TT200 HỎI ĐÁP KỲ 2 : KHI NÀO PHẢI LẬP PHỤ LỤC GIAO DỊCH ...

PHẦN II- CÂU HỎI VỀ GIAO DỊCH LIÊN KẾT

NGHỊ ĐỊNH 132/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/12/2020

Câu hỏi 1: Năm tài chính nào áp dụng quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 22, Nghị định 132/2020/NĐ-CP mới nhất quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ 20 tháng 12 năm 2020 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020. Theo đó, đối với khái niêm kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020, kính mong quý cơ quan hướng dẫn thêm đối với trường hợp doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch, cụ thể là đối với các trường hợp năm tài chính có ngày bắt đầu hoặc kết thúc rơi vào trong năm dương lịch 2020 thì những năm tài chính nào phải áp dụng quy định tại Nghị định 132? Theo hướng dẫn tại Điểm đ, Khoản 5, Điều 16, Nghị định 132/2020/NĐ-CP, trường hợp người nộp thuế có Công ty mẹ tối cao không bắt buộc phải nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước cư trú, người nộp thuế sẽ phải thực hiện theo điều ước quốc tế về thuế. Tuy nhiên, nội dung này vẫn chưa thực sự rõ ràng đối với doanh nghiệp Vì vậy kính mong quý cơ quan làm rõ khái niệm “theo điều ước quốc tế về thuế” để hướng dẫn cụ thể nghĩa vụ của người nộp thuế đối với việc chuẩn bị báo cáo lợi nhuận liên quốc gia là như thế nào trong trường hợp này.

Trả lời câu hỏi 1:

Tại Khoản 1, Điều 22 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định: “1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020” Trường hợp doanh nghiệp có kỳ tính thuế tính theo năm tài chính có ngày bắt đầu rơi vào năm dương lịch 2020 thì áp dụng theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Điểm đ khoản 5 Điều 18 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định như sau: “đ) Trường hợp người nộp thuế có Công ty mẹ tối cao không bắt buộc phải nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước cư trú thì thực hiện theo điều ước quốc tế về thuế.” Quy định này áp dụng cho trường hợp 2 quốc gia ký Điều ước quốc tế về thuế trong đó có thoả thuận mặc dù nước sở tại của Công ty mẹ tối cao không quy định phải lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia nhưng công ty mẹ tối cao có doanh thu hợp nhất toàn cầu đạt ngưỡng trên 750 triệu Euro thì công ty con phải nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho Cơ quan thuế. Hiện nay, Việt Nam chưa ký các điều ước thoả thuận này nhưng trong giai đoạn tới sẽ thực hiện theo cam kết và thông lệ quốc tế chung.

Câu hỏi 2 :

Công ty vay ngân hàng để bổ sung vốn hoạt động kinh doanh, tài sản thế chấp ngân hàng là bất động sản đứng tên giám đốc, số tiền vay ngân hàng cao hơn vốn chủ sở hữu. Như vậy có gọi là giao dịch liên kết không và có phải kê khai giao dịch liên kết không?

Trả lời câu 2 :

Tại khoản 2 Điều 1, điểm d và điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định: “2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá. d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay; l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này. “ Căn cứ quy định nêu trên trường hợp Công ty có vay vốn ngân hàng với khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty thì giữa Công ty và Ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết. Giám đốc cho Công ty mượn bất động sản để thế chấp không phải là giao dịch liên kết. Trong năm tài chính, nếu Công ty có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ NHA TRANG KHÁNH HÒA

Câu hỏi 3 :

Trong năm 2020 Công ty kinh doanh bị lỗ nên có vay tiền của giám đốc để chi trả các khoản chi phí trong kỳ (giám đốc là người được chủ doanh nghiệp thuê về quản lý), giao dịch này có phải là giao dịch liên kết không? Nếu là giao dịch liên kết thì cách kê khai như thế nào?

Trả lời câu 3 :

Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định: “l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.” Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty vay mượn của giám đốc điều hành, kiểm soát Công ty với mức vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với giám đốc là giao dịch liên kết. Trong năm tài chính nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết. Người nộp thuế thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Câu hỏi 4 :

Đơn vị là công ty 100% vốn nước ngoài. Trong quá trình XDCB có phát sinh khoản lãi vay từ công ty mẹ nước ngoài. Hàng tháng, công ty có tính và hạch toán chi phí lãi vay phải trả vào TK 241. Xin hỏi: 1. Trong năm tài chính, quá trình XDCB chưa kết thúc thì khoản chi phí lãi vay này Công ty có phải kê khai giao dịch liên kết không và cụ thể kê khai như nào? 2. Sang năm tới, nếu sau khi quá trình XDCB kết thúc thì khoản lãi vay phát sinh đó sẽ được vốn hóa vào tài sản và sẽ được trích khấu hao hàng tháng. Vậy Công ty cần kê khai khoản chi phí lãi vay đã được vốn hóa như nào cho đúng vào PL 01 của giao dịch liên kết?

Trả lời câu 4:

1. Trong năm tài chính, quá trình XDCB chưa kết thúc, nếu Cty có phát sinh khoản chi phí lãi vay với Công ty mẹ tại nước ngoài, Công ty phải kê khai giao dịch liên kết đi vay để xác định chi phí lãi vay từ bên liên kết theo các nguyên tắc phân tích so sánh và phương pháp xác định giá GDLK của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Giao dịch này được kê khai tại dòng 2.4.2 mục III Phụ lục I kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. 2. Chi phí lãi vay từ bên liên kết đã được xác định lại theo các nguyên tắc và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được vốn hóa vào tài sản trong quá trình XDCB, khi kết thúc quá trình XDCB đưa vào sử dụng và tính khấu hao hàng tháng sẽ không phải kê khai lại chi phí lãi vay đã được vốn hóa vào các năm sau.

Câu hỏi 5 :

Doanh nghiệp là công ty TNHH 2 thành viên góp vốn. Tổng giám đốc chiếm 80% vốn góp, Phó tổng giám đốc chiếm 20% vốn góp. Trong năm 2020 do thiếu tiền phục vụ sản xuất kinh doanh nên công ty có lúc mượn tiền của 2 thành viên trên với lãi suất 0% và có lúc cho 2 thành viên trên vay tiền với lãi suất bằng lãi suất ngân hàng tại thời điểm . Số tiền mượn và tiền vay của 2 thành viên trên lớn hơn 10% vốn điều lệ (Cuối năm 2020 đã trả hết số tiền mượn, tiền cho vay thì vẫn còn). Xin hỏi:

1. Giao dịch mượn tiền và cho vay trên có phải là giao dịch liên kết không? 2. Cuối năm có phải làm phụ lục giao dịch liên kết khi làm quyết toánthuếTNDN không? 3. Mượn tiền với lãi suất 0% thì 2 thành viên trên có bị ấn định thuếTNCN không? 4. Công ty có phải xuất hóa đơn cho khoản lãi vay thu được hàng tháng của 2 thành viên trên không?

Trả lời câu 5 :

1. Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định “l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.” . Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty vay mượn của Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc điều hành, kiểm soát Công ty với mức vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc là giao dịch liên kết. 2. Trong năm tài chính nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết và thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. 3. Việc cá nhân cho công ty mượn tiền với lãi suất 0% thì cá nhân đó sẽ bị ấn định thuế TNCN. Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu các quy định nêu trên và căn cứ thực tế đơn vị để áp dụng phù hợp.

Câu hỏi 6 :

Trong năm Công ty có mượn tiền của giám đốc không lãi suất, xin hỏi giao dịch này có phải là giao dịch kiên kết không? Nếu là giao dịch liên kết thì kê khai như thế nào?

Trả lời câu 6 :

Công ty vay mượn của Giám đốc (là người điều hành, kiểm soát Công ty) với mức vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu thì được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với Giám đốc Công ty là giao dịch liên kết. Khi quyết toán thuế TNDN thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Trong năm tài chính nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết. Người nộp thuế thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP/CÔNG TY NHA TRANG KHÁNH HÒA

Câu hỏi 7 :

1/ Công ty thiếu vốn nên mượn tiền không lãi suất của Giám đốc, giao dịch này có phải là giao dịch liên kết không? Trình bày nghiệp vụ này trên báo cáo tài chính năm như thế nào? 2/ Nghị định 132 năm 2020 có đoạn : " Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế. ". Như vậy có nghĩa là lãi vay bị khống chế 30%?

Trả lời câu 7 :

1./ Công ty vay mượn của Giám đốc (là người điều hành, kiểm soát Công ty) với mức vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu thì được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với Giám đốc Công ty là giao dịch liên kết. Khi quyết toán thuế TNDN thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Trong năm tài chính nếu doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết. Người nộp thuế thực hiện kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. 2./ Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp xác định theo điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau: “a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;”

Xem thêm bài viết " TT200 HỎI ĐÁP KỲ 1 : KHI NÀO PHẢI LẬP PHỤ LỤC GIAO DỊCH LIÊN KẾT"

Kế toán doanh nghiệp TT200 Địa chỉ : Đường số1 Khu tái định cư A - Xã Vĩnh Thái - Nha Trang - Khánh Hòa Hotline : 0972.125.200

Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: giao dịch liên kết theo nghị định 132/2020/NĐ CP, xác định doanh nghiệp có giao dịch liên kết, Tờ khai Quyết toán thuế TNDN, quản lý thuế trong giao dịch liên kết, công ty tư vấn thuế doanh nghiệp TT200, dịch vụ kế toán thuế TT200

Từ khóa » Kê Khai Giao Dịch Liên Kết