Từ Clip Chú Rể Bế Cô Dâu Qua Cửa Vào Nhà: Cô Dâu Có Bầu ... - Gia đình

Hành động "lách luật" của chú rể được ngợi khen

Vừa xuống xe hoa chú rể đã nắm chặt tay cô dâu chạy băng qua mẹ chồng và bế vợ chạy thẳng vào nhà qua cửa chính – đó là hình ảnh gây xôn xao trong một clip tung lên mạng xã hội mới đây và được chia sẻ rần rần, khen chú rể khéo "lách luật" đã bế cô dâu có bầu trước khi cưới vào nhà. Nhiều người khen ngợi cho rằng chú rể vừa văn minh vừa tâm lý với vợ bởi đã không để cô dâu phải chịu thiệt thòi vì hủ tục.

Từ clip chú rể bế cô dâu qua cửa vào nhà: Cô dâu có bầu trước khi cưới có mang lại xui xẻo cho nhà chồng? - Ảnh 1.

Chú rể bế cô dâu vào nhà qua cửa chính. Ảnh minh họa.

Xưa có quan niệm cô dâu có bầu trước khi cưới là không còn trong trắng nên khi về nhà chồng phải đi vòng ra cửa sau để tránh mang xui xẻo về nhà chồng. Thực tế một số nơi vẫn còn phong tục này nên đã có những cô dâu ngậm ngùi đi cửa sau, trèo tường, bước qua hàng rào, hoặc phải bước qua lửa, qua chậu bồ kết cháy, bước qua đòn gánh... với hàm ý xua đi điều xui xẻo.

Từ clip chú rể bế cô dâu qua cửa vào nhà: Cô dâu có bầu trước khi cưới có mang lại xui xẻo cho nhà chồng? - Ảnh 2.

Một cô dâu phải trèo tường vào nhà chồng. Ảnh minh họa.

Ngày nay có những mẹ chồng lại bắt cô dâu có bầu trước khi cưới. Đó là trường hợp mà BS Trần Vũ Quang (BV Phụ sản Trung ương) từng xót xa, bởi sau 6 năm chung sống với người yêu, có việc làm ổn định, nhưng mẹ chồng nhất định yêu cầu chị H. N phải có bầu mới cưới. Nhưng "thả" lâu mà không có bầu, đi khám thì bác sĩ báo chị bị buồng trứng đa nang, khả năng có con rất khó. Chị chạy chữa khắp nơi vẫn không có thai nên mẹ chồng khuyên hai bên chia tay để bà tìm dâu khác "biết đẻ", và chồng "hụt" cũng chấp nhận.

Chia tay xong cô trễ kinh hơn nửa tháng, người khang khác mới mua que thử thai về thì thấy hai vạch. Cô thông báo cho người yêu để cùng đi khám mới biết thai gần 2 tháng tuổi. Mẹ chồng tới thăm rồi tất tả đi xem ngày cưới. Oái oăm thay thầy phán sang năm mới được tuổi, được ngày đẹp – là thời điểm chị đã... sinh con xong. Giờ ôm bụng ngày càng to chờ cưới khiến chị xấu hổ, suy nghĩ quá nhiều nên chị bị dọa sinh non ở tuần thứ 25, phải nhập viện điều trị.

Từ clip chú rể bế cô dâu qua cửa vào nhà: Cô dâu có bầu trước khi cưới có mang lại xui xẻo cho nhà chồng? - Ảnh 3.

Cư dân mạng khen ngợi hành động của chú rể. Ảnh minh họa.

Cô dâu có bầu trước khi cưới có làm xui xẻo nhà chồng không?

Việc chú rể bế cô dâu có bầu trước cưới chạy vào cửa chính rất được khen ngợi, cho đó là người chồng quyết đoán, yêu thương vợ con, cho đó là hành động đó không "phạm luật", hay bất hiếu, mà cần loại bỏ hủ tục không còn phù hợp với xã hội văn minh và tôn trọng phụ nữ. Còn cho rằng hủ tục này bỏ đi để mẹ chồng, nàng dâu hoà thuận, hiểu cho nhau.

Theo ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA): quan niệm cô dâu có bầu trước khi cưới xưa hiếm hoi mới bị dị nghị đủ điều, vì vậy khi về nhà chồng phải đi cửa sau. Quan niệm dân gian nhằm răn dạy là con gái cần giữ gìn trước khi cưới, không "ăn cơm trước kẻng". Việc này một phần là hủ tục, phần khác do nhiều cha mẹ vẫn giữ tư tưởng cũ.

Ngày nay lối sống đã thoáng hơn, nhiều gia đình còn bắt có bầu mới tổ chức lễ cưới để đề phòng chuyện vô sinh. Nhưng hậu họa có bầu trước khi cưới đã có những cô gái phải gánh chịu, như sẽ không có đám cưới trọn vẹn, hoặc đám cưới vẫn diễn ra nhưng không đàng hoàng, không có hai họ quần là áo lượt đi đón dâu, ăn cỗ. Có nơi nhà trai không sang rước dâu mà "gửi" chú rể ở nhà gái, đợi tới giờ đẹp thì đưa dâu về. Cô dâu cũng không được mặc váy cưới mà chỉ mặc đồ bình thường, và chỉ có một lễ đại khái lấy lệ gọi là lễ "nhập phòng"...

Từ clip chú rể bế cô dâu qua cửa vào nhà: Cô dâu có bầu trước khi cưới có mang lại xui xẻo cho nhà chồng? - Ảnh 4.

Lễ cưới rất quan trọng với cô dâu, chú rể. Ảnh minh họa.

Đám cưới chạy bầu cũng chẳng phải là việc hay nên hầu hết không tổ chức rầm rộ. Ở miền Nam có lễ lên đèn là nghi thức truyền thống trong lễ cưới, nhưng cô dâu có bầu trước sẽ bị "cắt" nghi lễ này. Đau xót hơn là có những cô gái bầu trước khi cưới đã bị người yêu ruồng bỏ, phải làm mẹ đơn thân với trăm ngàn vất vả phải gánh chịu vì chưa có ràng buộc pháp lý nào. Cô dâu nào may mắn được tổ chức lễ cưới thì phải ngậm ngùi vì đã "mất giá", các nghi lễ giản lược, bỏ qua như lễ dạm ngõ, lễ hỏi, thậm chí có người phải bỏ cả lễ cưới vì thời gian hoàn thành các nghi lễ càng kéo dài thì bụng cô dâu càng to.

Theo nhiều nhà tâm linh, hủ tục cô dâu có bầu trước khi cưới không đi vào nhà chồng bằng cửa chính khi rước dâu… vốn bắt nguồn từ dân gian xưa, nhưng chỉ có ở một số địa phương - với mục đích răn dạy con gái phải giữ gìn trinh tiết, chứ không có ý nghĩa tâm linh, hay sẽ mang lại điều không may, xui xẻo, vận đen... khiến nhà chồng làm ăn lụi bại, gặp xui, hay điềm gở... Hủ tục rẻ rúng cô dâu có bầu trước khi cưới cần xóa bỏ, bởi những kiêng kỵ không hợp lý với thời đại, mê tín dị đoan người dân không nên mù quáng thực hiện.

Từ clip chú rể bế cô dâu qua cửa vào nhà: Cô dâu có bầu trước khi cưới có mang lại xui xẻo cho nhà chồng? - Ảnh 5.

Quan trọng là cuộc sống hạnh phúc sau đám cưới. Ảnh minh họa.

Ông Vũ Thế Khanh cho rằng, cô dâu có bầu trước khi cưới nếu cha mẹ nào dễ dàng, thương dâu rể thì cuộc sống sau này con cái cũng gần gũi thương yêu, chăm sóc chu đáo… Còn việc làm khó cô dâu không chỉ ảnh hưởng hòa khí, mà còn làm mất lòng sui gia. Để tránh những rắc rối về kiêng kị lỡ cô dâu có bầu trước khi cưới, hai họ có thể tổ chức đám cưới ở nhà hàng, rồi đôi trẻ tự đưa nhau về nhà (không cần phải đón dâu, đưa rể).

Ngày nay nhiều nơi không còn hủ tục này nữa, nhiều bố mẹ còn muốn nàng dâu có bầu mới cưới để đề phòng chuyện vô sinh. Nhưng vẫn còn những cô dâu than thở, tủi phận vì lỡ mang bầu mà không được đón dâu đàng hoàng, không được mặc áo cưới và nhà trai không sang rước dâu mà 'gửi' chú rể ở nhà gái chờ giờ tốt thì đưa cô dâu về nhà chồng bằng cửa sau.

Từ clip chú rể bế cô dâu qua cửa vào nhà: Cô dâu có bầu trước khi cưới có mang lại xui xẻo cho nhà chồng? - Ảnh 6.

Nếu "trót lỡ" rồi thì cả hai cùng "chịu trách nhiệm" hơn là sợ dị nghị mà phá bỏ thai. Ảnh minh họa.

Nếu "trót lỡ" rồi thì cả hai cùng "chịu trách nhiệm" hơn là sợ dị nghị mà phá bỏ thai. Chàng trai hãy về bàn bạc với bố mẹ để sớm tổ chức cưới sao cho thuận lòng đôi bên, thuyết phục cha mẹ bớt những quan niệm xưa cũ đi để gia đình trẻ sống vui vẻ, thuận hòa.

Cô dâu có bầu trước khi cưới cũng đừng quá lo sợ mà khóc lóc, than trách bản thân, cũng đừng cố đòi hỏi thủ tục hay lễ vật… Lễ cưới cũng chỉ là một hình thức, còn một mái ấm gia đình sau khi cưới mới là thực tại quan trọng.

Về luật pháp không có điều khoản nào cấm thanh niên quan hệ với nhau trước khi kết hôn. Nhưng về mặt đạo đức xã hội thì các bậc cha mẹ vẫn khuyên các cặp đôi yêu nhau không nên "ăn cơm trước kẻng" vì đôi khi mang lại nhiều bất hạnh cho các cô gái.

Ngọc Hà

8 chiêu giữ chồng luôn quấn quít, không rời xa mình 8 chiêu giữ chồng luôn quấn quít, không rời xa mình Đáng sợ nhất trong hôn nhân không phải là “tiểu tam“ mà là điều rất nhiều gia đình mắc phải Đáng sợ nhất trong hôn nhân không phải là “tiểu tam“ mà là điều rất nhiều gia đình mắc phải Bác sỹ chia sẻ những bài thuốc đơn giản giúp chữa trị nhiều bệnh thông thường hiệu quả Bác sỹ chia sẻ những bài thuốc đơn giản giúp chữa trị nhiều bệnh thông thường hiệu quả

Từ khóa » Chú Rể Bế Cô Dâu đi Cửa Trước