Tứ Bất Tử Trong Tín Ngưỡng Dân Gian - Heritage Vietnam Airlines
Có thể bạn quan tâm
- Giới thiệu
- Airlines
- Du lịch điểm đến
- Di sản văn hóa
- Cuộc sống đương đại
- Giải thưởng Heritage
- Podcast
- Liên lạc
- E-Magazine
- Hợp tác
- Điều khoản – chính sách
- Airlines
- Du lịch - Điểm đến
- Quốc nội
- Quốc tế
- Di sản văn hóa
- Di sản
- Nghệ thuật
- Văn hóa địa phương
- Truyện cổ tích
- Lịch các lễ hội
- Cuộc sống đương đại
- Phỏng vấn
- Chân dung
- Sự kiện
- Thời trang
- Thương hiệu
- Phong cách sống
- Sống xanh
- Kinh doanh
- A New Vietnam
- Góc độc giả
- Giải trí
- Giải thưởng Heritage
- Thể lệ giải
- Tin tức giải
- Hạng mục Ảnh Bộ
- Hạng mục Ảnh Bìa
- Hạng mục Ảnh Đơn
- Podcast
Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian
Di sản văn hóa, Văn hóa địa phương - 23/09/2022Bài: Hương QuỳnhẢnh: Bá Ngọc
Đức Thánh Tản Viên, Đức Thánh Gióng, Đức Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh là 4 vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian
Trong dân gian Việt Nam, con số 4 được sử dụng khá nhiều, nó mang tính ước lệ, là biểu trưng cho những nhận định về con người, thiên nhiên hay xã hội. Chúng ta vẫn thường nghe đến tứ đức, tứ linh, tứ quý… Nói đến những vị thánh, tín ngưỡng dân gian suy tôn tứ bất tử là Thánh Tản Viên, Chử Đồng Tử, Phù Đổng Thiên Vương và Thánh mẫu Liễu Hạnh.
Mỗi vị thánh trong tứ bất tử được nhân dân tôn sùng và thờ phụng bao đời nay đều gắn với những truyền thuyết và thể hiện khát vọng về cuộc sống bình yên, hạnh phúc, đủ đầy. Đức Thánh Tản hay Tản Viên Sơn Thánh là vị thánh thường được nhắc tới đầu tiên và có xuất xứ lâu đời nhất trong 4 vị thánh bất tử. Thánh Tản Viên chính là biểu tượng về lòng quả cảm, anh dũng trong cuộc chiến chống thiên tai, điều này được thể hiện rất rõ qua truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh. Theo đó, Thánh Tản viên – Sơn Tinh được cho là người xuất thân từ tầng lớp nghèo trong dân chúng nhưng có tài “hô phong hoán vũ”, tướng mạo tuấn tú, được Hùng Vương kén chọn làm rể để gả công chúa. Nhưng Sơn Tinh đã gặp phải nhiều biến cố, qua nhiều cuộc chiến với thế lực đối chọi là Thủy Tinh. Những thiên tai bão lũ mà nhân dân phải gánh chịu chính là do Thủy Tinh nổi giận gây nên nhưng bằng tài trí và sự dũng cảm, Sơn Tinh đã đánh bại kẻ thù và được suy tôn như một biểu tượng anh hùng, dũng khí của dân tộc. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh cũng là thông điệp của người Việt về chinh phục lòng sông Hồng.
Khu đền thờ Tản Viên Sơn Thánh được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm trong khu vực Vườn quốc gia Ba Vì. Ngoài ra, đền thờ Đức Thánh Tản còn có ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình.
Nếu như Đức Thánh Tản là biểu tượng của sức mạnh con người trước thiên nhiên thì Đức Thánh Gióng hay Phù Đổng Thiên Vương là biểu tượng của tinh thần và nội lực dân tộc trước giặc ngoại xâm. Truyền thuyết về Thánh Gióng gắn bó và được lưu truyền trong mọi thế hệ người Việt. Tương truyền vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng (nay là làng Phù Đổng) ven sông Đuống, Hà Nội có cậu bé lên 3 tuổi nhưng không biết nói biết cười. Chỉ tới khi giặc Ân hung dữ từ Phương Bắc tràn xuống, cậu bé ấy bỗng nói năng dõng dạc, vươn mình thành tráng sỹ, cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt, đội nón sắt rồi cưỡi ngựa sắt một mình xông ra chiến trường. Đánh tan giặc Ân, tráng sỹ anh hùng đã bỏ lại tất cả, một mình một ngựa bay thẳng lên trời. Tại núi Vệ Linh (Sóc Sơn – Hà Nội), nơi Thánh Gióng thăng thiên đã được Hùng Vương ban xác lệnh lập đền thờ, còn dấu tích đến nay tại quần thể đền Sóc. Làng Gióng được đổi tên thành làng Phù Đổng. Hàng năm, làng Phù Đổng tổ chức lễ hội Thánh Gióng rất long trọng và quy mô để tái hiện truyền thống và tôn vinh công lao của Đức Thánh Gióng. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Đức Thánh Chử Đồng Tử cũng là một vị thánh gắn với truyền thuyết từ đời Hùng Vương. Tục truyền rằng Chử Đồng Tử được sinh ra trong một gia đình nghèo ở làng Chử Xá, nay là xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Sống bằng nghề chài lưới ven sông, chàng trai Chử Đồng Tử nghèo đến nỗi không có một mảnh khố che thân vì chiếc khố mặc chung với cha đã được chàng chôn cùng khi người cha mất. Nhờ duyên trời định, công chúa Tiên Dung đã gặp Chử Đồng Tử và cảm mến tấm lòng hiếu thảo của chàng trai. Nhưng vì không được sự đồng ý của vua Hùng, Chử Đồng Tử và Tiên Dung phải mưu sinh chốn sông nước. Sau khi gặp được kỳ nhân truyền dạy Phật pháp, Chử Đồng Tử tiếp tục truyền đạo cho vợ và hai người đắc đạo bay về trời trở thành Thánh. Tương truyền, Đức Thánh Chử Đồng Tử thường hiện thân ở chốn dân gian để cứu nhân độ thế. Ngài còn hiển linh những lúc đất nước có giặc ngoại xâm để trợ giúp những vị anh tài chiến thắng. Từ chàng trai nghèo hiếu thảo, Chử Đồng Tử trở thành vị thánh trong tâm thức người Việt, biểu tượng cho tình nghĩa và khát vọng nhân bản của con người. Đền thờ Chử Đồng Tử được lập ở chính quê hương của ngài và hàng năm đền mở hội vào trung tuần tháng 2 âm lịch với màn tế lễ cầu mong quốc thái dân an.
Thánh mẫu Liễu Hạnh là vị nữ thánh duy nhất trong bộ tứ uy linh. Theo truyền thuyết, bà vốn là công chúa nhà trời mắc tội bị đầy xuống trần gian. Huyền tích kể rằng tiên chúa Liễu Hạnh có tới 3 lần giáng trần. Lần nào, bà cũng hóa thân thành người phụ nữ đảm đang, tháo vát và tình nghĩa. Tiên chúa Liễu Hạnh đã được nhân dân tôn sùng là Thánh mẫu, thường hiển linh phù trợ người hiền, nhất là trẻ em và phụ nữ. Thánh Mẫu Liễu Hạnh còn là vị thánh đứng đầu trong tín ngưỡng Tứ phủ mà bản chất là tín ngưỡng thờ Mẫu có nguồn gốc lâu đời ở Việt Nam – một di sản văn hóa phi vật thể mới được UNESCO vinh danh. Gắn với Thánh Mẫu Liễu Hạnh, còn có rất nhiều câu chuyện thể hiện khao khát khẳng định vị thế của người phụ nữ, ước vọng thoát khỏi sự định kiến, ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Đó cũng là ý thức hệ nhân sinh của người Việt. Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh có ở rất nhiều nơi nhưng tại Phủ Dầy, quê hương của bà, hàng năm vào đầu tháng 3 âm lịch, nhân dân tổ chức lễ hội có quy mô lớn cùng nhiều nghi thức độc đáo gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tín ngưỡng dân gian suy tôn tứ bất tử chính là thể hiện kết tinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đây cũng chính là những di sản phi vật thể quý báu làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt.
Heritage 181Văn hóa địa phươngHương QuỳnhBá NgọcTín ngưỡng dân gianCùng chuyên mục
Ngọc của trí tuệ
Nơi mây núi chạm đến tâm hồn
Những mái nhà cổ kính ở Hội An
Hình tượng hoa sen trong di sản văn hóa Hà Nội
Từ di sản Việt bước ra thế giới
Tìm kiếm Các ấn phẩmĐÓN ĐỌC TẠP CHÍ HERITAGE FASHION SỐ 206 VÀ HERITAGE GUIDE PHÁT HÀNH TRÊN MỖI CHUYẾN BAY CỦA VIETNAM AIRLINES
Xem các số xuất bảnTạp chí Heritage – Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Địa chỉ: 200 Nguyễn Sơn, Quận Long Biên – Hà Nội
Giấy phép đăng ký xuất bản số 266/GP-BTTTT do bộ Thông tin và Truyền thông nước CHXHCN Việt Nam cấp ngày 26/06/2015. Không được tái bản bất kỳ phần nào của Tạp chí này nếu chưa được Vietnam Airlines chấp thuận bằng văn bản.
Vietnam Airlines độc quyền xuất bản Tạp chí này và giữ bản quyền 2024.
Chúng tôi có sử dụng cookies nhằm cải thiện trải nghiệm của bạn khi truy cập website heritagevietnamairlines.com. Vui lòng nhấn đồng ý để chấp thuận việc sử dụng cookies và không hiển thị lại thông báo này trong các lần truy cập tiếp theo. Để tìm hiểu thêm về cookies và cách quản lý cookies, vui lòng xem tại đây ĐỒNG Ý ClosePrivacy Overview
This website uses cookies to improve your experience while you navigate through the website. Out of these cookies, the cookies that are categorized as necessary are stored on your browser as they are essential for the working of basic functionalities of the website. We also use third-party cookies that help us analyze and understand how you use this website. These cookies will be stored in your browser only with your consent. You also have the option to opt-out of these cookies. But opting out of some of these cookies may have an effect on your browsing experience. Necessary Always EnabledNecessary cookies are absolutely essential for the website to function properly. This category only includes cookies that ensures basic functionalities and security features of the website. These cookies do not store any personal information.
Non-necessary Non-necessaryAny cookies that may not be particularly necessary for the website to function and is used specifically to collect user personal data via analytics, ads, other embedded contents are termed as non-necessary cookies. It is mandatory to procure user consent prior to running these cookies on your website.
error: Nội dung được bảo vệTừ khóa » Tứ Bất Tử Trong Văn Hóa Dân Gian Việt Nam
-
TỨ BẤT TỬ TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM - VYC Travel
-
“Tứ Bất Tử” - Những Truyền Thuyết Gắn Bó Với Thăng Long – Hà Nội
-
"Tứ Bất Tử" Trong Dân Gian Việt Nam Là Ai?
-
Tứ Bất Tử - Mega Story
-
"Tứ Bất Tử" Trong Tín Ngưỡng Dân Gian Việt Nam Là Ai?
-
Tứ Bất Tử Với Những Truyền Thuyết Gắn Bó Với Thăng Long - Hà Nội
-
"Tứ Bất Tử" Trong Dân Gian Việt Nam Là Ai? - YAN
-
Tứ Bất Tử - Báo Đà Nẵng
-
TỨ BẤT TỬ TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM | By Anh Tuan
-
Tứ Bất Tử Là Gì? Các Vị Thánh Trong Tín Ngưỡng Tứ Bất Tử
-
Các Vị Thánh Bất Tử Việt Nam - Báo Lao động
-
Tứ Bất Tử Trong Văn Hóa Dân Gian Việt Nam Là Ai? - Đồ Thờ Đức Hiệp