Tử Cung: Cấu Tạo, Vị Trí Trong Cơ Thể Và Các Vấn đề Liên Quan | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Tìm hiểu cấu tạo của tử cung
Tên gọi khác của tử cung là dạ con. Bình thường, tử cung có chiều rộng khoảng 4 - 5m, chiều dài khoảng 7 - 10 cm, hình dạng giống như cái phễu và được cấu tạo nhiều lớp.
Tử cung là cơ quan quan trọng trong cơ thể nữ giới
1.1. Đáy tử cung
Hình dạng của đáy tử cung là cong và khá rộng, là nơi vòi trứng thông với tử cung.
1.2. Thân tử cung
Phần chính của tử cung là thân tử cung, được cấu tạo bởi 3 lớp cơ. Mỗi lớp cơ có vai trò khác nhau, trong đó cơ đan chéo giúp tử cung co bóp khi sinh con và cầm máu sau khi nhau thai bong ra.
Nội mạc tử cung là lớp nhầy trong lòng tử cung, chứa nhiều dinh dưỡng là nơi để trứng sau khi thụ tinh bám vào và phát triển thành thai. Lớp nội mạc bong và đẩy ra ngoài qua âm đạo theo chu kỳ nếu người phụ nữ không mang thai.
Cấu tạo tử cung gồm nhiều lớp cơ
1.3. Eo cổ tử cung
Đây là phần nằm giữa tử cung, cổ tử cung và khá hẹp.
1.4. Cổ tử cung
Cổ tử cung được chia làm 3 phần là lỗ trong, lòng ống và lỗ ngoài. Bộ phận này kết nối tử cung với âm đạo, có lớp nhầy mịn để giúp tinh trùng dễ dàng di chuyển vào lòng tử cung.
2. Tử cung nằm ở đâu trong cơ thể?
Chắc hẳn các chị em phụ nữ đều ít nhiều biết rằng tử cung có vai trò đặc biệt quan trọng với chức năng sinh sản của nữ giới như: là nơi làm tổ của hợp tử và bao bọc bảo vệ thai phát triển trong bụng mẹ, duy trì chức năng sinh sản,...
Tuy nhiên vị trí tử cung nằm ở đâu thì không nhiều chị em xác định được chính xác. Tử cung nằm ở vị trí giữa xương chậu, phía sau bàng quang và phía trước trực tràng. Tử cung nối tiếp với âm đạo thông qua cổ tử cung và dẫn ra ngoài.
Kích thước tử cung tăng lên khi mang thai
Đến khi mang thai, kích thước của tử cung tăng lên theo kích thước của túi thai, ngoài ra vị trí cũng sẽ thay đổi trong thời gian thai kỳ.
3. Tử cung và các bệnh lý thường gặp
Các bệnh lý có thể gặp với tử cung làm suy giảm chức năng sinh sản, ảnh hưởng tới sức khỏe và đôi khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là các vấn đề thường gặp với tử cung:
3.1. Sa tử cung
Sa tử cung là tình trạng tử cung sa xuống gần bàng quang. Thực tế khi người phụ nữ già đi, chức năng các cơ và dây chằng yếu đi nên hầu hết đều bị sa tử cung từ nhẹ đến trung bình.
Sa tử cung gây ảnh hưởng đến việc tiểu tiện do tử cung làm tăng sức ép lên bàng quang, gây ra tình trạng bí tiểu, rò rỉ nước tiểu, đau trong và sau khi quan hệ tình dục. Ngoài gặp ở phụ nữ cao tuổi, sa tử cung có thể gặp ở các đối tượng sau:
-
Phụ nữ sau sinh, nhất là những người sinh thường, thời gian chuyển dạ kéo dài hoặc thai to.
-
Phụ nữ sau sinh phải vận động nhiều, không kiêng cữ nghỉ ngơi khiến đáy bụng phải co bóp nhiều dẫn đến sa tử cung.
Sa tử cung tuy không nguy hiểm cho sức khỏe song ảnh hưởng đến chất lượng sống của người mắc. Phẫu thuật và điều trị nội khoa là hai phương pháp điều trị chính với căn bệnh này, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ sa và ảnh hưởng để chỉ định điều trị thích hợp.
Sa tử cung là tình trạng thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi
3.2. Lạc nội mạc tử cung
Đây là tình trạng các mô phát triển bình thường trong tử cung xuất hiện bên ngoài tử cung, có thể là trong buồng trứng, ống dẫn trứng, ruột hoặc các mặt của tử cung. Lạc nội mạc tử cung thường gây đau bụng khi kỳ kinh hoặc có thể đau vùng chậu khi quan hệ. Lạc nội mạc tử cung cũng là nguyên nhân gây chậm có thai.
Ở một số phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung vẫn có thể mang thai và sinh con. Điều trị lạc nội mạc tử cung sẽ bao gồm điều trị triệu chứng, điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.
3.3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lành tính, song bệnh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nguyên nhân gây bệnh thường do tổn thương khi quan hệ, mang thai, nạo hút thai nhiều lần,... hoặc do bẩm sinh.
Triệu chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng xuất hiện nhiều khí hư, đau rát vùng âm hộ trong và sau khi quan hệ tình dục,...
Polyp cổ tử cung là bệnh khá phổ biến
3.4. Bệnh polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung là những khối u mềm lành tính xuất hiện ở ống cổ tử cung, kích thước từ vài mm đến vài cm. Đây là các dạng u lành tính, song vẫn có tỉ lệ nhỏ chuyển biến thành u ác tính nguy hiểm đến sức khỏe.
Polyp cổ tử cung có thể làm giảm khả năng thụ thai và gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như: polyp phát triển gây bít tắc cổ tử cung, rong huyết, ra máu sau giao hợp, ra nhiều khí hư, giảm cảm giác khi quan hệ tình dục,... Tùy từng trường hợp bệnh mà có thể phải can thiệp cắt bỏ polyp.
Nếu có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh tử cung như trên, hãy sớm đến thăm khám tại chuyên khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chẩn đoán chính xác, đưa ra phác đồ điều trị kịp thời hoặc liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Từ khóa » Tử Cung Có Nhiều Nang
-
Buồng Trứng Có Nhiều Nang Nhỏ Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Sự Hình Thành Nang Naboth Cổ Tử Cung - Nang Này Có Nguy Hiểm?
-
Nang Naboth Cổ Tử Cung: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách ...
-
Nang Naboth Cổ Tử Cung – Bệnh Phụ Khoa Phổ Biến ở Phụ Nữ
-
Nang Naboth Cổ Tử Cung: Khi Nào Cần điều Trị?
-
Siêu âm Buồng Trứng Có Nhiều Nang Nhỏ, Bệnh Gì?
-
Buồng Trứng Có Nhiều Nang Nhỏ Có Mang Thai được Không?
-
Nên điều Trị Nang Naboth Cổ Tử Cung 11mm Như Thế Nào ?
-
Nang Naboth Có ảnh Hưởng Gì Không ? 5 Tác Hại Nghiêm Trọng Mà ít ...
-
Có Thai Ngoài Tử Cung - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Siêu âm đầu Dò Qua Ngả âm đạo được Sử Dụng Nhằm Mục đích Gì?
-
Chảy Máu Tử Cung Bất Thường Do Rối Loạn Chức Năng Phóng Noãn ...
-
U NANG BUỒNG TRỨNG VÀ NHÂN XƠ TỬ CUNG - Bệnh Viện AIH
-
Sa Tử Cung Sau Sinh: Biểu Hiện Và Cách điều Trị - Bệnh Viện Hồng Ngọc