Truyện Trí Khôn Của Ta Đây - Lời Kể Chi Tiết Và Bài Học Rút Ra

Share

Chắc hẳn nhiều phụ huynh đã quá quen và không thể quên được truyện trí khôn của ta đây. Câu chuyện nói lên sự thông minh của con người cũng như giải thích tại sao trâu chỉ có hàm răng dưới và tại sao hổ lại màu vằn. Ba mẹ cùng đọc chuyện cho bé bên dưới nha. Ngoài ra các cô có thể tham khảo giáo án ở phần 3.

Các Nội Dung Chính

  • 1. Nội dung truyện trí khôn của ta đây
  • 2. Ý nghĩa câu chuyện trí khôn của ta đây
  • 3. Giáo án truyên trí khôn của ta đây

1. Nội dung truyện trí khôn của ta đây

Một ngày nọ, có con cọp rất lớn từ trong rừng sâu đi ra ngoài, nó trông thấy ở ngay thửa ruộng cạnh rừng có bác nông dân cùng con trâu mộng chăm chỉ cày cuốc. Tuy rằng con trâu kia rất chăm chỉ kéo cày nhưng mà lâu lâu thì bác nông dân kia lại quất cho nó mấy roi tạo thành tiếng “đét… đét…” vào mông.

truyện trí khôn của ta đây
truyện trí khôn của ta đây

Thấy cảnh này thì cọp cảm thấy ngạc nhiên lắm. Nó đợi cho đến khi buổi trưa tới, đợi cho bác nông dân tháo hết cày ra cho trâu, rồi nó mới lân la tiến tới để hỏi chuyện nó vẫn tò mò:

– Này anh kia. Tôi trông anh to khỏe thế sao lại để cho bọn con người đánh đập, hành hạ đến khổ sở như thế chứ?

Trâu thấy cọp tới thì cũng tỏ vẻ bình tĩnh, nghe cọp hỏi xong thì nó mới thì thầm:

– Anh không biết đấy thôi! Nhìn con người nhỏ bé vậy nhưng họ có trí khôn, đáng sợ lắm!

Nghe trâu nói như vậy thì cọp ta lại càng cảm thấy kì lạ và khó hiểu hơn. Cọp lại hỏi:

– Trí khôn ư? Nó là gì thế? Trông nó như nào vậy anh?

Nhưng mà trâu cũng chẳng biết cách để giải thích cho cọp hiểu chuyện này, vì vậy nó liền kiếm cớ trả lời qua loa cho qua chuyện:

– Trí khôn thì là trí khôn chứ gì nữa hả? Nếu như mà anh muốn được biết rõ hơn nữa thì hãy tìm con người mà hỏi!

Cọp ta bước đi rất thong thả mà tiến gần lại chỗ mà bác nông dân đang nghỉ ngơi, nó liền hỏi:

– Này anh, trí khôn của anh đâu rồi, đem cho tôi xem môt chút đi nào?

Bác nông dân nhìn cọp rồi nghĩ ngợi hồi lâu, sau đó mới đáp lời:

– Tiếc là tôi để trí khôn ở nhà rồi. Hay là tôi chạy về đem nó ra đây cho anh nhìn nhé! Nếu như anh thích thì tôi có thể cho anh một chút đấy!

Nghe bác nông dân bảo vậy thì cọp ta hết sức mừng rỡ, vội vàng giục bác về nhà lấy. Nhưng bác nông dân vừa định đi thì lại chợt nhớ ra chuyện gì đó nên lại quay lại bảo với cọp rằng:

– Nhưng mà nhỡ đâu lúc tôi về nhà thì anh ở đây lại ăn mất toi con trâu kia của tôi thì tôi biết phải làm sao?

Bị hỏi vậy thì cọp ta cũng bất ngờ lắm, trong lúc nó còn đương băn khoăn chẳng biết mình phải trả lời làm sao cho hợp tình hợp lí, thì bác nông dân lại tiếp lời:

– Như vậy nhé, để tôi yên tâm trở về, anh chịu khó một chút cho tôi buộc tạm anh vào cái gốc cây kia được không?

Tất nhiên là cọp ta chẳng có chút nghi ngờ nào về chuyện này nên chấp thuận ngay được. Bác nông dân đợi cọp đồng ý thì đem tới dây thừng và trói cọp thật chặt vào dưới gốc cây cạnh đó.

Xong rồi bác lại đem tới rất nhiều rơm khô để chất xung quanh chỗ cọp. Sau cùng thì bác châm lửa để đốt rơm, rơm cháy và bác liền quát:

– Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!

Nhìn thấy cảnh này thì con trâu ở gần đấy cũng thích thú lắm, nó bò lăn ra đất mà cười, không may là hàm trên của nó đập phải đá làm cho toàn bộ răng ở trên bị rụng sạch sẽ, không còn sót lại một cái nào cả.

Còn cọp ta thì hết sức vùng vẫy ở bên trong đám cháy. Phải một hồi lâu sau đó, lửa cháy lớn làm đám dây thừng bị đứt, đến lúc ấy thì cọp mới thoát được. Nó co chân co cẳng vùng dậy và chạy thẳng vào trong rừng sâu, cũng chẳng dám ngoảnh đầu nhìn lại nữa.

Cũng kể từ ngày đó trở đi thì đám cọp con được sinh ra thì con nào cũng đều có thêm những vằn màu đen và kéo dài ở trên người. Những vết vằn ấy chính là dấu vết còn sót lại của những vệt cháy ngày xưa.

Còn đám trâu cũng kể từ khi ấy mà con nào con ấy đều không có răng ở hàm trên, trơ trọi chỉ có mỗi lợi mà thôi.

2. Ý nghĩa câu chuyện trí khôn của ta đây

Câu truyện trí khôn của ta đây là một trong những truyện mang lại bài học đầy sâu sắc cho các em nhỏ và cả người lớn. Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, hoản cảnh bất ngờ, trí khôn, trí thông minh của mỗi người sẽ được thể hiện một cách khác nhau mà ta không thể đoán trước được. Có trí khôn là tốt nhưng còn phải biết sử dụng đúng nơi đúng chỗ như anh nông dân trong truyện trí khôn của ta đây vậy.

Trí khôn là niềm tự hào của con người, chứng tỏ được sự vượt trội của con người so với các giống loài khác như cọp. Trí khôn sẽ giúp cho con người có thể xử lí được các tình huống nguy hiểm, khó khăn. Con người tuy nhỏ bé nhưng nhờ có trí khôn trí thông minh nên đã thống trị được những loài mạnh và hung hãn nhất.

Trâu là người bạn hiền lành của nhà nông còn hổ là on vật hung ác là kẻ thù của con người. Vì hổ là đại diện cho cái ác nên phải bị trừng phạt. Nếu truyền đạt ý nghĩa này cho các bé nhỏ, phải giải thích rõ cho chúng, ngày xưa ông bà ta đã phải đấu tranh với thiên nhiên dữ tợn đến mức nào.

Hổ giả vờ tử tế hỏi thăm nhưng người nông dân với trí khôn của mình đã nhanh chống nhận ra bản chất gian ác của nó, nó định xúi giục trâu bỏ con người, không có người bảo vệt việc ăn thịt trâu chỉ còn là chuyện nhỏ. Khôn ngoan chính là sự cảnh giác với những thứ mang vẻ ngoài tử tế. Con đường tìm kiếm trí khôn phải trải qua nhiều chông gai, thử thách, khó khăn giống như hổ phải trải qua cơn thiêu đốt của lửa để khôn ra vậy. Trí tuệ không phải là thứ khi không mà xem thấy, khi không mà có được. Nếu hiểu tích cực, nó khuyến khích người ta vượt khó mà học hỏi.

Truyện trí khôn của ta đây đã để lại một bài học thật đáng quý về trí khôn của con người. Các bậc phụ huynh nên cho các bé học tập và rèn luyện trí khôn để có thể đoán được những ý đồ xấu đằng sau những cử chỉ tử tế của kẻ xấu. Phải có thời gian để rèn luyện trí khôn, phải trải qua nhiều chông gai, thử thách, khó khăn thì mới khôn ra được. Khi đã có trí khôn rồi thì có thể ứng phó với các tình huống hiểm nguy khó khăn trước mắt.

>>> Xem thêm truyện siêu hay và ý nghĩa cho bé cũng về chú thỏ: Truyện Thỏ Ngoan 

>>> Xem thêm: 38 Truyện Cho Bé Từ 1 Đến 5 Tuổi Hay Nhất Theo Từng Độ Tuổi Bé

3. Giáo án truyên trí khôn của ta đây

3.1. Mục đích – yêu cầu

* Kiến thức: Trẻ nhớ được tên câu chuyện, các nhân vật trong câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện, biết lắng nghe cô kể chuyện.

–  Trẻ hứng thú tập kể chuyện cùng cô thể hiện giọng của các nhân vật trong chuyện.

* Kỹ năng: Trẻ có kỹ năng ghi nhớ và chú ý có chủ định, bắt trước giọng của các nhân vật. Day trẻ kỹ năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

*Thái độ:

– Giáo dục trẻ khi biết yêu quý, kính trọng các bác nông dân. Tuy phải lao động chân tay vất vả, nhưng bác vẫn rất thông minh, dũng cảm.

– Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động cùng các bạn bè.

3.2. Chuẩn bị :

a. Đồ dùng của cô

– Không gian để tổ chức hoạt động.

– Sân khấu và các nhân vật trong chuyện.

– Nhạc bài hát: Gọi trâu, đi cấy, lý ngựa ô.

b. Đồ dùng của trẻ

– Mũ đội con Trâu, con Hổ, đai buộc.

2.3. Tổ chức hoạt động

1. Hoạt động 1: * Ổn định – gây hứng thú:

(Cô dắt con trâu xuất hiện vừa đi vừa hát bài “ Gọi trâu”)

– Anh nông dân chào tất cả các em?

– Các em ơi các em vừa được nghe bài hát gì?

– Các em có biết con gì đây không?

– Con trâu thường làm những công việc gì?

– Anh biết ở thành phố chúng mình rất ít khi được nhìn thấy con trâu. Hôm nay anh nông dân từ trên huyện Đại Từ không quản ngại đường xa đã mang một con trâu đến làm quen với chúng mình đấy!

Có một câu truyện rất hay kể về con trâu, bây giờ các em hãy nghe anh kể câu chuyện: “Trí khôn của ta đây„.

* Hoạt động 2Kể chuyện

– Cô kể lần 1: Diễn cảm bằng lời.

+ Anh nông dân vừa kể câu chuyện gì?

+ Trong câu chuyện có những ai?

– Cô kể lần 2: Kể chuyện theo mô hình

Đàm thoài – trích dẫn:

– Anh vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì?

– Trong câu chuyện anh nông dân đi làm việc với ai?

– Con Hổ đã hỏi Trâu như thế nào?

– Trâu đã trả lời Hổ ra sao?

– Hổ đã nói gì với anh nông dân?

– Anh nông dân đã thể hiện trí khôn như thế nào?

– Chúng mình thấy anh nông dân là người như thế nào?

Cô giải thích: Anh nông dân đã dũng cảm nhìn thấy con Hổ to khỏe, hung ác nhưng anh đã không sợ. Anh đã dùng trí thông minh của mình tìm cách để đuổi con Hổ vào rừng)

– Trò chơi: Cho trẻ bắt trước hành động của các nhân vật trong chuyện.

* Kể chuyện lần 3: Trẻ kể chuyện cùng cô.

– Cô chia tổ:

– Tổ 1: Anh nông dân

-Tổ 2: Con Trâu

-Tổ 3: con Hổ

– Qua câu chuyện này chúng ta học tập điều gì ở anh  nông dân?

– Chúng ta dùng trí khôn, trí thông minh để làm gì?

* Hoạt động 3: Cho trẻ đi cày với anh nông dân.

Các phụ huynh và các thầy cô có thể đăng ký kênh Youtube của chúng tôi để xem nhiều truyện hay và thơ hay cho bé. Đăng Ký Ngay 

5/5 - (7 votes)

Nếu ba mẹ thấy hữu ích hãy chia sẻ:

  • Email

Related

Từ khóa » Truyện Ngụ Ngôn Việt Nam Trí Khôn Của Ta đây