TS. Nguyễn Chí Hiếu: Học 10 Thầy Toán Giỏi Nhất Có Khi Chưa Bằng ...
Có thể bạn quan tâm
Thầy Nguyễn Chí Hiếu, bằng tiến sĩ Đại học Stanford (Mỹ), thủ khoa MBA Đại học Oxford (Anh). (Nguồn: Dân trí) |
Vì sao 1.000 sinh viên vào Harvard nhưng chỉ 100 em xuất sắc?
Tại hội thảo "Tái định nghĩa tài năng" do trường Phổ thông liên cấp Olympia, Hà Nội, tổ chức ngày 9/1, thầy Nguyễn Chí Hiếu, từng lấy bằng tiến sĩ từ Đại học Stanford (Mỹ) và thủ khoa MBA Đại học Oxford (Anh) cho biết, theo một nghiên cứu gần đây, 80% hiệu trưởng các trường đại học cho rằng, nhiều đại học đang thất bại trong việc đào tạo cho sinh viên những kỹ năng "mềm".
Đại học không có những lớp học đào tạo về tính cách, sự chuyên nghiệp hoặc phép xã giao tối thiểu trong cuộc sống. Học sinh sinh viên chủ yếu tự "bơi", ai có ý thức thì phát triển.
"Điều này lý giải vì sao cùng 1.000 sinh viên vào Harvard nhưng bước ra chỉ có 100 sinh viên làm việc xuất sắc?
Nguyên nhân do những người này dùng thời gian khác 900 người còn lại, có thể trong số đó có người chỉ biết học đến đờ đẫn hoặc vùi đầu vào mạng xã hội", thầy Hiếu chia sẻ.
Cũng theo chuyên gia này, một số học sinh rất giỏi ở THPT nhưng ngày đầu tiên vào Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) hay Stanford bị sốc, gặp các vấn đề tâm lý. Bản thân phụ huynh cũng bị ám ảnh bởi "con nhà người ta".
Ở Việt Nam, mục tiêu chủ yếu của học sinh THPT là vào đại học hoặc du học. Nếu chọn con đường du học, 3 năm này, các em chủ yếu dùng để ôn thi TOEFL hoặc IELTS rồi SAT 1, SAT 2, đổ dồn vào các câu trắc nghiệm.
Cuộc sống của các em xoay quanh điểm trung bình trên lớp, các hoạt động ngoại khóa mà theo thầy Hiếu, một số em "lao" vào như con thiêu thân, tham gia từ 4-5 hoạt động/tuần, như thể chỉ còn 3 năm nữa để sống.
Những việc trên không xấu nhưng chuyên gia này cho rằng, nó chiếm quá nhiều thời gian và trọng tâm, khiến học sinh quên mất những thứ quan trọng, lẽ ra cần dành nhiều thời gian hơn.
Học 10 thầy Toán giỏi nhất có khi chưa bằng tự học
Vậy tài năng là gì? Chuyên gia này cho rằng, tài năng không phải là điểm số, không phải đến từ tên trường Amsterdam hay Chuyên ngữ…
Tài năng là khả năng tổng quát của học sinh gồm: năng lực tự học, nghiên cứu viết lách, đọc sách, năng lực đứng lên trình bày thuyết trình, tư duy…
Tất cả thứ đó, được học sinh đem vào áp dựng ở từng môn học như thế nào. "Có những bạn học 10 thầy Toán giỏi nhất cũng chưa bằng một em có thể tự học.
Bởi lẽ, người học thêm kia nhờ các thầy, còn bạn kia nhờ vào chính mình. Học sinh kia có điểm cao hơn vì thầy giúp, còn bạn tự học 100% là do bản thân, dù điểm thấp hơn", thầy Hiếu dẫn chứng.
TS Nguyễn Chí Hiếu cũng chỉ ra, thống kê cách đây 4-5 năm cho thấy, 15% nhân sự là kỹ sư tại Google không có bằng đại học.
Điều đó có nghĩa, chỉ với tấm bằng THPT, họ vượt mặt rất nhiều người tốt nghiệp MIT, Harvard hay Stanford. Như vậy, tốt nghiệp trường danh tiếng cũng không đảm bảo chắc chắn cho thành công.
Ngoài ra, 45% cử nhân ở Mỹ chỉ làm công việc mà không cần học đại học vẫn làm được trong khi có những việc yêu cầu bằng cấp lại không tìm được người làm.
Đặc biệt, thực tế lương người tốt nghiệp đại học thuộc top 50 không cao hơn người tốt nghiệp top dưới.
TS Nguyễn Chí Hiếu nhấn mạnh, điều quan trọng không phải tên trường mà bản thân người đó là ai.
Vì vậy khi làm giáo dục, đặc biệt khi đảm nhận vị trí Giám đốc học thuật chương trình Song bằng quốc tế của trường Phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội), TS Nguyễn Chí Hiếu chú trọng bồi dưỡng 4 tài năng và 6 kỹ năng cho học sinh, tạo điều kiện để các em phát triển thế mạnh.
Theo đó, học sinh được trải nghiệm, kết nối kiến thức đã học với thực tế cuộc sống để tìm ra đam mê.
Trường không chỉ đánh giá qua điểm số mà còn thông qua các bài viết, báo cáo, dự án học tập, thuyết trình hay tranh biện.
"Bạn có thể mê mẩn "cày" phim Hàn Quốc Hạ cánh nơi anh, bạn có thể đọc truyện tranh hoặc chơi game. Biết nhiều cũng tốt thôi nhưng bạn phải biết dùng những điều đã biết ấy để làm gì. Có bạn "cày" phim xong sẽ viết một cuốn truyện nho nhỏ hoặc chơi game xong thì nghiên cứu về nó đi.
Tôi không phản đối đọc truyện tranh, chơi game nhưng hãy hơn những người khác bằng cách cam kết đi đến cùng rồi sáng tạo. Người nào sáng tạo được cái mới, đó mới là tài năng.
Còn phần lớn học sinh hiện nay, ngay cả những bạn IELTS 8.5 vẫn được gọi là 'con nhà người ta', chưa chắc đã là tài năng vì ngay ở yếu tố khả năng tổng quát các bạn đã thiếu", TS Hiếu khẳng định.
Chuyển đổi số trong giáo dục: Con người phải thay đổi để thích nghi, trường đại học phải trở thành một quốc gia thu nhỏ TGVN. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nhận định, khó khăn nhất trong quá trình chuyển đổi số trong giáo dục chính là vấn ... |
Ca sỹ Hoàng Bách hạnh phúc bên gia đình nhỏ, chia sẻ về phương pháp giáo dục con TGVN. Ca sỹ Hoàng Bách và vợ vô cùng hạnh phúc và tự hào vì cả 3 con đều khỏe mạnh, ngoan ngoãn và yêu ... |
Giáo sư Đại học Harvard đánh giá cao giáo dục Việt Nam trong dịch Covid-19 TGVN. Giáo sư Fernando Reimers, Đại học Havard (Mỹ) đánh giá cao nỗ lực của ngành giáo dục Việt Nam trong giai đoạn bệnh dịch ... |
Từ khóa » Ts Nguyễn Chí Hiếu
-
Nguyễn Chí Hiếu: Từ Nhà Quê đến Sinh Viên Xuất Sắc Nhất Nước Anh
-
Nguyen Chi Hieu - Fulbright University Vietnam
-
TS Nguyễn Chí Hiếu - Báo Người Lao động
-
Cựu Sinh Viên Xuất Sắc Thế Giới Học Như Thế Nào? - IEG
-
Nguyễn Chí Hiếu - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
TS. Nguyễn Chí Hiếu, CEO Tại IEG Global | EduStation EP04
-
Tiến Sĩ ĐH Stanford Nguyễn Chí Hiếu: "Có Vẻ Như Hai Từ "thất Bại" Là ...
-
TIẾN SĨ NGUYỄN CHÍ HIẾU GIA... - Fulbright University Vietnam
-
Chi Hieu Nguyen - CEO & Co-Founder - IEG Group | LinkedIn
-
Trang Cá Nhân Của Nguyễn Chí Hiếu Tại Vietcetera.
-
TS Nguyễn Chí Hiếu: Cần định Nghĩa Lại 'nhân Tài' - Báo Thanh Niên
-
Nguyễn Trí Hiếu – Wikipedia Tiếng Việt
-
VTV7 - Giám Khảo Nguyễn Chí Hiếu Tiến Sĩ Nguyễn Chí ... - Facebook