Tự Chữa Loét Tai Cho Trẻ: Càng Chữa Càng Loét - Webtretho
Có thể bạn quan tâm
Tưởng chỉ là vấn đề loét tai đơn giản, ai dè càng chữa càng loét, còn lan rộng. Nước muối không là tất cả Chúng tôi tiếp nhận cháu bé Đỗ Phương Lâm, cháu trai, 3 tháng tuổi, con thứ 2 của chị Nguyễn Việt H., 27 tuổi (Hà Đông, Hà Nội). Cháu bé Phương Lâm bị loét tai, loét tương đối nặng. Chúng tôi quan sát thấy vành tai của cháu bé bị loét tương đối sâu cả 2 bên, phần tiếp xúc giữa vành tai và đầu. Vết loét khá dài, từ đỉnh nếp gấp đến giữa nếp gấp. Tai của cháu vốn nhỏ nên chúng tôi có cảm giác vết loét gần như ăn vào phần sụn vành tai. Nước vàng chảy dầm dề và đóng vảy loang lổ khắp phần sau cánh tay. Quan sát mặt trong của tai, chúng tôi nhận thấy cả 2 bên đều có dịch rỉ vàng, đóng vảy và loét loang lổ ở mặt trong đỉnh vành tai. Đây là một trường hợp nhiễm trùng khá nghiêm trọng, tuy chưa làm ảnh hưởng tới sự liền của vành tai hay sự đứt rời của vành tai nhưng cũng đủ làm cho cháu bé đau và quấy khóc. Theo chị Việt H. mô tả thì cháu bị từ cách đây hơn 1 tháng, tức là lúc cháu mới được 2 tháng tuổi. Khi đó, chị nhận thấy ở vùng vành tai của cháu có một vài vảy vàng đóng cặn. Lật bên trong vành tai của cháu chị cũng thấy có một ít vảy vàng. Chị nghĩ là bé có một viêm nhiễm nào đó vùng tai nên chị tự lấy nước muối sinh lý lau rửa. Lọ nước muối vẫn được bán ngoài hiệu thuốc. Khi đến nhà thuốc mua, dược sỹ bán thuốc hoặc người bán thuốc đã không khám bệnh trực tiếp cho cháu bé mà khuyên bảo cứ rửa nước muối và kỳ cọ sạch là hết viêm nhiễm. Chị nghe thấy cũng có lý vì nước muối vốn có đặc tính sát trùng. Chị rất chăm chỉ làm, ngày làm 2 lần đúng theo người bán thuốc hướng dẫn. Nhưng lạ thay, càng làm chị càng thấy vết loét lan rộng. Ban đầu chỉ có 1 vài vảy vàng nhỏ nhưng sau đó thì có nhiều vảy vàng hơn và đóng cặn thành đám. Bé bị viêm nhiễm như vậy đến gần 1 tháng và đến với chúng tôi trong tình trạng quấy khóc liên tục. Ban đầu chị chủ quan cho là tai thì có gì phải lo, nhất là lại ở ngoài vành tai, chắc là bệnh viêm nhiễm “vớ vẩn”. Nhưng đến nước này chị đã lo thực sự. Bởi xíu nữa thì tai sẽ không còn dính với đầu. Cẩn thận với tai Tai đúng là một cơ quan bên ngoài cơ thể. Tai ít có mối quan hệ bệnh lý trực tiếp với bên trong. Nhưng không phải vì thế mà tất cả các bệnh lý viêm nhiễm ở tai đều có thể coi thường. Bởi nếu không cần thận, tai sẽ rời khỏi vành. Tại sao vậy? Thứ nhất, tai là bộ phận ít có mạch máu tới nên khả năng nuôi dưỡng khá kém. Nếu một viêm nhiễm lan rộng, vành tai có nguy cơ bị thiếu máu nuôi dưỡng dẫn tới hoại tử nhanh chóng. Thứ hai, vành tai có cấu trúc sụn là chính. Hết da là tới sụn, không có mô đệm đỡ, rất dễ rời ra nếu một vết loét để ăn sâu xuống dưới. Thứ ba, tai không có lớp mỡ lót nên rất đau khi bị viêm. Chỉ cần một viêm loét không nặng tại tai đã gây ra đau đớn, cháu nhỏ sẽ mất ăn, bỏ ngủ, quấy khóc I ỉ suốt ngày. Bản thân mẹ khổ sở và bản thân cháu cũng cảm thấy rất khó chịu. Cho nên, với viêm nhiễm vùng vành tai, bạn cần hết sức chú ý và thận trọng. Thận trọng như nào? Trước hết, bạn cần cho bé đi bác sỹ khám ngay khi cảm thấy vết loét không có dấu hiệu tiến triển. Thông thường, sau 3 ngày điều trị đầu tiên, vết loét nhiễm trùng đã phải có dấu hiệu ngừng lan rộng. Không nên cố điều trị đến gần 1 tháng như ở trên. Sau đó, bạn cần chú ý không nên tự bôi thuốc mà không có thăm khám. Người bán thuốc không tiếp xúc với bé, sẽ không biết bé bị làm sao, chỉ bán thuốc và mô tả bệnh theo lời kể của mẹ sẽ rất không chính xác, chưa nói tới việc thăm khám trực tiếp cũng có khi chưa đủ chuẩn vì kỹ năng khám bệnh thiếu lâm sàng. Tiếp nữa, bạn cần chú ý, với mọi vết viêm loét, bạn không nên cố kỳ cọ cho bằng sạch. Vì làm như vậy sẽ làm tổn thương thêm phần lành, làm sâu thêm phần bệnh. Nếu bạn có vệ sinh, bạn chỉ lau nhẹ bên ngoài nhằm loại bỏ lớp mủ và vi khuẩn nếu có. Một điểm chúng tôi muốn lưu ý, không phải loại viêm nhiễm nào cũng dùng nước muối vệ sinh. Có một số vết viêm nhiễm dùng nước muối vệ sinh chỉ làm viêm nhiễm lan rộng như chốc loét, chốc lây, hăm kẽ trên da, các phỏng nước của thủy đậu, zona càng kỳ cọ, càng vỡ thì càng lan rộng. Cách làm đơn giản nhất đó là trong khi chưa đi được bác sỹ ngay, bạn cần dùng dung dịch berberin để rửa hàng ngày, dung dịch betadin pha loãng để rửa hàng ngày. Betadin rất sẵn ngoài hiệu thuốc, nồng độ 10%, bạn chỉ cần hòa loãng còn 5%, hòa loãng 1 nửa (1 phần betadin-1 phần nước muối sinh lý). Sau đó lau rửa hàng ngày. Sau khi lau xong, dể dung dịch tự khô mà không chùi đi. Sau vài ngày, các vết nhẹ sẽ bình ổn. Việc uống kháng sinh lúc này là không cần thiết. Bạn nhất định phải đưa bé đi bác sỹ ngay khi gặp phải 3 tình huống sau đây: vết loét rộng (trên 1cm đường kính), vết loét sâu (cảm giác như có khía đứt), vết loét chảy máu, vết loét đã điều trị chăm sóc thông thường 3 ngày mà không có dấu hiệu đỡ. BS. Yên Lâm Phúc Bí quyết trị hăm tã bằng dầu dừa giúp da trẻ trơn láng ngay sau một đêm Cách hay tống sạch đờm nhớt giúp trẻ sơ sinh hết thở khò khè tức thì Trẻ nôn trớ như thế nào thì bất bình thường?
Từ khóa » Thuồng Luồng ăn Tai
-
Cây Thuốc Chữa Bệnh “thồm Lồm ăn Tai” - YouMed
-
THUỒNG LUỒNG ĂN TAI. Ngày Xưa Ai Mà... - Kem Đa Năng Bà Vân
-
Tới Hang ổ Thuồng Luồng ở Bắc Kạn - YouTube
-
Cây Thồm Lồm
-
Chàm Tai - Tuổi Trẻ Online
-
“Thuồng Luồng đổ đó”: Những Kẻ Vơ Vét Sạch Mọi Thứ!
-
Điều Trị Và Phòng Bệnh Chàm Vành Tai
-
Thuồng Luồng "quái Vật" đáng Sợ Nhất Dân Gian Việt Nam Thực Chất ...
-
Thuồng Luồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Con Thuồng Luồng Là Con Gì, Có Thật Không? - VTC News
-
Khiếp Hồn Khiếp Vía Loạt Quái Vật Xuất Hiện Gây Xôn Xao đất Việt
-
Thuồng Luồng Thực Chất Là Con Gì? - Dân Việt