Truyền Thuyết Núi Hồng Lĩnh - Anh Họ Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Skip to main content
Mạch núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam , từ nam Bến Thủy vào đến bắc Cửa Sót. Toàn Núi Hồng, chia làm 3 nhóm núi: Nhóm Thiên Tượng và nhóm Đụn ngăn cách nhau bởi tuông Eo Bầu. Hồng Lĩnh là đợt cuối chót của sơn khối kéo dài từ Pu-lây-Leng( tây bắc Nghệ An), có kiến tạo từ 200 triệu năm trước, với độ cao 2711m ( Rào Cỏ). Hồng Lĩnh có nhiều đỉnh, tương truyền, Núi Hồng Lĩnh do một ông khổng lồ (tên gọi là ông Đùng) đã gom nhặt những quả núi mọc lẻ tẻ ở vùng châu thổ Lam giang và La giang đem về đây xếp thành dãy Hồng Lĩnh. Xếp đuợc 99 hòn núi, còn một hòn cuối cùng thì ông Đùng đánh rơi sang phía bờ bắc sông Lam mà thành rú Rum. Cũng chính ông Đùng đã đào quặng sắt ở trong các ngọn núi đem đến làng Vân Chàng và Trung ương dạy cho dân làm nghề rèn - một nghề truyền thống vẫn còn lại đến ngày nay. Thực tế đo đạc địa lý có hơn 60 đỉnh nhô cao lên từ mấy chục mét và cao nhất là 676m. Tính từ tây bắc xuống có các đỉnh: Nam Bàn, Yên Xuân, Đà Hồng, Cột Cờ, Thiên Tượng, Mồng Già (có 2 ngọn), Bạch Tỵ, Hương Tích, Tai Voi , Mũi Rồng, Ông, Tháp Cờ, Chân Tiên ....Tại đây, xã Thịnh Lộc, nằm sát mé biển Đông, vẫn còn một dấu tích bàn chân hình 5 ngón hằn sâu vào tảng đá lớn, mà nghìn năm nay, con người Hà Tĩnh dù còn nghèo, song không bao giờ quên tôn thờ tổ tiên để lại. Nay ai đến đây, dù là nhà khảo cổ học, hay địa chất học giỏi, cũng vân khó mà giải thích ra là dấu chân người tiền sử, hay là thiên nhiên đã ban tặng cho xứ Nghệ của đất Hà Tĩnh này. Hồng Lĩnh có nhiều khe suối tuy không sâu, không lớn, nhưng nước ở đó không bao giờ cạn, 4 mùa trong vắt. Theo truyền thuyết, xưa kia khi Dương Vương mở nước đến vùng này, ông dạo chơi xem phong cảnh và đã chọn Hồng Lĩnh làm kinh đô. Tại đây Dương Vương đã kết duyên cùng Thân Long và sinh ra Long Vương (Lạc Long Quân). Suốt mấy ngàn năm, Hồng Lĩnh đã tích tụ bao khí chất con người xứ Nghệ để trở thành biểu tượng của một vùng văn hóa. Trải qua bao thời kỳ dựng nước và giữ nước, giờ đây trên núi vẫn còn giữ lại được những dấu ấn về lịch sử, văn hóa có giá trị lớn. Những ngôi chùa như Hương Tích, Thiên Tượng, Chân Tiên... từ bao đời này đã trở thành những biểu tượng cho cuộc sống tâm linh của nhân dân trong cả nước. Núi Hồng – sông Lam đã trở thành biểu tượng và là nơi chung đúc tụ khí của vùng đất xứ Nghệ.
Truyền Thuyết Núi Hồng Lĩnh
Sự Tích Ngàn Hống Nói đến vùng đất Hà Tĩnh, trước tiên là nói đến Núi Hồng với 99 ngọn vút cao trùng điệp. Vào năm Minh Mệnh thứ 17, Núi Hồng được khắc vào Anh Đỉnh là một biểu tượng của thiên nhiên Việt Nam. Quanh Hồng Lĩnh là cả một kho báu về những câu chuyện huyền bí và hấp dẫn. Núi Hồng Lĩnh thuộc nằm trên địa phận thị xã Hồng Lĩnh, huyện Nghi Xuân, huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà. Tên Nôm là Ngàn Hống, tên chữ là Hồng Sơn. Bắt đầu từ 105 độ 41 phút kinh tuyến đông đến 105 độ 55 phút kinh tuyến đông, và từ 18 độ 28 phút vĩ tuyến bắc đến 18 độ 39 phút vĩ tuyến bắc. Cách thành phố Vinh 1,5 Km theo đường chim bay về phía nam, và cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 20km theo đường chim bay về phía bắc. Người dân ở Can Lộc còn gọi núi Hồng Lĩnh là rú Hôống. Đây là dãy núi núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh, từng được xếp vào danh sách 21 danh thắng của nước Nam khi xưa. Cùng với sông Lam, núi Hồng Lĩnh được xem là biểu tượng hồn thiêng sông núi của xứ Nghệ.Cảnh chụp từ Chùa Hương Tích Hà Tĩnh - Ảnh: Anh Họ Nguyễn |
Núi Hồng Lĩnh - góc nhìn từ huyện Can Lộc - Ảnh: Anh Họ Nguyễn |
Comments
Post a Comment
Popular Posts
Học Tiếng Hà Tĩnh
Tiếng Hà Tĩnh Tiếng phổ thông Hà Tịnh Hà Tĩnh Dụng Dũng Xạ Xã Vụ Quang Vũ Quang Xưng hô Tau Tôi (Dùng phổ biến) Mi Mày (Bọn) Bây Bọn mày (Bọn) Nớ Bọn họ, bọn kia, họ (Bọn) Choa Bọn tao, chúng tôi Tui Tôi (Dùng trong giao tiếp giữa những người có quan hệ là anh em họ hàng, bậc dưới với mậc trên, dùng lúc hai bên không còn tôn trọng nhau, nhưng vẫn giữ lễ tiết) Ả Chị (Thường dùng trong giao tiếp khi người nói xưng “Tui”) O Chị, em (Cách dùng gọi chị em trước đây, phân theo thứ bậc) Eng/ Enh Anh Hấn Hắn Ôông Ông Bọ Bố Mệ Mẹ Danh từ Chạc Dây Chủi Cây chổi Cạu Rổ, rá Con du, chị du, em du Con dâu, chị dâu, em dâu Con me CoThuế Việt Nam Dưới Thời Pháp Thuộc
Sau hoà ước Hác- Măng (1883) và hoà ước Pa-tơ-nốt (1884) thực dân Pháp chính thức đặt ách thống trị và đô hộ lên Việt Nam. Từ đây, thực dân Pháp bắt đầu thực hiện chính sách khai thác thuộc địa ở Việt Nam, trong đó có chính sách thuế hà khắc đối với người Việt. Thực hiện chính sách “Chia để trị” Thực dân Pháp đã chia Việt nam thành 3 Kỳ nhằm xoá bỏ sự thống nhất của một Quốc gia. Theo các hòa ước được ký với triều đình Nguyễn: - Nam kỳ là đất thuộc địa chính thức của Pháp, nó giống như một phần lãnh thổ hải ngoại của Pháp hiện hữu tại Đông Dương, không còn quan hệ phụ thuộc với Triều đình Nguyễn. Đứng đầu bộ máy cai trị là một viên đô đốc người Pháp, về sau, thay bằng chức Thống đốc Nam kỳ. - Trung kỳ là xứ bảo hộ. Triều đình Nguyễn được phép tự trị nhưng chịu sự giám sát của chính phủ Pháp. Trên thực tế quyền hành thực sự đều nằm trong tay Khâm sứ Trung kỳ là người Pháp. Mọi văn bản như Sắc, Dụ, Chỉ Dụ của Hoàng đế và các Điều lệ, quy tắc của Hội đồng Thượng thư phải được khSài Lầm Phút Cuối Của Việt Nam Cộng Hòa
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 đã đánh dấu chấm hết cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Kể từ đây, nước Việt Nam được thống nhất, tuy nhiên nó cũng mang theo nhiều hệ quả cho đến ngày nay. Sự kiện 30 tháng tư năm 1975 sảy ra nhưng chế độ Việt Nam Cộng Hòa đáng lẽ đã không sụp đổ nhanh như vậy, nếu như không mắc phải hai sai lầm sau: Sai lầm thứ nhất là việc tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, yêu cầu quân đội Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí. Sai lầm thứ hai đó là các tướng lãnh cấp cao, tri thức, văn nghệ sĩ, nhà tư bản, tầng lớp thượng lưu Sài gòn bỏ Sài gòn chạy nạn sang các nước khác xin tị nạn chính trị. Đáng lẽ ra, Dương Văn Minh phải kêu gọi kháng chiến, yêu cầu quân đội giữ vững và tiếp tục chiến đấu, không được đầu hàng. Trước khi quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa húc đổ cách cổng sắt của Dinh Độc lập, thì Dương Văn Minh không nên ngồi đợi để đầu hàng, mà nên tìm ra căn cứ thích hợp để lui quân về kháng chiến. Ngày 30 tháng tư sảy ra và Dương Văn Minh làTừ khóa » Sự Tích 99 Ngọn Núi Hồng Lĩnh
-
Sự Tích 99 Ngọn Núi Hồng Và Quyết định Dời đô Chỉ Vì Một Con Chim ...
-
Dãy Núi Hồng Lĩnh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Núi Hồng Lĩnh - Người Kể Sử
-
SỰ TÍCH 99 NGỌN NÚI THƯỢNG LÂM
-
Ngỡ Ngàng Những Ngôi Chùa Thiêng Trên 99 đỉnh Non Hồng - DU LỊCH
-
Núi Hồng Lĩnh Hà Tĩnh Và Những điều Thú Vị KHÔNG THỂ NGỜ
-
Sông Lam - Núi Hồng Lĩnh
-
Cổng Thông Tin điện Tử Thị Xã Hồng Lĩnh - 99 đỉnh Núi Hồng - Facebook
-
Có Tới 99 đỉnh, Dãy Núi Hồng Lĩnh Kỳ Vĩ đến Mê Hồn
-
Khám Phá Danh Thắng Núi Hồng - Cổng Thông Tin Du Lịch Hà Tĩnh
-
Những Truyền Thuyết Ly Kì Về Núi Hồng Lĩnh - ALONGWALKER
-
Ngàn Hống Và Huyền Thoại Hương Tích - Tin Nhanh Chứng Khoán
-
Chùa Hương Tích | Du Lịch Can Lộc | Dulich24