Tủ Chữa Cháy Vách Tường Với Nhiều Size Cho Mọi Công Trình

Tủ chữa cháy vách tường là trang bị cần thiết trong hệ thống PCCC cho mọi công trình lớn. Phương tiện này dùng để đựng các thiết bị như vòi chữa cháy, lăng phun, van gốc, bình chữa cháy và có thể là rìu PCCC. Tủ chữa cháy vách tường có thể được gắn trên tường, âm vào tường hoặc đặt ngoài trời và một số loại có chân. Quý khách muốn tìm hiểu mọi thông tin về tủ phòng cháy chữa cháy thì sẽ có thông tin ngay dưới đây

Contents

  • Các thông tin chung về tủ chữa cháy vách tường
    • 1. Cấu tạo cơ bản tủ chữa cháy vách tường
    • 2. Trong tủ chữa cháy vách tường có những gì ?
    • 3. Kích thước chung của tủ chữa cháy vách tường
  • Phân loại tủ chữa cháy vách tường
  • Ưu và điểm hạn chế của tủ chữa cháy vách tường
  • Cách sử dụng tủ chữa cháy vách tường
  • Quy trình lắp đặt tủ chữa cháy vách tường
  • Mua tủ chữa cháy vách tường ở đâu giá rẻ ?

Các thông tin chung về tủ chữa cháy vách tường

Khi tiến hành trang bị và lắp đặt hệ thống tủ chữa cháy vách tường. Chúng ta cần nắm rõ thông tin cơ bản, các thông số kỹ thuật chung để tiến hành lắp đặt. Tủ được thiết kế và lắp đặt theo phương án, thiết kế PCCC đã được thẩm duyệt trước đó. Việc này đê đảm bảo tủ thực hiện đúng chức năng theo đúng vị trí quy định. Nhằm đảm bảo thuận tiện trong việc chứa, lấy. Sử dụng trang thiết bị chữa cháy một cách nhanh nhất khi có hoả hoạn

1. Cấu tạo cơ bản tủ chữa cháy vách tường

Tủ chữa cháy vách tường hay còn gọi là tủ cứu hoả, tủ phòng cháy vách tường. Được thiết kế và làm nên từ khung làm bằng sắt, xung quanh được hàn chặt kín bằng tôn. Có 1 cửa mở có tay nắm để nắm kéo ra. Các vền xung qunh cánh tủ được lót cao su để chống nước mưa tạt vào. 

Phía mặt chính của tủ có cửa gắn kính có thể nhìn rõ bên trong. Thông thường tủ có 1 khóa lẫy, khi cần mở tủ, chỉ cần bấm nhẹ vào là có thể mở tủ ra được. Tủ thường được sơn màu đỏ để dễ quan sát theo tiêu chuẩn và quy định của PCCC. Một số tủ đặt ngoài trời thì có chân hoặc chính đường ống cấp nước sẽ là trụ để nâng tủ lên cao khoảng 1m cách mặt đất.

2. Trong tủ chữa cháy vách tường có những gì ?

Tùy theo từng nơi trực cháy mà lắp tủ khác nhau nên sẽ được trang bị các thiết bị chữa cháy phù hợp với khu vực đó. Thông thường trong tủ luôn đặt bình chứa cháy, cuộn vòi cứu hoả, 1 lăng phun đồng bộ cho cuộn vòi. Một số tủ luôn có trụ (họng) tiếp nước cùng van xả nước. Một số tủ khác lại có thể có thể để thêm rìu phá cửa, đèn pin…

tủ chữa cháy vách tường

3. Kích thước chung của tủ chữa cháy vách tường

Tùy theo từng công trình khác nhau mà đơn vị thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy. Áp dụng quy định phòng cháy mà sử dụng loại tủ với số lượng và kích thước sao cho phù hợp. Tủ đựng các thiết bị phù hợp sử dụng cho công tác chữa cháy của khu vực nó đảm nhiệm. Tủ khi được thiết kế cung đảm bảo cần tiết kiệm không gian và diện tích xung quanh nhưng phải dễ quan sát từ xa

Một số kích thước tủ chữa cháy vách tường thông dụng 2023

     Model                         Kích thước             Chứa dụng cụ                                     Kiểu dáng Tủ trong nhà                 400x600x220         Cuộn vòi B, Lăng B,                          Van B tủ hình hộp Tủ trong nhà                 450x650x220         Cuộn vòi A, Lăng A, Van A                Tủ hình hộp Tủ ngoài trời                 500x700x220        2 x Cuộn vòi A (mỏng), 2 x Lăng A    Tủ mái xéo, có chân

tủ cứu hoả vách tường

Phân loại tủ chữa cháy vách tường

Tủ phòng cháy chữa cháy thường có 2 thiết kế cơ bản công trình phòng cháy chữa cháy là tủ âm tường và tủ nổi. Loại tủ cứu hỏa âm tường sẽ tiết kiệm diện tích, không gian. Lắp đặt tại các khu vực như tầng hầm, hành lang hẹp, khu vực văn phòng nhỏ. Điểm hạn chế của nó là khó quan sát hơn vì bị ẩn vào tường. Loại tủ nổi trên hành lang thì chiếm không gian vì được gắn vào tường. Nhưng lại dễ quan sát, lắp đặt dễ dàng và có thể thay đổi tuỳ ý cho phù hợp với điều kiện thực tế

Một loại tủ thông dụng nhất được dùng nhiều cho các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất là tủ ngoài trời. Thường thì các tủ này có 4 chân, đặt cách mặt đất 50cm đến 100cm. Tiện dùng cho người lấy ra sử dụng nhanh và quan sát được từ xa. Thường một số tủ này có họng nước bên trong để lắp được vòi chữa cháy ngay khi mở tủ. Một số tủ cao cấp được thiết kế có mái che gắn liền trên nóc tủ. Để bảo quản tránh nhiệt độ trời nắng hoặc mưa gió chiếu, tạt vào tủ

tủ phòng cháy chữa cháy

Ưu và điểm hạn chế của tủ chữa cháy vách tường

Tủ chữa cháy vách tường mang tới nhiều tiện ích vì nó đựng và bảo quản tốt cho nhiều thiết bị chữa cháy nhỏ, gọn, nhẹ. Khi có sự cố cháy nổ phát sinh trong khu vực, mọi người đều có thể tiếp cận và chữa cháy kịp thời. Tất cả mọi thiết bị cần thiết được gom gọn 1 chỗ, cần dụng cụ nào là có ngay và sử dụng liền. Điểm yếu của phương tiện là khi lắp đặt ngoài trời dễ bị oxy hoá. Một số trường hợp sử dụng tủ kém chất lượng thì một thời sau, sẽ bị bong sơn, thấm nước, hoen ố, gỉ sét. Làm ảnh hưởng tới các vật dụng bên trong, việc rỉ sét dẫn tới mất tác dụng, mục, rách khi sử dụng khẩn cấp

Nhận biết vị trí, sử dụng thành thạo các thiết bị bên trong  tủ chữa cháy vách tường để chữa cháy nhanh hơn

Cách sử dụng tủ chữa cháy vách tường

– Khi có sự cố như cháy trong khu vực, người chữa cháy tiếp cận ngay với tủ. Nhấn nút và mở tủ PCCC ra và lấy thiết bị phù hợp để chữa cháy với đám cháy đang hoạt động. Nếu dùng vòi chữa cháy thì lăn vòi chữa cháy tới tới khi vực có cháy. Một đầu lắp vào họng chữa cháy, một đầu gắn vào lăng phun và di chuyển tới nơi có cháy. Một người hỗ trợ sẽ xả nước bằng cách vặn van tại họng nước. 

– Trong tủ thường có một số loại bình chữa cháy như khí CO2, bình bột. Chú ý sử dụng loại bình mà phù hợp vơi đám cháy đang diễn ra. Xách hoặc vác trên vai đua bình tới và thực hiện chữa cháy theo đúng hương dẫn sử dụng bình chữa cháy đã thực hành chữa cháy trước đó

tủ PCCC vách tường

Quy trình lắp đặt tủ chữa cháy vách tường

Khi thi công hệ thống PCCC thì hệ thống tủ chữa cháy sẽ được thi công sau cùng. Vì phải đưa ống cấp nước vào trong sau ấy cố định tủ lên tường. Việc lắp đặt tủ chữa cháy phụ thuộc vào sự linh động trong từng trường hợp. Khi đặt tủ thẳng đứng, phía dưới và hai bên hông tủ sở hữu 3 vết chìm hình vòng tròn đã được cắt hờ trước. Tùy theo vị trí tủ và hướng đi của ống cấp nước bạn sẽ tạo một lỗ tròn tương ứng.

Luồn ống cấp nước vào bên trong khoảng vị trí miệng ống nằm góc 1/3. Bắt vít gắn chặt tủ cố định vào tường. Lắp đặt van góc vào miệng ống cấp nước. Đặt các thiết bị dùng cho chữa cháy vào trong tủ và đóng cửa lại.

tủPCCC cần tuân theo thiết kế đã được phê duyệt về PCCC

Mua tủ chữa cháy vách tường ở đâu giá rẻ ?

Tủ chữa cháythiết bị PCCC đơn giản được nhiều đơn vị trong nước sản xuất hàng loạt. Ngoài ra còn có các tủ nhập từ Trung Quốc về Việt Nam khá rẻ. Tuy vậy đây là thiết bị cần phải được kiểm định. Và lắp đặt theo đúng thiết kế phòng cháy chữa cháy được duyệt trước đó. Tủ phải đảm bảo độ bền vững trước thời tiết và cách lắp đặt an toàn đi kèm. 

PCCC Hoàng Nhật Hưng là nhà thi công PCCC, sản xuất chuyên nghiệp các loại tủ PCCC hiện nay với giá tốt nhất. Các loại tủ có nhiều kích thước khác nhau nhằm đáp ứng được mọi như cầu cho các công trình lớn nhỏ. Chúng tôi bảo hành tủ chữa cháy vách tường dài hạn. Cùng chế độ chiết khấu tốt cho các nhà kinh doanh thương mại và các công trình lớn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận báo giá và tư vấn chuyên nghiệp về lắp đặt tủ chữa chữa vách tường. PCCC Hoàng Nhật Hưng mang đến an toàn cho mọi công trình. Khi quý khách cần báo giá thiết bị PCCC hãy liên hệ ngay với hotline của Cty PCCC Hoàng Nhật Hưng : 0903343680 để chúng tôi cung cấp bảng giá mới nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho quý khách

5/5 - (24 bình chọn)

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Tủ Chữa Cháy Vách Tường