Truyền Thuyết 99 Con Voi Trung Thành

TNV - Cứ vào dịp tháng Ba hàng năm, Đền Hùng lại mở hội, con cháu khắp nơi trong cả nước, việt kiều xa xứ lại tìm về cội nguồn tưởng niệm công lao của tổ tiên. Ngược dòng lịch sử, qua truyền thuyết ai ai cũng biết chuyện vua Hùng lập nước Văn Lang, nhưng còn chuyện vua Hùng chọn đất đóng đô, định đô ở mảnh đất nào cả một sự tìm kiếm không thể một sớm, một chiều.

Nội dung chính Show
  • Sự tích 99 ngọn núi Hồng và quyết định dời đô chỉ vì một con chim Phượng
  • (NLĐO)- Tương truyền, núi Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh (tên Nôm là Ngàn Hống), có 99 ngọn núi trập trùng kỳ vĩ đã từng là nơi vua Kinh Dương Vương (ông nội vua Hùng) định đô, tuy nhiên nơi đây sở dĩ không trở thành đế đô lâu dài thời Hùng Vương vì nhà vua đã nhìn thấy 100 con phượng hoàng bay về rồi lại bay đi.
  • Video liên quan

Mảnh đất đầu tiên vua Hùng đặt chân tới, phong cảnh khá đẹp. Đất phẳng lại rộng, có nhiều khe suối. Nhưng sau khi ngắm kỹ, vua cho rằng thế đất vẫn chưa phải là được, bèn sai chim Đại Bàng đắp thêm 100 quả gò. Vua lệnh cho chim Đại Bàng phải làm xong trước khi mặt trời mọc. Chim Đại Bàng đem hết sức mình ra thực hiện lệnh của vua. Quả gò thứ 99 vừa xong chỉ còn 01 quả nữa là hoàn thành công việc thì bỗng có tiếng gà rừng gáy, chim Đại Bàng ngỡ là trời đã sáng, vỗ cánh bay đi. Thế là không đúng ý, vua Hùng bỏ đi tìm đất khác. Đó chính là xã Thanh Vân, huyện Thanh Ba (Phú Thọ) ngày nay.

Du khách thập phương trẩy hội Đền Hùng. Ảnh: St.

Đến mảnh đất thứ hai, nơi đây có một ngọn núi cao sừng sững như cột chống trời vọt lên giữa hàng trăm quả đồi vây quanh. Vua thúc ngựa lên đỉnh núi, quan sát bốn phương tám hướng. Núi non trùng điệp, rừng rậm, núi cao, suối róc rách chảy. Vua lấy làm vừa ý, bèn thúc ngựa xuống núi. Ngựa đang từ từ xuống, bỗng ngựa quay đầu, bốn vó đập mạnh. Quả núi sụt nở một góc. Vua lắc đầu chê đất không vững, lại bỏ đi. Đó là núi Sứt ở xã Đông Linh cũng thuộc huyện Thanh Ba ngày nay.

Nơi thứ ba vua Hùng đặt chân tới là một quả núi dài một đầu cao, một đầu thấp, nằm giữa một trăm quả đồi nhỏ. Ngắm kỹ, ngọn núi giống như một con Giao Long đang vẫy vùng trên mặt sông. Núi có đường lên trời, lại có hang xuống âm phủ. Vua vừa bước vào hang chợt có con Rắn trắng (Bạch Xà) cản lối. Vua cho là điềm gở, lại bỏ đi. Đây là núi Thắm, xã Vũ Lao, cũng trên dải đất huyện Thanh Ba ngày nay.

Cổng chính Trung tâm Lễ hội Đền Hùng hiện nay. Ảnh: BQL

Men theo con sông Thao, tới một vùng phía trước là sông lớn, phía sau là núi cao, quanh những hòn đảo nhỏ là đầm nước mênh mông bao bọc. Vua đang ngắm cảnh chợt có một con Rùa vàng nổi lên khỏi mặt nước, lưng rộng như tấm phản, gật đầu chào vua. Rùa tự xưng là chúa tể của vùng này, Rùa mời vua cưỡi lên lưng rồi đưa vua đi thăm toàn cảnh. Vua đi đủ 99 ngách, nước trong xanh, cây cối um tùm, đủ loài thủy tộc vui mừng chào đón. Vua khen cảnh đẹp nhưng lại không có đủ 120 ngách, chỗ này không thể mở mang được cung điện, không phải là chốn hội tụ muôn dân, vua không ưng, lại bỏ đi. Nay là đất Ao Châu, một thắng cảnh thuộc huyện Thanh Ba.

Vua lại đi, tới Sông Đà, mặt sông cuồn cuộn sóng, núi non xô đuổi dài dài, hai bên bờ sông cây cối um tùm xanh tốt, sơn thủy hữu tình. Vua lệnh cho chim Phượng đào đủ 100 hố để lấy nơi đây làm đất định đô. Vừa đào xong cái hố 99, chợt có tiếng chim Phượng đực từ xa vọng lại, Phượng cái vỗ cánh bay theo, cả đàn cũng bay theo. Vua thấy không đủ 100 hố, lại ra đi. Di tích này là xã Xuân Lộc, huyện Tam Nông (Phú Thọ) ngày nay.

Vào một ngày đẹp trời, vua lại đi tìm, tới một nơi có 03 sông tụ hội, xa xa một bên có núi Tản Viên, một bên có núi Tam Đảo chầu về. Núi đồi nhấp nhô trùng điệp, đồng ruộng phì nhiêu xanh tốt, dân cư đông đúc, vui vẻ, thịnh vượng. Ở chính giữa cả một vùng đồi núi có một hòn núi cao vọt hẳn lên trông tựa như đầu một con rồng, núi đồi xung quanh như thân rồng uốn khúc. Vua Hùng cả mừng, càng ngắm càng nhận ra núi non kỳ vĩ, đất rộng, sông dài, cây cối xanh tươi. Đất lại có thế hiểm để giữ, có thế mở để tiến, quả là nơi có trăm họ hội tụ. Thế là vua quyết định chọn nơi đây làm mảnh đất định đô và nơi đây trở thành kinh đô của nước Văn Lang. Nay chính là vùng đất thuộc thành phố Việt Trì gồm cả hai huyện Phù Ninh, Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, nguyên là vùng đất Phong Châu xưa.

Mỗi độ Tết đến xuân về, dù có đi bốn phương trời, trong tâm khảm của mỗi người con mang dòng máu Tiên – Rồng vẫn luôn nhắc nhủ:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ về trẩy hội tháng ba Đền Hùng./.

 

P.Q (tổng hợp)

Minh họa: Đức Trí

Quê tôi ở Phong Châu, Phú Thọ - một vùng đầy ắp truyền thuyết về lịch sử các vua Hùng, trong đó có truyền thuyết về 100 ông Voi quần tụ xung quanh núi Nghĩa Lĩnh.

Một trăm ông Voi này thật ra là những núi đồi to nhỏ có hình dáng một con voi, ở mỗi địa phương có tên gọi khác nhau. Ở xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh có núi Voi, là ông Voi nằm chầu ngược về hướng bắc, trong truyền thuyết là con voi thứ một trăm không quy phục về đền Hùng và bị công chúa Bầu, con vua Hùng Vương, chém đứt cổ.

Ở xã Phù Lỗ có núi Chò, núi Viện. Sát đền Hùng có núi Vặn... Mỗi ông Voi đều mang trên mình một sự tích gắn liền với thời đại 18 đời vua Hùng dựng nước.

Kỹ sư địa chất kiêm nhà nhiếp ảnh Vương Hồng (Liên hiệp Hội VHNT Phú Thọ) cách đây đúng 15 năm đã cùng đồng sự cất công lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, trèo lên cây cổ thụ dùng ống nhòm để đếm và kiểm tra xem còn đủ 100 ông Voi xung quanh đền Hùng hay không?

Rồi ông hốt hoảng thông báo: “Có ba ông Voi bị biến mất!”. Điều này giống như chuyện cổ tích, sau một đêm mưa to gió lớn bỗng Bụt hiện lên giấu mấy ông Voi vào trong tay áo. Dân làm báo chúng tôi cũng vì tò mò mà đi tìm hiểu cùng nhà địa chất xem sự thể ra sao.

Hóa ra các ông Voi bị con cháu vua Hùng “xẻ thịt”, san ủi làm khu công nghiệp. Nổi tiếng nhất là vụ “làm thịt” ông Voi có tên đồi Mả Quan ở xã Thụy Vân với những cuộc phản đối của dân làng Thụy Vân.

Hình như sau vụ việc trên, người ta bớt đụng đến các ông Voi. Rồi mấy năm nay, thảm họa “làm thịt” Voi tiếp tục. Ông Voi quay đầu ngược bị công chúa Bầu chém đứt cổ nay vẫn còn hai hốc mắt đầy lệ huyết.

Các nhà văn thuộc Chi hội văn học dân gian Phú Thọ đã có nhiều bài viết minh oan cho ông Voi này rằng đang lúc quan quân vui mừng chiến thắng, đất nước an lạc thái bình phải có một ông Voi cảnh giác nằm quay đầu lên biên giới phòng giặc giã, chứ ông có lòng dạ nào?!

Nhưng lịch sử không thể thay đổi được, thế nên bây giờ hai bên đầu ông Voi người ta đang ra sức đục phá. Mang tai bên phải của ông Voi bị xả một miếng lớn để lấy mặt bằng. Vòi voi bị mấy hộ dân múc đất chở đi bán, san nền nhà. Sườn bên trái sát quốc lộ 2 nham nhở vết thương vì những vụ làm nhà xưởng, quán ăn nhậu.Họ đã chuyển nhượng (bán) cho một ông thầu xây dựng và “úm ba la” ông Voi biến mất, chỉ còn lại một bãi đất rộng hơn 20ha, một công ty may mặc của Hàn Quốc đã về thuê mặt bằng, lập xưởng, tuyển công nhân.Thê thảm nhất có thể nói đến ông Voi có tên núi Bắp Bò ở địa phận tiếp giáp ba xã Phú Nham - Phú Lộc - Gia Thanh. Chỉ trong vòng một năm, ông Voi cõng trên lưng đầy bạch đàn xanh biến mất. Khu đất này thuộc quyền sử dụng 50 năm của mấy hộ dân thuộc khu hành chính số 6 xã Phú Lộc.

Những kẻ xa quê như chúng tôi khi trở về đều ngỡ ngàng trước sự thay đổi quá đột ngột, trong lòng chạnh nhớ nơi chăn trâu kiếm củi thuở ấu thơ, nhớ từng bụi sim chín ngọt, từng cây bứa chua giòn, từng bãi tế cao ngập đầu người thả sức trốn tìm.

Nghe dư luận ba ông Voi nhỏ gần khu Dộc Hồng cũng sắp bị “làm thịt”. Bà con trong xóm và dọc hai bên huyện lộ bàn tán về mức đền bù đất. Họ đang tranh thủ trồng thêm cây ăn quả lâu năm xen kẽ trong vườn. Xây thêm bờ rào bằng gạch đất, nhà ở xây bằng vôi cát, loại nhà tạm và không chắc chắn.

Sao lại thế? Là bà con đón tiền đền bù tài sản hoa màu trên đất. Hóa ra ai cũng tham lam cả, chẳng ai chịu nghĩ tới lịch sử, đến di tích... Xung quanh đền Hùng hiện chưa có số liệu về các ông Voi bị biến mất. Kỹ sư địa chất kiêm nhiếp ảnh gia Vương Hồng cũng vừa qua đời năm ngoái, chẳng ai rỗi hơi như ông để trèo cây đếm xem còn mấy ông Voi quanh đền Hùng.

Những ông Voi trong truyền thuyết biến mất sẽ nói lên điều gì? Có thể lịch sử cũ sẽ lùi lại, biến mất để nhường đường cho một giai đoạn lịch sử mới mà mai sau con cháu chúng ta mới phán xét được. Có muộn quá không?■

PHƯƠNG QUÝ

Sự tích 99 ngọn núi Hồng và quyết định dời đô chỉ vì một con chim Phượng

(NLĐO)- Tương truyền, núi Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh (tên Nôm là Ngàn Hống), có 99 ngọn núi trập trùng kỳ vĩ đã từng là nơi vua Kinh Dương Vương (ông nội vua Hùng) định đô, tuy nhiên nơi đây sở dĩ không trở thành đế đô lâu dài thời Hùng Vương vì nhà vua đã nhìn thấy 100 con phượng hoàng bay về rồi lại bay đi.

Sự tích về 99 ngọn núi Hồng

Núi Hồng Lĩnh (tên Nôm là Ngàn Hống) là dãy núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh, được xếp vào danh sách 21 danh thắng của nước Nam xưa và được nhà Nguyễn khắc vào Anh đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế (Năm Minh Mạng Thứ 7.1836). Xuất hiện cách nay khoảng 1 triệu năm, núi Hồng Lĩnh có tới 7 tên gọi khác nhau như Ngàn Hống, Núi Hồng, Rú Lớn, Rú Cao, Hương Tượng, Hồng Sơn, Hồng Lĩnh. Với chiều dài 30km, rộng 15km, Núi Hồng Lĩnh trải rộng trên địa bàn của 3 huyện Nghi Xuân, Can Lộc và Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh.

Một góc núi Hồng Lĩnh nhìn từ trên cao (Ảnh Thanh Hải)

"Núi Hồng Lĩnh có 99 đỉnh, đỉnh cao nhất 678m (so với mực nước biển), tương truyền được một người khổng lồ có tên gọi ông Đùng, đã gom nhặt tất cả những quả núi mọc đơn lẻ tại các vùng châu thổ sông Lam và sông La xếp thành. Khi xếp được 99 ngọn núi, còn một ngọn cuối cùng thì ông Đùng đã đánh rơi sang phía bờ bắc sông Lam trở thành rú Rum. Tương truyền Ông Đùng còn đào quặng sắt ở Hồng Lĩnh và bày cho dân các làng Vân Chàng, Minh Lương nghề đúc, rèn còn truyền lại cho đến ngày hôm nay", ông Đặng Quang Vinh, Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh cho hay.

Cũng theo ông Vinh, tên các đỉnh núi ở đây được đặt theo hình dáng như: Thiên Tương, Ngũ Mã (hình 5 con ngựa), Sư Tử, Hàm Rồng, Lập Phong..., nhưng cũng có đỉnh núi lại được đặt tên theo truyền thuyết hoặc tên các danh nhân như: Rú Cơm, Rú Cà, Hương Tích, Trần Soa... Dưới chân núi Hồng, dòng sông Lam uốn lượn như dải lụa, đưa nước ngọt, phù sa bồi đắp cho những ruộng lúa, bãi dâu đôi bờ hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nó trở thành hình ảnh thơ mộng cả trong đời thực cũng như thơ văn.

"Tuy vậy, trên thực tế núi Hồng Lĩnh chỉ có 60 đỉnh. Để thuận tiện cho đi lại người ta hình thành nên 8 cửa truông, đó là: Cộng Khánh, Vắn (Cố Ghép)... Trong núi có nhiều hang động như: Động 12 cửa, động Chẻ Hai, động Đá Hang, động Hàm Rồng... cùng rất nhiều khe, suối. Trong đó, đặc biệt có truông Cộng Khánh nối từ Kẻ Lách vào Kẻ Treo xưa là tượng lộ (đường voi chiến đi để tránh cầu), đây cũng chính là con đường Truông Hống - Đò Cài ngày xưa mà Đại thi hào Nguyễn Du đi từ Tiên Điền (huyện Nghi Xuân) sang Trường Lưu (huyện Can Lộc) gặp gỡ bạn bầu giao lưu, nghe hát Ví Giặm" ông Vinh cho biết thêm.

Trở thành phế đô chỉ vì một con chim Phượng bay đi

Theo sử sách và truyền thuyết, vua Kinh Dương Vương đã chọn đóng đô tại Ngàn Hống nhưng về sau, thấy vùng châu thổ sông Hồng thuận lợi nên đã thiên đô ra Phong Châu (tỉnh Phú Thọ).

Cũng theo ông Vinh, tương truyền, Kinh Dương Vương sau khi lên làm vua đã đem quân lính theo núi Nam Miên đi về phía Nam. Trên đường đi nhà vua ngắm xem phong thủy, chọn nơi hình thế thắng địa để định đô, lập ấp và vua đã chọn được một vùng phong cảnh tươi đẹp, có 99 ngọn núi sừng sững, kỳ vĩ như bức trường thành (xưa gọi là Cựu Đô, nay gọi là Ngàn Hống). Vùng này giáp biển, đường núi quanh co, đường sông uốn khúc, địa thế rồng cuộn, hổ ngồi, bốn hướng cùng trông, đồng điền đủ rộng, khả dĩ, con người có thể tự làm lụng để nuôi sống lâu dài. Nhà vua đứng trên núi cao, phóng tầm mắt ra xa muôn trùng sóng cả, núi non địa bàn hiểm trở, tiến có thế công, thoái có thể thủ, là điều lợi thế bậc nhất cho một Vương triều mới sơ khai định đô. Với tầm nhìn bao quát càn khôn đó, Kinh Dương Vương đã cho dựng Kinh đô ở đây và đặt tên nước là Xích Quỷ (nghĩa là ngôi sao đỏ). Kinh thành xây xong, nhà vua cưới Thần Long làm Hoàng Hậu rồi sinh ra Long Vương (Lạc Long Quân, sau này nối ngôi cha lên làm vua, xưng là Hùng Hiền Vương). Từ đó, Kinh đô Ngàn Hống đã mở ra một thời kỳ mới của của đất nước Văn Lang xưa.

Một góc núi Hồng Lĩnh nhìn từ trên cao (Ảnh Thanh Hải)

"Theo sách Lĩnh Nam chích quái, một lần nhà vua đi thuyền du ngoạn trên dòng Thanh Long (sông Lam ngày nay) thấy nơi đại địa Hồng Lĩnh rồng phụng, hổ chầu có 100 con Phượng Hoàng bay đến tìm chỗ đậu. Tuy nhiên, do Núi Hồng Lĩnh (rú Ngàn Hống) chỉ có 99 ngọn, vì vậy con chim đầu đàn không có chỗ đậu nên đã cất cánh bay đi làm cả đàn bay theo. Nhà vua cho đó là điềm trời, nên phế bỏ nơi này, không chọn Hồng Lĩnh là đế đô lâu dài" - ông Vinh nói.

Không còn là kinh đô của đất nước, nhưng dấu tích về một kinh thành Ngàn Hống với những thiên truyện thần kỳ trên dãy núi 99 ngọn, vẫn còn sống mãi trong tâm trí nhân gian.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, núi Hồng Lĩnh vẫn sừng sững uy nghi như hàng triệu năm trước, trấn giữ phong ba cho vùng đất Hà Tĩnh. Bao quanh dãy núi Hồng là những làng quê nổi tiếng và ở đó từ bao đời nay đã xuất hiện những danh nhân kiệt xuất làm rạng danh đất và người Hà Tĩnh như: cha con Trạng nguyên Sử Hy Nhan, Sử Đức Huy; Đô đài ngự sử Bùi Cầm Hổ; Đại thi hào Nguyễn Du; Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ.

Vĩnh Gia

Từ khóa » Hình ảnh 99 Con Voi