
Châu Âu là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (195.440.045 ca), tiếp theo là châu Á (154.076.763 ca), tiếp đến là Bắc Mỹ (100.555.546 ca) và Nam Mỹ (57.391.655 ca). Châu Phi (12.104.695 ca) và châu Đại Dương (8.396.826 ca) là 2 khu vực có số ca mắc ít nhất.
Tính theo số ca mắc, hiện Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi COVID-19 với 85.049.579 ca mắc, trong đó 1.028.979 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận thêm 28.281 ca nhiễm COVID-19 mới. Ngày 22/5, Tạp chí New York cảnh báo một làn sóng lớn của dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra tại Mỹ do sự lây lan của các dòng phụ dễ lây nhiễm hơn của biến thể Omicron.
Dữ liệu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố chỉ ra rằng ít nhất 86% người Mỹ hiện đang sống trong các cộng đồng có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao, so với mức 72% của tuần trước và 57% của tuần trước đó. Theo tờ báo trên, đây là lần thứ 5 một biến thể của SARS-CoV-2 làm bùng phát làn sóng mới của dịch COVID-19 tại Mỹ. Làn sóng lây nhiễm mới hiện nay có số lượng các ca nhiễm còn lớn hơn số lượng các ca bệnh chính thức được thông báo. Hầu hết các trường hợp nhiễm mới được phát hiện khi người dân tự làm xét nghiệm tại nhà và không báo cáo lên cơ quan chức năng, hoặc không cho triệu chứng mắc bệnh nào
Tại châu Âu, Đức và Italy là hai nước ghi nhận số ca mắc mới trong 24 giờ qua ở mức cao nhất châu lục, với lần lượt là 18.011 ca và 9.820 ca, nâng tổng số ca mắc ở hai nước này lần lượt là 26.103.628 ca và 17.257.573 ca.
Tại châu Á, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc ngày 23/5 thông báo nước này ghi nhận 9.975 ca mắc mới COVID-19 - mức thấp nhất kể từ mức 8.570 ca ghi nhận vào cuối tháng 1/2022. Số bệnh nhân mắc COVID-19 nặng phải nhập viện điều trị cũng giảm 4 người so với một ngày trước đó, xuống còn 225 người. Như vậy, số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận hằng ngày tại Hàn Quốc đã giảm xuống dưới ngưỡng 10.000 ca lần đầu tiên trong 4 tháng qua, trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron dần suy yếu dù nước này đã nới lỏng các biện pháp hạn chế được áp dụng để phòng chống dịch.
Tại châu Đại Dương, các quan chức y tế Australia ngày 23/5 đã cảnh báo về xu hướng gia tăng hội chứng viêm đa hệ (PIMS-TS) ở trẻ em, có liên quan tới bệnh COVID-19. PIMS-TS là một loại biến chứng hiếm gặp và nguy hiểm, có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, chủ yếu xảy ra ở trẻ em, sau khi mắc COVID-19. PIMS-TS xảy ra trong khoảng thời gian từ 2 đến 6 tuần sau khi người bệnh nhiễm virus SARS- CoV-2. Ở giai đoạn ban đầu nhiễm trùng thường không có triệu chứng. Hội chứng này gây viêm các bộ phận cơ thể khác nhau, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa. PIMS-TS có thể phát triển nghiêm trọng, khiến người bệnh phải nhập viện./.
Từ khóa » Dịch Cổna Mỹ
-
Theo Dõi Tình Hình đại Dịch COVID-19 Tại California
-
Tin Tức Dịch Covid-19 ở Mỹ Mới Nhất Trên VnExpress
-
[PDF] Số Ca Bệnh Tại Hoa Kỳ - CDC Stacks
-
Nước Mỹ Chuyển Mình Thận Trọng Sau 2 Năm đại Dịch COVID-19 ...
-
Cảnh Báo Về Xu Hướng Dịch Bệnh COVID-19 Tại Mỹ
-
COVID-19 Chưa 'tha' Mỹ Và Châu Âu - Báo Tuổi Trẻ
-
Hơn 1 Triệu Ca Tử Vong Ngoài Dự Báo ở Mỹ Trong đại Dịch COVID-19
-
Mỹ: Thành Phố New York Nâng Cảnh Báo Dịch COVID-19 Lên Mức Cao
-
Tình Hình Thế Giới - Cổng Thông Tin Của Bộ Y Tế Về đại Dịch COVID-19
-
Covid: Vì Sao Chống Dịch ở Mỹ ít Căng Thẳng Hơn Việt Nam Rất Nhiều?
-
Đại Dịch COVID-19 Tại Hoa Kỳ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dịch COVID-19 ở Mỹ | LAODONG.VN - Báo Lao Động
-
Ca Nhiễm COVID-19 ở Mỹ Tăng Gấp Ba Lần Trong Tháng Qua
-
Nước Mỹ Trước Sức ép đóng Cửa Trở Lại Nhằm Chống Dịch COVID-19