Truyền Thống Nhà Giáo Việt Nam(tóm Tắt) - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Ngữ văn
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.73 KB, 8 trang )
LỊCH SỬNGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM- Tháng 7/ 1946 có một tổ chức Quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris lấy tên là “Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn Giáo dục”. Năm 1949 tại hội nghị ở Vácxava (thủ đô Ba Lan) tổ chức này xây dựng một bản hiến chương gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là:+ Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp Giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, chưa khoa học của nền Giáo dục phong kiến, tư sản nhằm xây dựng một nền Giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học.+ Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của các nhà giáo, đặc biệt nêu cao nghề dạy học và những người dạy học.- Tháng 8 năm 1954, tổ chức Công đoàn của các Nhà Giáo tiến bộ trên thế giới nhất trí thông qua bản “Hiến chương các Nhà giáo”.- Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại thủ đô Vácxava (Ba Lan), Hội nghị Quốc tế các tổ chức của các nhà giáo, lần thứ hai có đại biểu 57 nước tham gia, quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày “Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo” với ý nghĩa:+ Biểu dương nghề dạy học và những người làm nghề dạy học.+ Làm cho mọi người ghi nhớ công ơn các nhà giáo đã cống hiến to lớn trong việc bồi dưỡng và đào tạo thế hệ trẻ.+ Làm cho các nhà giáo, cha mẹ học sinh và thanh, thiếu niên coi việc dạy học là một nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức cao quý.+ Ngày 20/11 là ngày biểu dương tinh thần hữu nghị giữa nhà giáo các nước...Từ năm 1958, ngày 20/11 hàng năm được coi là ngày giáo giới Việt Nam hưởng ứng cuộc đấu tranh của giáo giới quốc tế, nhằm thực hiện các điều khoản ghi trong bản hiến chương; Và ngày “Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo” tổ chức lần đầu tiên tại nước ta (Miền Bắc) là ngày 20/11/1958.Do truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, Ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo 20/11 mau chóng trở thành ngày hội của dân tộc. Thể theo nguyện vọng của nhân dân và nhà giáo, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã ra Quyết định số: 167/HĐBT “Từ nay hàng năm lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam” được tổ chức lần đầu tiên là ngày 20/11/1982.Theo tư liệu do Ông Hoàng Nguyên sưu tầm thì:+ Người thầy giáo đầu tiên của nước ta là thầy Đỗ Năng Tế. Thầy Tế dạy cả văn lẫn võ cho hai cô gái Trưng Trắc và Trưng Nhị. Khi hai bà khởi nghĩa, thầy Đỗ Năng Tế trở thành một tướng lĩnh và đã hy sinh trong chiến đấu.+ Cô giáo đầu tiên của nước ta là bà Ngô Chi Lan, người làng Phủ Lỗ (ngoại thành Hà Nội) người dạy các phi tần cuả Lê Thánh Tông.+ Người thầy giáo vĩ đại nhất cuả dân tộc là Thầy Nguyễn Tất Thành, dạy ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết. Khi trở thành Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (Chủ tịch Hồ Chí Minh) Người nói về nhà giáo: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế – văn hóa”.NHỮNG TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA NHÀ GIÁO VIỆT NAM:(20/11/1982- 20/11/2009)Dân tộc ta, trải qua lịch sử dựng nước và giữ nước, với một nền văn hóa lâu đời, phong phú, mang bản sắc riêng, đầy sức sống đã xây dựng, củng cố và phát triển những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.Ngành Giáo dục, nghề dạy học– Giáo giới Việt Nam– đã xây dựng nên những truyền thống tốt đẹp của mình. Chúng ta cần tìm hiểu tổ tiên ta đã dạy và học như thế nào để biết thêm một khía cạnh của tâm hồn người Việt Nam, một yếu tố làm nên sức mạnh tinh thần của dân tộc ta đồng thời phát huy những truyền thống ấy trong điều kiện lịch sử– xã hội ngày nay để góp phần nâng cao phẩm chất của người thầy giáo, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo.Theo quan niệm của nhân dân ta về nghề dạy học thì ông thầy trước hết là người tiếp thu đạo lý làm người của những thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Dạy học không chỉ là “dạy chữ” mà chủ yếu dạy cho học trò đạo lý làm người. Thiên chức của người thầy giáo là phát huy và truyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hóa của dân tộc, của nhân loại. Vì vậy, người thầy giáo đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời đại, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc.Nghề dạy học có những đặc điểm chung cho mọi dân tộc, song cũng có những đặc điểm riêng của Việt Nam. Về mặt lao động, nghề dạy có những nét đặc thù so với các nghề lao động trí óc khác:+ Đối tượng lao động của thầy là nhân cách, tâm hồn và thể chất con người nói chung và của thế hệ trẻ nói riêng. Tạo dựng ra toàn bộ nhân cách con người, người thầy giáo có trách nhiệm làm cho nhân cách ấy ngày càng tốt hơn.+ Công cụ lao động của người thầy chính là bản thân mình, là toàn bộ nhân cách của mình với những phẩm chất đạo đức trong sáng, với năng lực trí tuệ dồi dào và các phương tiện giảng dạy, giáo dục cần thiết.+ Phương pháp lao động chủ yếu của người thầy là phương pháp nêu gương của bản thân, cảm hóa học trò bằng tư tưởng và tình cảm của mình, đồng thời phát huy năng lực trí tuệ của học sinh.Đó là những đặc điểm chung làm cho nghề dạy học trở thành một nghề cao quý và sáng tạo.Truyền thống nhà giáo Việt Nam2- 2 -Ở Việt Nam ta, từ xưa tới nay, nghề dạy học luôn được nhân dân quý trọng và yêu mến. Lịch sử phát triển của nền giáo dục Việt Nam đã cho thấy: Do nhu cầu học tập của nhân dân nên những người có học, dù ít hay nhiều đều có làm nghề dạy học. “Thầy đồ”, “Cụ đồ” thường là những người có học vấn và có đạo đức. Những thầy “đạo cao đức trọng”, những thầy nổi tiếng “hay chữ”, những bậc khoa bảng thường có rất nhiều người học, thầy trò tính đến năm, bảy trăm như trường của Lê Quý Đôn hoặc hai, ba trăm như trường của Chu Văn An.Sau cách mạnh tháng tám năm 1945, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, nhân dân ta đã dấy lên một phong trào học sôi nổi chưa từng thấy như phong trào bình dân học vụ. Nhiều hình thức dạy và học cổ truyền được phát huy bên cạnh những sáng kiến mới vô cùng phong phú: lớp đặt ở đình, ở chùa, ở chợ, ở bến đò... và có cả lớp chỉ có một thầy một trò. Đến nay, với truyền thống trọng thầy, hiếu học của dân tộc và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, ngày nay (năm học 2002– 2003) nước ta đã có một nền giáo dục hoàn chỉnh từ Mầm non đến Đại học với trên 22 triệu học sinh, sinh viên đang theo học ở 35.526 trường học từ Mầm non đến Đại học {(Mầm non: 9.715, Tiểu học: 14.163, THCS: 9.593 (1.197 PTCS), THPT: 2.065 (523 Cấp 2+3); 253 trường DTNT, 267 trường THCN, 245 Trung tâm KTTH-HN, 297 Trung tâm ghép GDTX-HN; 202 trường Đại học và Cao đẳng và 143 cơ sở đào tạo sau Đại học}. Với đội ngũ giáo viên hiện có trên 900.000 người mà phần đông là rất tâm huyết với nghề, tận tụy, hi sinh, cống hiến cho sự nghiệp cao cả “Trăm năm trồng người”. Chất lượng Giáo dục ngày một nâng lên; năm 2003, các đội tuyển học sinh VN dự thi Olimpic Quốc tế đều đạt nhiều giải cao mang lại vinh dự cho đất nước (tổng số 3 đội Toán, Hoá, Sinh 3 HCV, 1 HCB, 10 HCĐ). Tổng số cán bộ giáo viên công nhân viên ngành giáo dục của toàn trường có 26 người thì có 25 người trình độ từ cao đẳng trở lên, chiếm tỷ lệ 96 %.Hiện nay mạng lưới trường học đang được bố trí lại một cách cơ bản cùng với việc đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo. Trong năm học 2010 – 2011 trường ta có 10 lớp 341 học sinh. Công tác CMC và PCGD Tiểu học, THCS thường xuyên được coi trọng và có biến chuyển tốt, năm 1998 xã Đông Hưng A đã đạt chuẩn công tác CMC- PCGD Tiểu học; Từ năm 2007 xã đạt chuẩn PCGD TH đúng độ tuổi, từ năm 2005 đến nay đã được công nhận đạt chuẩn PCGD THCS. Chất lượng giáo dục được cải thiện và tiến bộ ở một số mặt, công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh... Những thành tựu mà Ngành Giáo dục- Đào tạo đạt được hôm nay chính là nhờ lớp lớp thầy giáo, cô giáo của bao thế hệ đã tận tình, tâm huyết với nghề, tạo nên những truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam để chúng ta học tập và phát huy; Cụ thể đó là:1. Nhà giáo Việt Nam luôn gắn bó và liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân:Hầu hết các nhà giáo đều sống gần gũi với nhân dân lao động, nhất là nhà nho nghèo... Từ nhân dân mà ra, thầy giáo lại sống giữa nhân dân, sống cuộc sống của dân. Ngày xưa, thầy đồ được nhân dân nuôi cơm, đói no cùng dân theo mùa. Truyền thống nhà giáo Việt Nam3- 3 -áo quần thầy mặc cũng do dân sắm. Ngoài thì giờ dạy bảo học trò, thầy tiếp xúc rộng rãi với nhân dân. Vì thầy là nhà trí thức, là người hiểu biết nhất trong vùng, nên hễ có việc là dân đến hỏi thầy, trông cậy vào thầy. Ngày nay, người thầy giáo, nhất là thầy giáo ở nông thôn và miền núi, thật sự là một cán bộ của địa phương, là bạn của mọi người, là “cố vấn” của mọi gia đình.Được sự giáo dục của Đảng CSVN, nhà giáo càng nhận thức rõ hơn về quan điểm quần chúng, về ý thức phục vụ nhân dân. ở vùng xa xôi hẻo lánh, những ngày mới mở trường học, các thầy cô giáo phải đến tận hang cùng ngõ hẻm vận động nhân dân cho con em đi học.Nhân dân ta yêu quý thầy giáo, trọng thầy giáo, biết ơn thầy giáo vì thầy giáo truyền thụ những tri thức và đạo đức cho con em mình. Đối với họ, hình ảnh của thầy giáo, cô giáo “đêm đêm chong đèn nghiêng mình trên giáo án hoặc trên tập bài kiểm tra mà trầm ngâm suy tưởng về tương lai của từng học sinh mình” đã trở thành một biểu tượng thân thương, quý trọng. Chính vì vậy, chẳng những học trò gọi thầy bằng “thầy”, cha mẹ học trò gọi thầy bằng “thầy”, mà nhân dân, kể cả những người không có con học với thầy cũng gọi thầy bằng “thầy”. Thầy giáo trở thành “người Thầy” của nhân dân.2. Những nhà giáo chân chính việt nam giàu lòng nhân ái, vị tha, tận tụy với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ của đất nước.Xưa và nay, thầy giáo bao giờ cũng là người có đạo đức, không có đạo đức, không làm thầy giáo được. Đạo đức của Nhà giáo Việt Nam thể hiện trước tiên ở lòng nhân ái sâu sắc. Một trong những điều đau khổ nhất của nhân dân ta trước đây là sự dốt nát, lạc hậu. Vì dốt nát, nghèo khổ mà bị ức hiếp, bị chà đạp... cho nên dù nghèo đói đến đâu cũng phải ráng cho con “học dăm ba chữ để làm người”. Vì thông cảm với nổi đau xót của người dốt nát, nghèo khổ mà người biết chữ tự thấy mình có trách nhiệm dạy người chưa biết chữ, mới có hiện tượng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, dạy hết chữ mình thì đi học thêm để về dạy tiếp, giúp cho lớp lớp thế hệ trẻ có đủ nhân cách và bản lĩnh làm người công dân tốt, người chiến sĩ tốt để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là cái gốc của lòng nhân ái được thể hiện trong thái độ tận tụy với nghề dạy học của người thầy.Vì yêu thương con người mà thầy giáo tự nguyện nhận trọng trách xây dựng con người, bồi dưỡng đạo lí làm người cho thế hệ trẻ và cũng chính vì lòng yêu người đã tạo cho tình yêu nghề nghiệp của lớp lớp thầy giáo mang nhiều tính vị tha. Bất chấp lệnh cấm mở lớp học quốc ngữ của chính quyền thực dân, nhiều nhà giáo bí mật mở lớp truyền bá quốc ngữ và tuyên truyền giác ngộ tinh thần yêu nước cho người nghèo như Phan Đình Phùng, Trần Quý Cáp, Tống Duy Tân v.v... Ngày nay, không quản gian khổ, hiểm nguy, các nhà giáo Nguyễn Văn Bôn, Nguyễn Xuân Trạc... đã đến với đồng bào dân tộc vùng cao mở trường,vận động học sinh đến lớp, cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giáo dục miền núi. Nhà giáo Nguyễn Đức Thìn vì yêu thương con người đã mở lớp dạy học cho các bệnh nhân của trại hủi Quỳnh Lập, đem lại niềm tin và hy vọng cho họ.Truyền thống nhà giáo Việt Nam4- 4 -3. Những nhà giáo chân chính Việt Nam bao giờ cũng là những người yêu nước và sau này là những chiến sĩ cách mạng kiên cường.Dưới chế độ phong kiến, những thầy giáo chân chính không tự ràng buộc mình trong quan niệm trung quân ái quốc. Họ đã đứng về phía nhân dân, tán thành cách nhìn của nhân dân và hành động đúng với cách nhìn đó. Hành động ấy đi từ không hợp tác, không ra làm quan với triều đình như: Võ Trường Toản; từ phê phán triều đình, yêu cầu sửa sang chính sự để yên nước, yêu dân như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, đến dấy binh trừng trị nhà vua hoang dâm bạo ngược như Lương Đắc Bằng, khởi nghĩa chống lại triều đình như Cao Bá Quát.Từ khi đế quốc Pháp nổ súng xâm lược ta, trong hàng ngũ những người yêu nước chống Pháp bằng nhiều hình thức khác nhau, đã có những người thầy giáo chân chính: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Nghi, Tống Duy Tân, Nguyễn Quyền, Lương Văn Can, Phan Bội Châu v.v...Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam là Nguyễn ái Quốc, trước lúc bắt đầu cuộc đời hoạt động của mình để tìm đường cứu nước, đã có một thời kỳ dạy học ở trường Dục Thanh, Phan Thiết. Sự kiện này đã trở thành một vinh dự lớn cho Giáo giới Việt Nam ngày nay. Sau này, khi ở Pháp, ở Liên Xô, ở Trung Quốc và Thái Lan hay ở chiến khu Việt Bắc, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc cũng dạy học– dạy văn hóa để dạy chính trị cho những đồng chí công tác gần gũi mình.Điều đặc biệt có nghĩa là bốn đồng chí đại diện cho các nhóm cộng sản họp với lãnh tụ Nguyễn ái Quốc ngày 3/2/1930 để thành lập Đảng Cộng sản việt Nam cũng đều là thầy giáo. Đó là đồng chí Châu Văn Liêm học ở trường sư phạm ra dạy ở Chợ Thủ (Long Xuyên), đồng chí Nguyễn Đức Cảnh dạy ở trường Tư thục Công ích Bạch Mai (Hà Nội), đồng chí Nguyễn Thiện dạy ở trường Nhật Đức (Phố Nhà Chung, Hà Nội) và đồng chí Trịnh Đình Cửu, làm “gia sư” cho nhiều gia đình ở Hà Nội. Trong 6 đồng chí lãnh đạo Nam Kỳ khởi nghĩa bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử tử ngày 28/8/1941 tại Hóc Môn thì đã có 4 nhà giáo: Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần và Nguyễn Hữu Tiến. Còn biết bao các nhà giáo tâm huyết đã trở thành những lãnh tụ hoặc cán bộ lãnh đạo xuất sắc của cách mạng như các đồng chí: Trần Phú, Hà Huy Tập, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp v. v...Nói về mối quan hệ giữa nghề dạy học và hoạt động cách mạng, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã có nhận xét: “Từ trước đến nay, nghề thầy giáo luôn luôn có một vị trí hết sức quan trọng trong xã hội ta. Trong thời kỳ nước ta bị đô hộ, những người trí thức có tâm huyết thường đi dạy học, coi nghề dạy học là nghề trong sạch nhất. Dưới chế độ nào cũng vậy nhân dân Việt Nam liên hệ rất khăng khít với tầng lớp trí thức của dân tộc mà tiêu biểu là giáo giới. Quần chúng rất quý trọng giáo giới, coi họ là tinh hoa của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng cách mạng thông qua lớp trí thức dân tộc đó mà đi vào quần chúng cách mạng”. Chúng ta có thể tự hào rằng: Từ 1930, dưới ngọn cờ của Đảng, của giai cấp vô sản, giáo giới đã đi vào hàng ngũ những chiến sĩ cách mạng và rất nhiều thầy giáo đã bị đế quốc đưa ra toà đại hình ngay từ những năm đầu cách mạng.Truyền thống nhà giáo Việt Nam5- 5 -
Tài liệu liên quan
- Truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- 5
- 2
- 13
- TRUYEN THONG NHA GIAO
- 5
- 369
- 0
- Truyền thống Nhà giáo 20/11.
- 5
- 428
- 0
- Truyen thong nha giao.doc
- 2
- 350
- 0
- Những truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam
- 2
- 3
- 3
- Ôn truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- 5
- 2
- 51
- Truyền thống nhà giáo Việt Nam(tóm tắt)
- 8
- 991
- 7
- truyền thống nhà giáo Việt Nam
- 4
- 377
- 0
- Ôn Truyền Thống Nhà Giáo 2010
- 3
- 514
- 0
- truyen thong nha giao viet nam
- 27
- 423
- 3
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(112.5 KB - 8 trang) - Truyền thống nhà giáo Việt Nam(tóm tắt) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tóm Tắt Lịch Sử Ngày 20-11
-
Ngày 20-11: Tìm Hiểu Về ý Nghĩa Lịch Sử Của Ngày Nhà Giáo Việt Nam
-
Nguồn Gốc, ý Nghĩa Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
-
Lịch Sử, ý Nghĩa Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
-
Lịch Sử, ý Nghĩa Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
-
Ngày Nhà Giáo Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lịch Sử, ý Nghĩa Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
-
Lịch Sử, ý Nghĩa Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 Ngắn Gọn
-
Nguồn Gốc, ý Nghĩa Ngày Nhà Giáo Việt Nam
-
Lịch Sử Và ý Nghĩa Của Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
-
Ý Nghĩa Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 Có Thể Bạn Chưa Biết? - Vntrip
-
Tại Sao 20-11 Trở Thành Ngày Nhà Giáo Việt Nam? - VietNamNet
-
Tóm Tắt Lịch Sử Ngày Nhà Giáo Việt Nam - 123doc
-
Nguồn Gốc Và ý Nghĩa Ngày 20-11
-
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11