TS Vũ Thế Khanh Hướng Dẫn Cách Tính Ngày Giờ Mất Phạm Trùng Tang

 > Phỏng vấn TS Vũ Thế Khanh về ‘trùng tang liên táng’

Cách tính ngày giờ mất phạm trùng tang: (Cách thứ 1)

- Nam nhất thập khởi Dần đếm thuận liên tiến,

- Nữ nhất Thập khởi Thân, nghịch liên tiến: năm dừng đếm tiếp đến tháng, tháng dừng đếm tiếp đến ngày, ngày dừng đếm tiếp đến giờ. Sau cùng, tra bảng:

- Gặp Tý - Ngọ - Mão - Dậu: vào cung Thiên di.

- Gặp Dần - Thân - Tỵ - Hợi: vào cung Trùng tang.

- Gặp Thìn - Tuất - Sửu – Mùi: vào cung Nhập mộ. Tuổi từ 1 đến 9 (gọi là số tiểu nhi)  không tính Trùng tang.

cách tính trung tang

Giải thích:

- Nam: Bắt đầu khởi là 10, đếm chẵn chục từ Dần, rồi đếm thuận kim đồng hồ: Mão 20, thìn 30…đến chẵn chục của năm thì dừng lại. Số lẻ của năm thì đếm các cung tiếp theo cho đến khi tuổi của người mất thì dừng lại để tính tháng.

+ Coi ô tiếp theo sẽ là tháng 1 (tháng giêng) và đếm tiếp cho đến khi tháng mất là dừng lại để tính ngày.

+ Coi ô tiếp theo sẽ là ngày 1, và đếm cho đến ngày mất thì dừng lại để tính giờ.

+ Coi ô tiếp theo là giờ Tý, và đếm tiếp cho đến giờ mất thì dừng lại và tra bảng 1.

- Nữ: Bắt đầu khởi là 10, đếm từ Thân, rồi đếm nghịch kim dồng hồ: Mùi 20, Ngọ 30… quy trình làm cũng giống như Nam, nhưng đếm ngược kim đồng hồ.

- Tra bảng 1 xem cái cung dừng lại sau cùng là cung màu gì: Xanh là Thiên Di (Tý Ngọ Mão Dậu) , Đen là Trùng Tang (Dần Thân Tỵ Hợi) , Hồng là Nhập Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi).

- Cách luận (phổ cập) về trùng tang Dựa vào tuổi của người mất và ngày, tháng, giờ mất của họ để tính xem: người đó có được “Nhập Mộ” hay gặp  “Thiên Di”, “Trùng Tang”.

- “Nhập Mộ”: là người mất “ra đi” đã đến số, không có oan khuất gì, uyên trần đã mãn, không còn vương vấn trần ai. Thể hiện sự an lành, yên ổn. Chỉ cần được một “Nhập mộ” của tuổi hoặc tháng, ngày, giờ là được coi là tốt, không cần phải làm lễ trấn trùng tang. 

- “Thiên Di”: là dấu hiệu ra đi do "trời định”, người mất lúc đó được “trời đưa đi”. Sự ra đi này nằm ngoài mong muốn của người mất, nhưng cũng là hợp với lẽ trời. khi gặp Thiên Di thì thường mất ở nơi xa nhà.

- “Trùng Tang”: là dấu hiệu ra đi không hợp số phận, không dứt khoát, có nhiều ảnh hưởng tới người ở lại. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải Trùng Tang mà không có “Nhập Mộ” nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ “trấn Trùng Tang”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

- Ví dụ về cách tính: cụ ông 99 tuổi mất tháng 10 ngày 11 lúc 12 giờ (giờ Ngọ)

+ Khởi từ Dần là 10, đếm đến 90 là dừng tại cung Tuất.

+ Hợi là ô tiếp theo, coi là 91, đếm đến 99 là cung Mùi thì dừng lại (Năm Nhập Mộ).

+ Ô tiếp theo là Thân, coi là tháng 1, đếm đến tháng 10 dừng lại là cung Tỵ (Tháng Trùng tang)

+ Ô tiếp theo là Ngọ, coi là ngày 1, đếm đến ngày 11 thì dừng lại là cung Thìn. (Ngày Thiên Di)

+ Ô tiếp theo là Tỵ, coi là giờ Tý, đếm đến giờ Ngọ là cung Hợi:

+ Kết luận là: (Giời Trùng tang).

Thường thì ngày, tháng, năm, giờ có cung khác nhau, hễ càng có nhiều cung Trùng Tang thì việc Trùng càng bị nặng nề. Theo cách tính dân gian từ xưa cho rằng trùng ngày là nặng nhất- (Trùng thất xa). Trùng tháng nặng nhì- (Trùng tam xa.) Trùng giờ nặng 3- (Trùng nhị xa) Trùng năm nhẹ nhất – (Trùng nhất xa.) Ngoài ra, cứ chết vào năm tháng ngày giờ Dần, Thân, Tỵ, Hợi - thì cũng bị trùng tang theo phương đồ trên. Năm tính năm, ngày tính ngày...

Chú ý khi chôn cất, nếu chôn cất vào các ngày, tháng sau:

-Tháng giêng: ngày 7-19

-Tháng 2, tháng ba: ngày 6-18-30.

-Tháng tư: ngày 4-16-28.

-Tháng năm, tháng sáu: ngày 3-15-27.

-Tháng bảy: ngày 1-12-25.

-Tháng tám, tháng chín: ngày 12-24.

-Tháng mười : ngày 10-22.

-Tháng 11 ( tháng chạp): ngày 9-21.

Nếu người chết mà chôn vào các ngày trên thì trong vòng ba tháng hoặc là ba năm sẽ có cha mẹ, con cháu, anh em ruột chết theo nữa. Khi thấy bị phạm những điều trên rồi, gia chủ nên tìm thầy giải hạn ngay, nên tìm các thầy tu, cao tăng (thực tế ngoài đời thường rất hiếm các bậc Cao Tăng).

Bốc mộ, di dời mộ phần có cần phải xem ngày giờ?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

1. Địa Chi trùng: Trong 12 tuổi con giáp chết bất kỳ năm tháng nào cũng kỵ 4 ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi. Mức độ "Trùng" nhẹ hay còn gọi "trùng phục" theo dân gian. Khi chôn cất hay cải táng cũng phải cữ ngày giờ trên.

2. Trùng tang liên táng: 2.1 Tuổi Thân Tý Thìn chết năm, tháng, ngày, giờ, Tỵ. 2.2 Tuổi Dần Ngọ Tuất chết năm, tháng, ngày, giờ, Hợi. 2.3 Tuổi Tỵ Dậu Sửu chết năm, tháng, ngày, giờ, Dần. 2.4 Tuổi Hợi Mão Mùi chết năm, tháng, ngày, giờ, Thân. Chết năm tháng ngày giờ trên gọi là trùng tang liên táng. Khi khâm liệm, chôn người trong thân tộc cũng phải tránh những năm, tháng, ngày, giờ trên ứng theo tuổi. Chết ngày giờ trên gọi là ngày giờ kiếp sát (theo Tứ trụ). Dân gian gọi là Cướp Sát. Nếu thân tộc bị phạm vào trường hợp trên thì thường rất hoang mang. Cần phải “giải hạn” gấp. Nếu chậm trễ thì sẽ gây biến cố khôn lường.

3. Việc giải hạn:

Trong dân gian, có nhiều biện pháp giải hạn trùng tang và trùng tang liên táng. Tuy nhiên, có những cách “giải hạn” thiếu cơ sở khoa học, bày vẽ tốn kém, sa đà vào mê tín dị đoan.

Cách “giải hạn” khoa học nhất là nương theo hiệu ứng của luật Nhân Quả, phải tìm rõ nguyên nhân gốc, rồi tiến hành “chặt gốc ngọn tự ngả.”

PV: Vâng, cám ơn TS.

Phần tiếp theo sẽ giới thiệu các phương thức “Giải hạn trùng tang” theo lý nhân quả.

Từ khóa » Bấm Trùng Tang