Từ ấm Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt

Tra cứu Từ điển tiếng Việt
ấm dt. Dụng-cụ nhà bếp bằng thau, thiếc hay đất nung, tròn và cao, có vòi và quai xách.
ấm tht. Ôn, hâm-hẩm, nhiệt-độ giữa nóng và mát: Sưởi ấm, khí ấm, nước kêu ấm // Thuận-hoà, thân-mật, sung-túc, đầy-đủ: Đầm-ấm, ấm-cúng, no-ấm // Nóng, sốt: ấm đầu // Trong, êm-ái: Giọng nói ấm.
ấm Trạng-thái vật-chất hoặc tinh-thần con người trong khi uất-khí vì no, giận, tức.
ấm dt. Phước đức ông bà cha mẹ để lại cho con cháu: Nhờ ấm nhà, con cháu cũng đủ ăn. // Chức tước do triều-đình ban cho con cháu các quan từ ngũ-phẩm trở lên: ấm-thọ, ấm-sinh, phụ-ấm.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Lê Văn Đức
ấm - 1 dt. 1. Đồ dùng để đun nước, đựng nước uống, pha chè, sắc thuốc: Bếp đun một ấm đất nấu nước mưa (Ng-hồng) 2. Lượng nước chứa đầy một ấm: Uống hết cả ấm chè 3. Lượng chè đủ pha một ấm: Xin anh một ấm chè.- 2 dt. 1. ân trạch của ông cha truyền lại: Phúc nhà nhờ ấm thông huyên (BCKN) 2. ấm sinh nói tắt: Người ta thường gọi thi sĩ Tản-đà là ông ấm Hiếu 3. Từ chỉ một người con trai một cách bông đùa hay chế giễu: Ba cậu ấm nhà bà ta đều ghê gớm cả.- 3 tt. 1. Nóng vừa và gây cảm giác dễ chịu: Hôm nay ấm trời 2. Giữ nóng thân thể: áo ấm 3. Nói giọng hát trầm và êm: Giọng hò khu Tư trầm và ấm (VNgGiáp) 4. Đã ổn thoả: Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm (K) 5. Nói cây mọc thành khóm dày: Cây khô nảy nhị, cành thêm ấm chồi (cd); Như tre ấm bụi (tng) 6. Yên ổn: Cao nấm ấm mồ (tng) 7. Cảm thấy dễ chịu: Mỗi bước đi thấy lòng ấm lại (VNgGiáp).
Nguồn tham chiếu: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
ấm dt. Đồ dùng để đun hoặc đựng nước, có vòi làm bằng đất nung hoặc kim loại: ấm sứt vòi o pha ấm trà o đun ấm nước.
ấm dt. Phúc đức do ông cha để lại: nhờ ấm tổ tiên.
ấm dt. 1. Con trai của bậc quan lại thời xưa: cậu ấm cô chiêu. 2. Con trai quý được cưng chiều.
ấm dt. Cái che khuất, làm con người mê muội, không thấy được chân tướng của sự vật, nên sinh lòng ưa thích, đam mê, nắm giữ, gồm có 5 ấm tạo thành con người và chúng sinh là: sắc, thụ, tưởng, hành, thức; còn gọi là uẩn.
ấm tt. 1. Có nhiệt độ cao hơn mức bình thường một chút, gây cảm giác dễ chịu: nước ấm o Trời ấm dần o nắng ấm. 2. Có tác dụng giữ hoặc làm nóng cơ thể cho khỏi bị lạnh: áo ấm o sưởi ấm. 3. (Giọng) trầm, có sức thuyết phục: giọng đọc rất ấm.
Nguồn tham chiếu: Đại Từ điển Tiếng Việt
ấm dt 1. Đồ dùng để đun nước, đựng nước uống, pha chè, sắc thuốc: Bếp đun một ấm đất nấu nước mưa (Ng-hồng). 2. Lượng nước chứa đầy một ấm: Uống hết cả ấm chè. 3. Lượng chè đủ pha một ấm: Xin anh một ấm chè.
ấm dt 1. ân trạch của ông cha truyền lại: Phúc nhà nhờ ấm thông huyên (BCKN). 2. ấm sinh nói tắt: Người ta thường gọi thi sĩ Tản-đà là ông ấm Hiếu. 3. Từ chỉ một người con trai một cách bông đùa hay chế giễu: Ba cậu ấm nhà bà ta đều ghê gớm cả.
ấm tt 1. Nóng vừa và gây cảm giác dễ chịu: Hôm nay ấm trời. 2. Giữ nóng thân thể: áo ấm. 3. Nói giọng hát trầm và êm: Giọng hò khu Tư trầm và ấm (VNgGiáp). 4. Đã ổn thoả: Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm (K). 5. Nói cây mọc thành khóm dày: Cây khô nảy nhị, cành thêm ấm chồi (cd); Như tre ấm bụi (tng). 6. Yên ổn: Cao nấm ấm mồ (tng). 7. Cảm thấy dễ chịu: Mỗi bước đi thấy lòng ấm lại (VNgGiáp).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Nguyễn Lân
ấm tt. 1. Không lạnh, hơi nong-nóng: Hơi lòng cũng ấm như xuân ấm (H.m.Tử). ấm trời hạt mọc đất vàng vừa cao (H.Cận). ấm tường ngọn lá trôi qua, Rêu phong cũng dậy mặt hoa vui vầy (H.Cận). Nghĩa bóng là hơi sốt: ấm đầu, ấm da. 2. Yên-ổn đầy-đủ: No cơm ấm áo. 3. ổn-thoả: Sao cho trong ấm ngoài êm, Như thuyền có bến như chim có bầy. 4. Nói về tiếng, giọng gọn và trầm êm-ái: Giọng danh-ca ấy rất ấm.
ấm dt. Đồ dùng làm bằng đồng hay đất nung để đun, nấu nước, sắc thuốc v.v...: Có nơi gọi cái ấm là siêu. // ấm đất. ấm sành. ấm-tích. ấm sứt vòi.
ấm dt. Phúc-trạch, chức-quyền của ông cha để lại cho con cháu: Phúc nhà nhờ ấm thông-huyên (Bích-Câu).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Thanh Nghị
ấm t. 1. Nóng vừa và gây một cảm giác dễ chịu: Nước ấm, hơi ấm. 2. Giữ nóng được thân thể: Áo ấm. 3. Hơi sốt: Ấm đầu. 4. Nói giọng hát hay giọng nói trầm và êm: Giọng hát ấm. 5. ổn thoả, hoà thuận: Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm (K).
ấm d. 1. đồ dùng để đun nước, đựng nước, pha trà, sắc thuốc. 2. Lượng nước chứa đầy một ấm: Uống cả ấm. 3. trà đủ để pha một lần: Uống thử một ấm xem hương vị thế nào.
ấm d. 1. Ân trạch của ông cha (cũ): Phúc nhà nhờ ấm thông huyên (Bích Câu kì ngộ). 2. "ấm sinh" nói tắt. Cậu ấm.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Việt Tân
ấm 1. Không lạnh, hơi nong nóng: Trời ấm, nước ấm. Nghĩa bóng là hơi sốt: ấm đầu, ấm da. 2. Sung-túc, yên-ổn: No cơm ấm áo, no thân ấm cật. 3. ổn thoả: Sao cho trong ấm ngoài êm, Như thuyền có bến như chim có bầy (C-d). 4. Nói về tiếng, giọng đông đặc: ấm tiếng, ấm giọng.
ấm Đồ dùng làm bằng đồng, bằng đất nung, để dun nước hay là đựng nước uống như ấm thiêu, ấm tích, ấm chuyên v.v.: ấm đồng siêu thiếc nước để lâu.
ấm Dùng làm trạng-tự (không dùng một mình).
ấm 1. Phúc-trạch của tổ-tiên để lại cho con cháu được nhờ: Phúc nhà nhờ ấm thông huyên (B.c). 2. Ông cha làm quan từ ngũ-phẩm trở lên, con cháu được theo thứ bậc mà tập-ấm, như là ấm-thụ, ấm-sinh v.v.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí
* Từ tham khảo:
- ấm a ấm ớ
- ấm a ấm ứ
- ấm a ấm ức
- ấm á
- ấm ách
- ấm áp

* Tham khảo ngữ cảnh

Aấmnước thằng nhỏ pha rồi ; nàng tìm chổi quét hết nhà trên xuống nhà dưới , rồi quét đến sân.
Bà Thân ngồi thái củ cải ở giữa sân , đón ánh nắng aấmáp của mặt trời mùa đông.
Chàng nghĩ tới chăn bông mới lấy ra được vài hôm từ khi trời trở rét vào cái đời thân mật , đầm ấm của một đôi vợ chồng nghèo , lát nữa khi buổi chiều buồn về.
Giọng nói mệt nhọc và ấm áp.
Tiếng Thu nói ở ngoài hàng rào , Trương đứng dừng lại , lòng thấy bỗng nhẹ như bông tơ , đám mây mù u uất trong hồn chàng cũng vừa tan đi vì một nỗi vui xuất hiện đến sáng như một quãng trời xanh ấm nắng.
Trương thấy ấm áp trong lòng và từ nay về sau ở gia đình Thu Chắc chắn chàng sẽ không còn cái cám tưởng mình là một người xa lạ nữa.
* Từ đang tìm kiếm (định nghĩa từ, giải thích từ): ấm

Bài quan tâm nhiều

Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam

Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam

Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay

Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay

Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá

Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá

65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay

65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay

Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ

Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ

ads

Từ khóa » Từ đầm ấm Nghĩa Là Gì