Truyền Thuyết Về Các Nhân Vật Tứ Bất Tử Trong Không Gian Văn Hóa ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
Truyền thuyết về các nhân vật tứ bất tử trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (luận văn thạc sỹ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.68 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN-----------------------------------------------------ĐINH THỊ YẾNTRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT“TỨ BẤT TỬ” TRONG KHÔNG GIANVĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘLUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌCHà Nội - 2017ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN-----------------------------------------------------ĐINH THỊ YẾNTRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT“TỨ BẤT TỬ” TRONG KHÔNG GIANVĂN HÓA CHÂU THỔ BẮC BỘLuận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam họcMã số: 60 33 01 13Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị NguyệtHà Nội - 2017LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đề tài: “Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử”trong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ” và toàn bộ nội dung luận vănkhông phải là sự sao chép bất cứ một công trình khoa học hay luận văn nào đãđược công bố trong và ngoài nước. Tôi cũng xin cam đoan các tài liệu thamkhảo mà tôi sử dụng để hoàn thành luận văn đã được trích nguồn đầy đủ vàchính xác.Xin chân thành cảm ơn!Hà Nội, tháng 11 năm 2017Người viết luận vănĐinh Thị YếnLỜI CẢM ƠNTôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô trong khoaViệt Nam học và Tiếng Việt, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ và truyền dạy cho tôi những kiến thứcquý báu trong suốt quãng thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tớiPGS. TS Nguyễn Thị Nguyệt, người đã dành nhiều thời gian quý báu tận tìnhchỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúpđỡ, đông viên của bạn bè và những người thân trong gia đình.Tôi xin chân thành cảm ơn!MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 11. Lý do chọn đề tài .................................................................................................12. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................33. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................74. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................85. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................96. Đóng góp của luận văn ........................................................................................97. Kết cấu của luận văn ...........................................................................................9PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 10Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................101.1. Khái niệm truyền thuyết và truyền thuyết nhân vật ...........................................101.1.1. Khái niệm truyền thuyết ..................................................................................101.1.2. Truyền thuyết nhân vật ....................................................................................121.2. Khái niệm “Tứ bất tử” và truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” ............................131.2.1. Khái niệm “Tứ bất tử” ....................................................................................131.2.2. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” ....................................................151.3. Không gian văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ .......................................................181.3.1. Khái niệm không gian văn hóa, không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ ..........181.3.2. Đặc trưng của vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ ...............................................19Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................26Chƣơng 2: TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT “TỨ BẤT TỬ” NHÌNTỪ ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI ...........................................................................272.1. Nhân vật truyền thuyết .......................................................................................272.1.1. Thánh Tản Viên - Người anh hùng văn hóa, anh hùng chiến trận .........................272.1.1.1. Thánh Tản Viên - Người anh hùng văn hóa .................................................272.1.1.2. Thánh Tản Viên – người anh hùng chiến trận .............................................282.1.2. Thánh Gióng – người anh hùng đánh giặc .....................................................302.1.3. Thánh Chử Đồng Tử - Người anh hùng văn hóa ............................................322.1.3.1. Thánh Chử Đồng Tử - Người con chí hiếu ..................................................322.1.3.2. Thánh Chử Đồng Tử - Người anh hùng khai phá – anh hùng lao động .................322.1.3.3. Thánh Chử Đồng Tử - Chử Đạo Tổ .............................................................332.1.4. Nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh.....................................................................342.1.4.1. Thánh Mẫu Liễu Hạnh – người phụ nữ với khát vọng về tình yêu và hạnhphúc gia đình .............................................................................................................342.1.4.2. Thánh Mẫu Liễu Hạnh – biểu tượng cho sức sống giải phóng, ý thức tự dovà lòng nhân đạo của người phụ nữ .........................................................................362.2. Cấu trúc truyền thuyết với các dạng motif tiêu biểu ..........................................382.2.1. Cấu trúc truyền thuyết về Thánh Tản Viên và những motif tiêu biểu ......................382.2.2. Cấu trúc truyền thuyết về Thánh Gióng và những motif tiêu biểu ............................482.2.3. Cấu trúc truyền thuyết về Thánh Chử Đồng Tử và những motif tiêu biểu .....522.2.4. Cấu trúc truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh và những motif tiêu biểu..60Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................67Chƣơng 3: TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT “TỨ BẤT TỬ”TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC THÀNH TỐ VĂN HÓA KHÁC .........683.1. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” với tín ngưỡng dân gian .........................683.1.1. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử”...................................................................................................................................683.1.2. Truyền thuyết về nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong tín ngưỡng thờ Mẫu –thờ Tứ Phủ .................................................................................................................703.1.3. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng thờ ThànhHoàng ....................................................................................................................... 713.2. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” với lễ hội dân gian .........................733.2.1. Nhân vật Thánh Tản Viên trong lễ hội dân gian .............................................733.2.2. Nhân vật Thánh Gióng trong lễ hội dân gian .................................................753.2.3. Nhân vật Thánh Chử Đồng Tử trong lễ hội dân gian .....................................783.2.4. Nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lễ hội dân gian ..................................803.3. Truyền thuyết dân gian về “Tứ bất tử” với di tích và danh lam thắng cảnh ......833.3.1. Di tích và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thuyết về nhân vật Thánh TảnViên............................................................................................................................833.3.2. Di tích và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thuyết về nhân vật ThánhGióng .........................................................................................................................853.3.3. Di tích và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thuyết về nhân vật Thánh ChửĐồng Tử.....................................................................................................................873.3.4. . Di tích và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thuyết về nhân vật Thánh MẫuLiễu Hạnh ..................................................................................................................893.4. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của truyền thuyết các nhân vật “Tứ bất tử”trong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ ..............................................................903.4.1. Tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản về “Tứ bấttử” .............................................................................................................................903.4.2. . Những thành tựu đạt được trong việc bảo tồn, phát huy các di sản về “Tứ bấttử” .............................................................................................................................913.4.3. Những hạn chế còn tồn tại trong việc bảo tồn phát huy các di sản về “Tứ bấttử” .............................................................................................................................933.4.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa về“Tứ bất tử”................................................................................................................94Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................96PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 97TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 99PHỤ LỤC .............................................................................................................. 107PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiVùng châu thổ Bắc Bộ là nơi sản sinh ra các nền văn hóa lớn, nối tiếpnhau phát triển, điển hình là văn hóa Đông Sơn, Đại Việt và Việt Nam. Vănhóa Việt lan truyền từ Bắc Bộ vào Trung Bộ rồi đến Nam Bộ. Sự lan truyềnấy không những chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nền văn hóa Việt mà cònchứng tỏ sự sáng tạo vô tận của người Việt. Nói tới văn hoá vùng châu thổ Bắc Bộlà nói tới một vùng văn hoá có bề dày lịch sử hàng ngàn năm cũng như mật độ dàyđặc của các di tích lịch sử - văn hoá tồn tại khắp các địa phương.Vùng châu thổ Bắc Bộ có một kho báu vô giá truyền từ đời nọ sang đờikia, đó là một kho tàng di sản văn hoá phi vật thể đa dạng và phong phú. Khotàng đó là ca dao, ngạn ngữ, huyền thoại, truyện cổ tích, truyện cười, giaithoại, là các lễ hội truyền thống lâu đời, đặc sắc, là cái nôi của ca nhạc dângian, trò diễn và đặc biệt là truyền thuyết. Có thể nói, truyền thuyết dân gianBắc Bộ là mảnh đất màu mỡ cho văn hoá nghệ thuật của dân tộc Việt ươmchồi, nảy lộc.Bởi vậy, trong ngành Việt Nam học, nghiên cứu thể loại truyền thuyếtdân gian dưới góc nhìn văn hóa vẫn đang là hướng tiếp cận cần thiết, thu hútsự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.Trên đất nước Việt Nam, văn học dân gian Bắc Bộ là một trong nhữngviên ngọc quý giá nhất, mang nhiều nét đặc trưng, đúng như GS. Trần QuốcVượng đã nhận xét: Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ có thể coi như mộtloại mỏ với nhiều khoáng sản quý hiếm [82]. Bắc Bộ có một kho tàng đồ sộtruyện cổ dân gian với những hình ảnh ông bụt, cô Tấm, Thánh Mẫu LiễuHạnh, những chàng Sơn tinh, Thuỷ Tinh,... đã đi vào tâm khảm người Việthàng thế kỷ qua.1Đặc biệt, Bắc Bộ có những truyền thuyết đặc sắc không vùng miền nàocó được. Trong tín ngưỡng, tâm linh của người Việt, các nhân vật “Tứ bất tử”chính là biểu tượng cho sự sùng kính các vị thần linh. Truyền thuyết về cácnhân vật “Tứ bất tử” thể hiện sự tôn vinh và thờ phụng “bốn vị thánh khôngbao giờ chết” trong tâm thức dân gian. Việc phụng thờ các nhân vật “Tứ bấttử” là một tín ngưỡng Việt Nam thuần túy, kết tinh từ những truyền thuyếtđẹp và là một bộ phận không thể tách rời trong di sản tín ngưỡng tôn giáo vàtinh thần của người Việt. Theo nghiên cứu của PGS.TS Phạm Văn Tình khinói về “Tứ bất tử”, gồm 4 vị Thánh: “Thánh Tản Viên (Tản Viên Sơn Thánh),Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Bà ChúaLiễu)” [72]. Trong những truyền thuyết liên quan tới tín ngưỡng thờ phụng đãđi vào tâm khảm của người Việt Nam, thì “Tứ bất tử” được coi là một tínngưỡng đặc biệt. Hơn nữa, truyền thuyết này có nhiều điều liên quan tới địadanh và con người Hà Nội.Tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử” là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết cộngđồng trong sự nghiệp đấu tranh “dựng nước và giữ nước”, cho khát vọng xâydựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc. Ngày nay, tínngưỡng thờ “Tứ bất tử” vẫn tiếp tục có những ảnh hưởng tích cực đến đờisống tinh thần cũng như sự nghiệp chấn hưng đất nước của dân tộc Việt Nam.Đối với học viên Cao học ngành Việt Nam học, chúng tôi chọn hướngtiếp cận các nhân vật “Tứ bất tử” dưới góc độ văn học - văn hóa, đồng thờikhảo sát về các nhân vật “Tứ bất tử” trong cái nhìn rộng lớn, bao quát thôngqua các truyện kể, tín ngưỡng, lễ hội dân gian, di tích văn hóa trong vùng vănhóa châu thổ Bắc Bộ. Bằng phương pháp nghiên cứu, tiếp cận theo hướngchuyên ngành và liên ngành, đề tài luận văn mà chúng tôi lựa chọn “Truyềnthuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” trong không gian văn hóa châu thổ BắcBộ” là điều có ý nghĩa khoa học và thời sự thiết thực.22. Lịch sử vấn đề nghiên cứuTruyền thuyết về “Tứ bất tử” và mối quan hệ với các thành tố văn hóakhác vốn đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu. Các tư liệu nghiên cứuvề “Tứ bất tử” rất phong phú, có nhiều hướng nghiên cứu với những cách lýgiải, nhìn nhận khác nhau. Mỗi nhà nghiên cứu với những cách nhìn riêng,thường chỉ quan tâm đến một khía cạnh nào đó về các nhân vật “Tứ bất tử”.Các tác giả Nguyễn Văn Huyên, Cao Huy Đỉnh, Đinh Gia Khánh, Vũ NgọcKhánh, Ngô Đức Thịnh, Phạm Văn Tình, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, … là nhữngnhà nghiên cứu tiêu biểu về văn học, văn hóa nói chung và “Tứ bất tử” nóiriêng.Giáo sư Nguyễn Văn Huyên có lẽ là người mở đầu cho việc nghiên cứuvề “Tứ bất tử”, trong “Tục thờ cúng thần tiên ở Việt Nam”. Ông nêu rõ ýnghĩa, đặc điểm, nhân vật phụng thờ và mô tả diễn biến của lễ hội qua cácnghi lễ, trò diễn đồng thời khẳng định vị trí, vai trò của các vị thần “Tứ bấttử” trong đời sống của người Việt.Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh trong công trình “Người anh hùng làngGióng” [15], tác giả đã nghiên cứu một cách toàn diện về nhân vật ThánhGióng. Tác giả đưa ra những tư liệu văn bản truyện kể về Hội Gióng dưới gócđộ văn học, lễ hội dân gian. Bên cạnh đó, tác giả Cao Huy Đỉnh còn có nhiềucông trình nghiên cứu liên quan đến nhân vật Thánh Gióng như các công trìnhvề hình tượng người khổng lồ thời kỳ dựng nước và giữ nước, về truyềnthống anh hùng trong văn học dân gian Việt Nam. Ở công trình nghiên cứutrên, tác giả đã đưa ra những bản truyện kể sát thực với Hội Gióng, tiếp cậnnhân vật Thánh Gióng dưới góc độ văn học, lễ hội dân gian. Qua công trìnhnghiên cứu, tác giả đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn toàn diện vềngười anh hùng dân tộc – Thánh Gióng.3Năm 1990, Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh đã xuất bản cuốn “Tứbất tử” [34], công trình nghiên cứu về bốn vị thánh dưới góc độ tín ngưỡngdân gian. Hai tác giả đã nêu rõ khái niệm và nội dung về tín ngưỡng “Tứ bấttử” và Tứ phủ. Tác giả đưa ra và phân tích những truyền thuyết, sự tích cùngnhững sinh hoạt văn hóa liên quan đến bốn vị thánh với những dị bản, thầntích. Đây là tài liệu rất có giá trị, là nền tảng giúp tác giả triển khai đề tàinghiên cứu của mình.Tác giả Vũ Ngọc Khánh – nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã có rấtnhiều công trình nghiên cứu, bài báo khoa học về các nhân vật “Tứ bất tử”đặc biệt là nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Hai công trình nghiên cứu: “VânCát thần nữ” (1990) [35] và “Công chúa Liễu Hạnh” (1991) [32] tác giả đã đisâu phân tích những tư liệu, truyện kể về Thánh Mẫu Liễu Hạnh từ đó đưa ranhững nhận xét và đánh giá về vai trò của Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong đờisống dân gian.Trong công trình nghiên cứu “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, tác giảTrần Ngọc Thêm đã nêu rõ khái niệm và nội dung về tín ngưỡng nói chung vàtín ngưỡng của Việt Nam nói riêng. Tác giả chỉ rõ tục thờ “Tứ bất tử” là mộttín ngưỡng đặc biệt và “là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộcta” [63, tr.287].Để làm rõ những lớp nghĩa văn hóa của truyện kể và giải mã những vấnđề xung quanh các nhân vật Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Sơn Tinh phải nóiđến công trình “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” năm 1999[4] của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Tác giả đã dành nhiều chương đểkhảo sát, nghiên cứu về các nhân vật lịch sử - văn hóa thời Hùng Vương.Nghiên cứu về hiện tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, ngoài các công trìnhnghiên cứu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong “Tứ bất tử” ra còn có những côngtrình nghiên cứu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong tín ngưỡng thờ Mẫu, trong4văn học dân gian, Đạo Mẫu như: Vũ Ngọc Khánh, Mai Ngọc Chúc và PhạmHồng Hà với cuốn “Nữ thần và Thánh Mẫu Việt Nam” (Nxb Thanh Niên,2002); Ngô Đức Thịnh với cuốn Đạo Mẫu Việt Nam (Nxb Thế giới, 2012),…Để hiểu rõ hơn về truyền thuyết các nhân vật “Tứ bất tử” không thểkhông nhắc đến lễ hội về các nhân vật “Tứ bất tử”, trong đó phải kể đến haiđại công trình nghiên cứu đó là: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam và Lễ hộiViệt Nam.Công trình “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam” năm 2000 của nhiềutác giả, nghiên cứu về lễ hội truyền thống Việt Nam, có rất nhiều bài viết vềlễ hội xung quanh các nhân vật “Tứ bất tử”. Các bài “Hội đền Chử Đồng Tử”của Nguyễn Minh San – Nguyễn Chí Bền; “Hội xã Tự Nhiên” của NguyễnNhị Hà, “Hội đền Hóa Dạ Trạch” của tác giả Nguyễn Chí Bền – NguyễnMinh San đã khảo sát đặc điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội về Chử ĐồngTử. Để khảo sát về đặc điểm, miêu tả về trò diễn, nghi lễ thờ Đức Thánh Tảncó các bài: “Hội Dô” của Kiều Thu Hoạch, “Hội làng Khê Thượng” của LêHồng Lý, “Lễ hội đền Măng Sơn” của Hưng Minh, “Hội Đền Và” của NguyễnVăn Huyên. Miêu tả một cách sinh động về hội Gióng có bài “Hội Phù Đổng”của tác giả Nguyễn Văn Huyên. Tác giả Ngô Đức Thịnh với bài “Hội PhủGiầy” đã khảo sát các thần tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, những nét tiêu biểucủa hội Phủ Giầy ở Nam Định.Công trình “Lễ hội Việt Nam” năm 2000 của hai nhà nghiên cứu LêTrung Vũ và Lê Hồng Lý đồng chủ biên đã tổng hợp hơn 300 lễ hội cổ truyềnViệt Nam, trong đó, có nhiều bài viết về lễ hội xung quanh các nhân vật “Tứbất tử” như: Hội về Thánh Gióng (với các lễ hội: Hội Thánh Gióng PhùĐổng, Hội Phù Gióng Chi Nam, Hội Gióng Sóc Sơn, Hội Gióng Đền SócXuân Đỉnh), Hội về Thánh Tản Viên (với các lễ hội: Hội Tản Viên Sơn Thánh,Hội làng Khê Thượng, Hội đền Và, Hội Dô, Hội đền Măng Sơn), Hội về5Thánh Chử Đồng Tử (lễ hội: Chử Đồng Tử ở Đa Hòa, ở đền Hóa Dạ Trạch),Hội về Thánh Mẫu Liễu Hạnh (lễ hội: Phủ Giầy, Phủ Tây Hồ). Trong côngtrình nghiên cứu này, tác giả đã nêu ở từng lễ hội nhân vật phụng thờ, thờigian, địa điểm, nghi thức thờ cúng, trò diễn và đặc trưng của lễ hội thờ “Tứbất tử”.Bên cạnh những công trình nghiên cứu lớn còn có những bài báo khoahọc khác đăng trên các tạp chí chuyên ngành cũng đề cập đến các nhân vật“Tứ bất tử” tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhà nghiên cứu Đặng VănLung với bài viết “Luận về nghĩa và lý của Tứ bất tử” được in trên tạp chíVăn học dân gian số 9 – 1999 [40]; Tác giả Ngô Đức Thịnh với bài viết “Mấyghi nhận về Thánh Tản Viên trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam” được intrên Tạp chí Văn học dân gian số 1 – 1997 [69]; bài viết “Nguồn gốc và ýnghĩa của chiếc khố trong truyện Nhất Dạ Trạch và trong văn hóa Việt Nam”của GS. Nguyễn Xuân Kính được in trên Tạp chí Văn học dân gian số 4 –2000 [36]; bài viết “Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh là thần thoại hay truyềnthuyết” của tác giả Nguyễn Định được in trên Tạp chí Văn học dân gian số 4 –2002 [17]; hai bài viết: “Đạo giáo dân gian Việt Nam qua biểu tượng ChửĐồng Tử” [54] được in trên Tạp chí Văn học dân gian số 3 – 2003 và “Sự vận độngcủa hiện tượng thờ Chử Đồng Tử qua phân tích hệ thống truyền thuyết” [55] được intrên Tạp chí Văn học dân gian số 1 – 2004 của tác giả Đỗ Lan Phương.Ngoài ra còn một số luận văn, luận án khoa học nghiên cứu về một nhânvật trong “Tứ bất tử” dưới góc độ văn học, văn hóa như: Luận án “Việc phụngthờ Sơn Tinh ở Hà Tây - bản chất và nguồn gốc” của tác giả Lê Thị Hiền năm2006 đã nghiên cứu tổng thể hiện tượng văn hóa tín ngưỡng phụng thờ SơnTinh trong mối quan hệ giữa truyện kể, thần tích, di tích và lễ hội. Tìm ra bảnchất và nguồn gốc của việc thờ Tản Viên Sơn Thánh. Luận văn: “Nhân vậtThánh Mẫu trong văn học và trong tín ngưỡng, lễ hội dân gian Việt Nam” của6tác giả Hoàng Tuyết Nhung năm 2009, tác giả đã tiến hành khảo sát ba ThánhMẫu đại diện cho ba vùng, trong đó Thánh Mẫu Liễu Hạnh đại diện cho vùngđồng bằng Bắc Bộ, soi sáng nhân vật từ góc độ văn học và văn hóa. Ở góc độvăn học, tác giả đã làm rõ ý nghĩa của kiểu truyện Thánh Mẫu và các motifxây dựng nên kiểu truyện này. Ở góc độ văn hóa, tác giả tìm hiểu các vấn đềxung quanh các nhân vật, làm rõ ý nghĩa của các lớp văn hóa bao quanh hìnhtượng Thánh Mẫu.Công trình nghiên cứu rất gần với mảng nghiên cứu của đề tài đó làchuyên khảo: “Khảo sát một số kiểu truyện tiêu biểu về các nhân vật “Tứ bấttử” trong truyện kể dân gian Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệtxuất bản năm 2010. Ở công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm sáng tỏ ýnghĩa của các type truyện về các nhân vật “Tứ bất tử” và tìm hiểu các lớp vănhóa của type truyện cũng như những motif chính xây dựng nên type truyện.Việc khảo sát các nhân vật “Tứ bất tử” theo cách phân tích type truyện vàmotif giúp cho người đọc có được cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về cácnhân vật “Tứ bất tử” – những biểu tượng của văn hóa Việt Nam.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trên cho thấy nghiên cứu về “Tứbất tử” ở Việt Nam hiện nay đã được nhiều tác giả bàn đến ở những nội dung,khía cạnh khác nhau. Đây chính là nguồn tư liệu quý giá để tác giả kế thừatrong quá trình triển khai đề tài của mình.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu3.1. Mục đích nghiên cứuKhảo sát về truyền thuyết các nhân vật “Tứ bất tử” trong không gian vănhoá châu thổ Bắc Bộ, tác giả muốn đi sâu tìm hiểu từng nhân vật dưới góc độvăn học và văn hóa. Ở góc độ văn học, tác giả làm rõ những giá trị cơ bản củatruyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” nhìn từ đặc trưng nghệ thuật. Ở gócđộ văn hóa, tác giả tìm hiểu các vấn đề xung quanh nhân vật và làm rõ ý7nghĩa của các lớp văn hóa bao quanh hình tượng các nhân vật “Tứ bất tử”trong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứuGiới thiệu tổng quan về truyền thuyết, tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử”, khônggian văn hóa châu thổ Bắc Bộ.Xác định nội dung truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử”, từ đó làmrõ những đặc điểm tư tưởng, ý nghĩa hình tượng, motif xây dựng nhân vậttrong truyền thuyết dân gian.Khảo sát các nhân vật “Tứ bất tử” trong mối quan hệ với các thành tốvăn hóa khác trong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứuTruyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” bao gồm 4 vị Thánh: TảnViên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh thể hiện trongkhông gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ.4.2. Phạm vi nghiên cứuCác truyền thuyết dân gian Việt Nam về các nhân vật “Tứ bất tử” như:Tổng tập kho tàng dân gian người Việt, Lĩnh Nam chích quái, Tuyển tập vănhọc dân gian tập 1, Truyền thuyết Sơn Tinh, Truyền thuyết Hùng Vương.Các tài liệu về lễ hội gồm: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Lễ hộiViệt Nam.Tín ngưỡng dân gian xung quanh việc thờ “Tứ bất tử” cũng như lễ hội vềcác nhân vật “Tứ bất tử” và di tích kiến trúc nghệ thuật (đền, phủ) – nơi thựchành tín ngưỡng, lễ hội. Mối liên hệ giữa truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ hộidân gian xung quanh hình tượng các nhân vật “Tứ bất tử”.85. Phƣơng pháp nghiên cứuLuận văn của tác giả chủ yếu sử dụng một số phương pháp như: Phươngpháp so sánh loại hình - so sánh phân tích, phương pháp thống kê, phân loại,phương pháp tổng hợp liên ngành, phương pháp điền dã.6. Đóng góp của luận vănVề mặt tư liệu: tập hợp một nguồn tư liệu tương đối về các nhân vật “Tứbất tử”.Về mặt nội dung nghiên cứu: kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽđưa ra những đặc điểm của các nhân vật “Tứ bất tử”, xác định những giá trị tưtưởng - thẩm mĩ, đặc điểm nghệ thuật của truyền thuyết về các nhân vật “Tứbất tử”. Nội dung luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa của các biểutượng “Tứ bất tử” trong văn hóa Việt nói chung và không gian văn hóa châuthổ Bắc Bộ nói riêng. Khảo sát truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử”trong mối quan hệ với các thành tố văn hóa khác trong không gian văn hóachâu thổ Bắc Bộ để thấy được những tác động tích cực và ảnh hưởng sâu rộngcủa “Tứ bất tử” trong đời sống dân gian.7. Kết cấu của luận vănLuận văn gồm ba phần lớn: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.Phần nội dung gồm ba chương:Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứuChương 2: Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” nhìn từ đặc trưngthể loạiChương 3: Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” trong mối quan hệvới các thành tố văn hóa khác9PHẦN NỘI DUNGChƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU1.1. Khái niệm truyền thuyết và truyền thuyết nhân vật1.1.1. Khái niệm truyền thuyếtTruyền thuyết ra đời từ nhu cầu tôn vinh, tự hào về những chiến công vĩđại cả về làm ăn lẫn chiến đấu của con người trong thời đại mà những yếu tốxã hội – lịch sử của nó mang đặc trưng chung của thời đại anh hùng trong lịchsử nhân loại. Đó là thời kỳ con người bước vào chế độ văn minh đầu tiên. ỞViệt Nam, nó được đánh dấu bằng sự kết thúc của thời kỳ tiền sử, sự khởi đầucủa thời kỳ sơ sử, với sự hình thành của nhà nước Văn Lang đầu tiên, thuộcthời kỳ kim khí mà đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn.Một số tác giả phủ nhận sự tồn tại của truyền thuyết với tư cách là thểloại văn học dân gian độc lập như: Nguyễn Đổng Chi, Đinh Gia Khánh,...Ngược lại, Đỗ Bình Trị, Kiều Thu Hoạch và nhiều nhà nghiên cứu khác quanniệm truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian.Năm 1971, trong cuốn sách Truyền thống anh hùng dân tộc trong loạihình tự sự dân gian Việt Nam có tới ba bài viết khẳng định truyền thuyết làmột thể loại văn học dân gian. Tác giả Kiều Thu Hoạch nhận định: “Truyềnthuyết là một thể loại truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dângian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sửhoặc giải thích nguồn gốc các phong vật theo quan niệm nhân dân, biện phápnghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương phóng đại, đồng thời nó cũng sửdụng những yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại” [23, tr.175].Vào đầu những năm 80, mục truyền thuyết do Chu Xuân Diên thực hiệnđã có mặt trong Từ điển văn học. Truyền thuyết được khẳng định là một trongnhững thể loại tự sự dân gian, có quan hệ gần gũi với các thể loại tự sự dângian khác như thần thoại và truyện cổ tích.10Các cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam tập 2 của tác giả HoàngTiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam của tác giả Lê Chí Quế chủ biên, Vănhọc dân gian (dành cho tại chức và từ xa) của tác giả Phạm Thu Yến (chủbiên),… đều dành một chương cho việc nghiên cứu truyền thuyết với tư cáchlà một thể loại độc lập. Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam, GS.TS LêChí Quế đã định nghĩa về truyền thuyết như sau: “Truyền thuyết là một thểloại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử haydi tích cảnh vật địa phương thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ” [56, tr.3].“Trên thế giới, khoa học về truyền thuyết dân gian được gọi tắt làtruyền thuyết học, là một thuật ngữ được dịch từ tiếng Đức: Volksagenkunde.Volk có nghĩa là dân gian, sage có nghĩa là truyền thuyết, kunde có nghĩa làmôn khoa học” [22, tr.21]. Truyền thuyết tương đương với thuật ngữ "legend"của tiếng Anh hay "légende" của tiếng Pháp. Trước khi truyền thuyết đượcsưu tầm và ghi lại bằng văn tự, nó là một thể loại của văn học truyền miệng.“Truyền thuyết tuy là từ gốc Hán, nhưng không phải là thuật ngữ có từ xa xưaở Trung Quốc, theo giới folklore Trung Quốc cho biết, thì đây cũng chỉ là mộtdanh từ được chuyển từ thuật ngữ sage” [22, tr.21].Truyền thuyết đã thể hiện rất rõ quan điểm của nhân dân trong việc đánhgiá lịch sử và luôn khẳng định vai trò to lớn của nhân dân đối với lịch sử. Dothường xuyên phải đối mặt với những cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước,với những biến động lớn nên trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, truyềnthuyết đóng vai trò là một thể loại quan trọng phát triển mạnh mẽ, liên tục.Có nhiều cách phân loại truyền thuyết tuỳ thuộc vào những tiêu chí khácnhau, nhưng cách phân loại căn cứ vào nội dung của thời kỳ lịch sử đượctruyền thuyết phản ánh là hợp lý hơn cả vì tránh được sự trùng lặp và thíchhợp với đặc trưng phản ánh lịch sử của truyền thuyết.11Theo cuốn Tổng tập văn học dân gian người Việt [21, tr.35] của ViệnKhoa học Xã hội Việt Nam hệ thống thể loại trong kho tàng truyền thuyếtngười Việt gồm 3 loại lớn như sau:- Truyền thuyết nhân vật- Truyền thuyết địa danh- Truyền thuyết phong vật1.1.2. Truyền thuyết nhân vậtTruyền thuyết nhân vật kể về những nhân vật lịch sử, những người cócông trạng, ảnh hưởng lớn tới đời sống nhân dân.Truyền thuyết nhân vật sẽ bao gồm các tiểu loại sau:- Truyền thuyết về người anh hùng chống xâm lược như các nhân vật:Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Thánh Gióng, Quang Trung, HoàngHoa Thám,…- Truyền thuyết về người anh hùng văn hóa, đó là các danh nhân lịch sử,tổ tiên, dòng họ, các bách nghệ tổ sư, các nhân vật như: Lạc Long Quân, ÂuCơ, các vua Hùng, Lư Cao Sơn tổ nghề rèn, Thánh Mẫu Liễu Hạnh, ChửĐồng Tử,…- Truyền thuyết về người anh hùng nông dân là các nhân vật phất cờ khởinghĩa, lãnh đạo nghĩa quân chống lại triều đình phong kiến cùng bọn quan lạitham tàn, gian ác, đó là các nhân vật như: Quận He, Ba Vành, Bà Ba CaiVàng, chàng Lía,…Nhân vật trong truyền thuyết được xây dựng theo kiểu có ngoại hình sơlược, chỉ chú ý tới một vài đặc điểm có tính chất phóng đại, thần kì như: sựthụ thai lạ lùng của Thánh Gióng, làn da đen sạm của Mai Hắc Đế, đôi vú vĩđại của Triệu Thị Trịnh,… Tính cách nhân vật chỉ bộc lộ chủ yếu qua hànhđộng. Truyền thuyết thường khắc họa nhân vật bằng cách nhấn mạnh mộthành vi hay một câu nói bất hủ nào đó của nhân vật. Trong loại truyền thuyết12nhân vật, tiểu loại truyền thuyết anh hùng chống xâm lược là biến thể nổi bậtnhất, chiếm số lượng lớn nhất trong kho tàng truyền thuyết của Việt Nam.1.2. Khái niệm “Tứ bất tử” và truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử”1.2.1. Khái niệm “Tứ bất tử”Trong tư duy của người Việt Nam, “tứ” - con số bốn là một hằng sốmang tính ước lệ, khái quát về một phạm trù nào đó, có ý nghĩa lớn. Con sốbốn trong dân gian từ xưa đã có nhiều ý nghĩa mang tính triết lí như: bốnphương tám hướng, tứ hải giai huynh đệ, tứ trụ triều đình, tứ tuyệt, tứ trấn, AnNam tứ đại tài, Tràng An tứ hổ, Sơn Tây tứ quý,... Có thể thấy rằng, có rấtnhiều giá trị vật chất, tinh thần được bắt đầu bằng “bộ tứ”. Việc chọn lấy bốntrong toàn thể của một tập hợp là chọn lấy những gì tiêu biểu nhất, độc đáonhất và có tính thời đại.Tài liệu xưa nhất về thuật ngữ “Tứ bất tử” mà chúng tôi được biết là bản Dưđịa chí, in trong bộ Ức Trai di tập, in năm Mậu Thìn (1868) niên hiệu Tự Đức.“... Người đời Thanh nói: Tản Viên Đại Vương đi từ biển lên núi, PhùĐổng Thiên Vương cưỡi ngựa bay lên không trung, Đồng Tử nhà họ Chử gậynón lên trời; Ninh Sơn (nay là Sài Sơn) Từ Đạo Hạnh in dấu vào đá để đầuthai. Ấy là An Nam Tứ bất tử vậy” [10].Đó là thông tin về “Tứ bất tử” được chép trong thư tịch Hán Nôm, hiệnđang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Các tài liệu tiếng Việt hiện đạivề “Tứ bất tử” phong phú hơn.Hà Kỉnh trong cuốn Truyền thuyết Sơn Tinh viết: Ở Việt Nam ta có bốnvị thần bất tử là: Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, Bà chúa Liễu Hạnh,Tản Viên Sơn Thần [37].Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh, trong chuyên khảo Tứ bất tử chỉtrình bày về bốn vị thánh bất tử gồm: Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đạo Tổ, ĐứcThánh Gióng và Thánh Mẫu Liễu Hạnh [34].13Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh cũng khẳng định: “Những sự tích,huyền thoại về các vị thần linh mà tập trung nhất trong bốn vị thần bất tử:Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh đã thâu tóm lịch sử cụ thểvà hiện thực thành một lịch sử tinh thần, một thứ lịch sử mang đầy tính thihướng và thẩm mĩ, vang lên như một sử thi được truyền tụng và vang vọng tớimai sau” [70, tr.638].Theo khảo sát (xem phụ lục bảng 1, tr.107), các vị Tản Viên Sơn Thánh,Chử Đạo Tổ và Thánh Gióng luôn luôn cố định và nhất quán trong các tàiliệu, các thời đại. Một số tài liệu thay vào chỗ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh làTừ Đạo Hạnh hoặc Nguyễn Minh Không vì cũng như Thánh Mẫu Liễu Hạnh,Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không liên quan đến việc “hóa sinh” đầu thai.Trong rất nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu lịch sử, “Tứ bất tử” làbốn vị thần đứng đầu trong 27 vị thần trong văn hóa tâm linh Việt Nam. Mặcdù có nhiều tranh cãi về việc có tới lục bất tử (ngoài Thánh Tản Viên, ThánhGióng, Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh còn có thêm Nguyễn MinhKhông, Từ Đạo Hạnh). Khi Liễu Hạnh chưa giáng sinh thì Từ Đạo Hạnh hoặcNguyễn Minh Không được xếp vào hàng “Tứ bất tử”. Đa số những nhànghiên cứu đều đồng ý với quan điểm của dân gian với 4 vị thần tối cao bất tửtrong đó có Thánh Mẫu Liễu Hạnh.Hiện nay, thuật ngữ “Tứ bất tử” được dân gian quan niệm là tên gọichung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, đó là: Thánh TảnViên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Mỗi vịtượng trưng cho một lĩnh vực đời sống của nhân dân nên được coi là “bất tử”.Có nhiều tài liệu cho rằng: Thánh Tản Viên (Tản Viên Sơn Thánh) tượngtrưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai. Thánh Gióng(Phù Đổng Thiên Vương) tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sứcmạnh tuổi trẻ. Thánh Chử Đồng Tử (Chử Đạo Tổ) tượng trưng cho tình yêu,14hôn nhân và sự sung túc giàu có. Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Bà Chúa Liễu)tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, văn thơ,…Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu các nhân vật “Tứ bấttử” gồm: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh MẫuLiễu Hạnh. Bốn vị này có ảnh sâu sắc đến tín ngưỡng văn hóa tâm linh là biểutượng của văn hóa Việt và tâm hồn dân tộc Việt.1.2.2. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử”Truyền thuyết về “Tứ bất tử” là những truyền thuyết dân gian thườngđược truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian kể lại thần tích, giảithích nguồn gốc các nhân vật “Tứ bất tử”. Với biện pháp nghệ thuật phổ biếnlà khoa trương phóng đại, đồng thời cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thầnkỳ như cổ tích và thần thoại.Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” là truyền thuyết về bốn nhânvật: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu LiễuHạnh. Trong đó, các tác giả dân gian đã dựa vào những cốt truyện lịch sử xâydựng lên người anh hùng trong tâm thức người Việt. Truyền thuyết kể lạinguồn gốc, hành trạng, chiến công của bốn vị thánh trường tồn trong tínngưỡng văn hóa của người Việt. Bên cạnh đó, truyền thuyết về các nhân vật“Tứ bất tử” còn là nơi để các tác giả dân gian giải thích về truyền thống, vềcác phong tục tập quán cũng như những đặc điểm tự nhiên ở vùng đồng bằngBắc Bộ.Truyền thuyết về nhân vật Thánh Tản ViênTác giả sử dụng 16 bản kể dùng để khảo sát truyền thuyết về Thánh TảnViên - Vị thần núi Tản Viên, vị thần có phép thuật giúp dân, con rể của vuaHùng có công dẹp giặc và trị thủy (Xem phụ lục, bảng 2, trang 108). Cáctruyền thuyết về nhân vật Thánh Tản Viên chủ yếu do người Kinh và người15Mường sáng tạo nên, lưu truyền ở miền Bắc (Chủ yếu ở các tỉnh: Phú Thọ,Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tây cũ).Nhân vật Thánh Tản Viên hay còn gọi là Tản Viên Sơn Thánh, Sơn Tinhhay Nguyễn Tuấn.Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, Thánh Tản Viên là vị thánhđược nhắc tới đầu tiên, liên quan tới truyền thuyết về việc bảo tồn, giữ gìn đấtnước trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm của dân tộc.Cuộc chiến đấu chống Thủy Tinh của Sơn Tinh và muôn loài phản ánh lịch sửtự nhiên của một đất nước lưng dựa vào núi, mặt hướng ra biển, quanh nămchống chọi với thiên tai. Cũng theo truyền thuyết vùng đồng bằng Bắc Bộ,khi cuộc sống thanh bình, Tản Viên cùng công chúa Mỵ Nương chu du khắpnơi, dạy dân làm ăn sinh sống như: khai phá ruộng vườn, trồng lúa và hoamầu, săn bắt thú rừng, bắt cá dưới sông suối, dệt vải lụa, mở hội mùa để vuichơi, nhảy múa, … Chính vì thế, dân gian còn tôn vinh Tản Viên và MỵNương là Thánh sư, là Bách nghệ tổ sư của Việt Nam. Thờ Thánh Tản là tônthờ, tin cậy vào sức mạnh thiêng liêng, vào đức nhân nghĩa, tin vào nỗ lựcsinh tồn của con người.Truyền thuyết về nhân vật Thánh GióngTác giả sử dụng 10 bản kể dùng để khảo sát truyền thuyết về ThánhGióng (Xem phụ lục, bảng 2, trang 108). Các truyền thuyết về nhân vật ThánhGióng chủ yếu do người Kinh sáng tạo nên và được lưu truyền ở miền Bắc(Chủ yếu ở các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hà Tây cũ).Truyền thuyết về Thánh Gióng gắn bó và lưu truyền với mọi thế hệngười Việt. Thông qua câu chuyện về một đứa trẻ kì lạ, sinh ra trong một giađình nông dân, lên 3 tuổi vẫn không biết nói, cười nhưng khi có giặc tràn tới,trước nguy cơ diệt vong của dân tộc, đứa trẻ 3 tuổi bỗng cất tiếng đòi đi đánhgiặc. Đứa trẻ đó vươn mình biến thành một tráng sĩ đầy sức mạnh, cầm roi16sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt hí ra lửa, dũng mãnh xông trận. Roi sắt gãythì nhổ tre ngà làm vũ khí diệt giặc. Khi thắng trận, Thánh Gióng cởi bỏ áogiáp sắt bay về trời.Truyền thuyết về nhân vật Chử Đồng TửTác giả sử dụng 3 bản kể dùng để khảo sát truyền thuyết về Thánh ChửĐồng Tử (Xem phụ lục, bảng 2, trang 108). Các truyền thuyết về nhân vậtChử Đồng Tử chủ yếu do người Kinh sáng tạo nên và được lưu truyền ở miềnBắc (Chủ yếu ở 3 tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội).Chử Đồng Tử sinh ra ở xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.Chử Đồng Tử sống bằng nghề đánh cá, nghèo đến nỗi không có một mảnhkhố che thân. Một hôm, tình cờ thấy thuyền của công chúa Tiên Dung - conVua Hùng đi qua, chàng buộc phải giấu mình trong cát. Không ngờ, côngchúa lại sai người quây màn tắm ngay chỗ trú thân của chàng. Nhờ duyên trờiđịnh, Tiên Dung quyết định cưới chàng trai nghèo khó, hiếu thảo. Vua Hùngkhông ưng thuận, định bắt hai người về cung để trị tội. Chử Đồng Tử và TiênDung phải ở lại trong dân, làm mọi nghề để sinh sống, dạy dân buôn bán, chàilưới, nuôi tằm dệt vải, rồi đi buôn, gặp kỳ nhân trên Biển Đông truyền dạy tuhành Phật pháp. Hai người đắc đạo thành tiên và bay về trời. Tương truyền, vịthánh họ Chử thần thông quảng đại, luôn hiện thân ở chốn trần gian cứu nhân độthế.Chử Đồng Tử với tấm lòng hiếu thảo đã được truyền đạo tiên và đượctôn làm Tổ của Đạo Thần Tiên Bất Tử, được gọi tắt là Chử Đạo Tổ. Sau khiđã về trời, tương truyền Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh cứu giúp đấtnước chống giặc ngoại xâm.Truyền thuyết về nhân vật Thánh Mẫu Liễu HạnhTác giả sử dụng 3 bản kể dùng để khảo sát truyền thuyết về Thánh MẫuLiễu Hạnh (Xem phụ lục, bảng 2, trang 108). Các truyền thuyết về nhân vật17Thánh Mẫu Liễu Hạnh chủ yếu do người Kinh và người Mường sáng tạo nênvà được lưu truyền ở miền Bắc (Chủ yếu ở 4 tỉnh: Nam Định, Thanh Hóa,Lạng Sơn, Hà Nội).Thánh Mẫu Liễu Hạnh còn được nhân dân gọi với các tên gọi khác là:Công chúa Liễu Hạnh, Bà Chúa Liễu Hạnh, Mẫu Liễu, công chúa QuỳnhHoa, nàng Giáng Tiên, công chúa Vân Cát.Truyền thuyết kể rằng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là con gái của NgọcHoàng Thượng Đế, vì làm vỡ chén ngọc nên bị đày xuống trần, đầu thai làmcon gái họ Lê ở Phủ Giầy, Vụ Bản, Nam Định. Liễu Hạnh là người công dungngôn hạnh, được hiển thánh trở thành một vị thần linh thiêng, chuyên phù trợngười lành, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, đồng thời thẳng tay trừng trị kẻ ác.Những truyền thuyết về các vị thần linh mà tập trung nhất là bốn vị thầnbất tử kể trên, đã thâu tóm lịch sử cụ thể và hiện thực thành một thứ lịch sửmang đầy tính thi hứng và thẩm mỹ, vang lên như một bản trường ca đượctruyền tụng và vang vọng mãi muôn đời. Truyền thuyết về bốn vị thánh bất tửlà sản phẩm sáng tạo tinh thần của toàn dân, không do một ai sáng tác. Bốn vịthánh bất tử, độ trì bốn lĩnh vực cốt yếu trong đời sống người dân Việt đã,đang và mãi được tôn thờ. Đó là một nét độc đáo trong tín ngưỡng của ngườiViệt, đặc biệt là người dân vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.1.3. Không gian văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ1.3.1. Khái niệm không gian văn hóa, không gian văn hóa châu thổBắc Bộ Khái niệm không gian văn hoá:Không gian văn hoá là khái niệm chỉ những vùng lãnh thổ qua sự tíchluỹ của bề dày thời gian lịch sử. Khái niệm không gian văn hoá rộng hơn kháiniệm không gian lãnh thổ. Nó thường là khái niệm mang tính tương đối,không tách bạch như không gian lãnh thổ, thậm chí không gian văn hoá củahai dân tộc cạnh nhau thường có phần chồng lên nhau có miền giáp ranh.18

Tài liệu liên quan

  • Về một số khái niệm và vùng văn hoá châu thổ bắc bộ Về một số khái niệm và vùng văn hoá châu thổ bắc bộ
    • 31
    • 5
    • 22
  • CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ VẬT TƯ TRONG DOANH NGHIỆP CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ VẬT TƯ TRONG DOANH NGHIỆP
    • 22
    • 6
    • 70
  • Truyền thuyết về các loài hoa Truyền thuyết về các loài hoa
    • 10
    • 828
    • 0
  • Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Việt Nam_tập 7 pps Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Việt Nam_tập 7 pps
    • 41
    • 848
    • 1
  • Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Việt Nam_tập 8 docx Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Việt Nam_tập 8 docx
    • 41
    • 652
    • 0
  • Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Việt Nam_tập 9 pps Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Việt Nam_tập 9 pps
    • 41
    • 585
    • 0
  • Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Việt Nam_tập 10 ppt Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Việt Nam_tập 10 ppt
    • 41
    • 1
    • 3
  • Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Việt Nam_tập 11 pptx Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Việt Nam_tập 11 pptx
    • 41
    • 508
    • 0
  • Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Việt Nam_tập 12 pps Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Việt Nam_tập 12 pps
    • 41
    • 421
    • 0
  • Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Việt Nam_tập 13 pdf Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Việt Nam_tập 13 pdf
    • 41
    • 459
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(5.68 MB - 131 trang) - Truyền thuyết về các nhân vật tứ bất tử trong không gian văn hóa châu thổ bắc bộ (luận văn thạc sỹ) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tứ Bất Tử Trong Truyền Thuyết Của Việt Nam Gồm Những Ai