Tứ đại Mỹ Nam Trung Quốc Là Ai?

Bên cạnh tứ đại mỹ nhân nổi tiếng là Điêu Thuyền, Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Dương Quý phi. Lịch sử Trung Hoa thời phong kiến còn ghi lại về tứ đại mỹ nam. Đây là những nam nhân văn võ song toàn, dung mạo tuấn tú, khiến nhiều nữ nhân mê đắm. Đó là ai? Đó là Phan An, Tống Ngọc, Lan Lăng Vương, Vệ Vương Giới. Hôm nay hãy cùng Tự học tiếng Trung tìm hiểu về tứ đại mỹ nam Trung Quốc nhé!

  • Thời Tam Quốc – Giai đoạn lịch sử Trung Quốc thú vị nhất
  • Vương gia đại viện – Biệt phủ nhà họ Vương Trung Quốc
  • Ý nghĩa tên gọi của “thời kỳ Xuân Thu” trong lịch sử Trung Quốc
  • Những cố đô của Trung Quốc trong lịch sử phong kiến
  • Tết nguyên tiêu của người Trung Quốc: Nguồn gốc, ý nghĩa

Tứ đại mỹ nam Trung Quốc là ai?

1. Phan An 潘安 – Đệ nhất mỹ nam

tu-dai-my-nam-trung-quoc-la-ai-1

Phan An tự An Nhân, là một nhà văn thời Tây Tấn. Ông được coi như đệ nhất mỹ nam trong tứ đại mỹ nam Trung Quốc. Đủ để biết rằng người xưa đã ca tụng về nhan sắc của “Hoa vương cổ đại” ra sao.

Tương truyền rằng, mỗi lần ra đường, mọi cô gái đều phải vây quanh Phan An bởi vẻ ngoài của mình. Để làm quen và gây được sự chú ý, các cô gái đã không ngừng ném trái cây vào xe ngựa của Phan An. Nhiều người nói, đây chính là nguồn gốc của câu nói “ném quả đầy xe”.

Người đời có câu “Hồng nhan bạc phận”, số phận của Phan An không hề như tên gọi. Thời bấy giờ, trong triều đình thế lực của gia tộc Giả thị của hoàng hậu Giả Nam Phong vô cùng lớn mạnh. Vì muốn lật đổ Thái tử và mẹ ruột của Thái tử, Giả Nam Phong đã mượn tay Phan An lừa lúc Thái tử đang say, viết nên một bản tế tạo phản.

Sau đó Thái tử và mẹ ruột đều bị xử tử. Khi đó Giả hoàng hậu lên nắm quyền nhưng nhanh chóng bị lật đổ. Sau đó, Triệu Vương Tư Mã Luân dẹp loạn lên nắm quyền. Ông cho truy bắt Phan An và đem tru di tam tộc. Phan An đã phải nhận một cái kết bi thảm mà còn khiến cả gia tộc bị liên quan.

2. Tống Vũ – 宋玉

tu-dai-my-nam-trung-quoc-la-ai-2

Tống Vũ (khoảng 322 TCN – khoảng 298 TCN), còn được gọi là Tử Viên. Theo truyền thuyết, ông là học trò của Khuất Nguyên , người Hán, sinh ra ở kinh đô nhà Tống (nay là Thương Khâu, Hà Nam ) vào thời Chiến Quốc . Hai cha con xảy ra mâu thuẫn và ông bỏ đi nước Chu.

Tống Vũ trong các tác phẩm văn học Trung Quốc được miêu tả là một người có tướng mạo xuất chúng, văn thơ đầy mình và thêm cả tài ăn nói khéo léo đến mức gọi là “xảo ngôn”.

Tống Vũ không chỉ có bề ngoài mà còn có tài năng văn chương xuất sắc. Có địa vị bậc thầy trong giới văn học. Ông là người đầu tiên viết về mùa thu buồn và là người đầu tiên viết về phụ nữ.

Tương truyền rằng, Đăng Đồ Tể tố Tống Vũ háo sắc trước mặt Sở Vương. Để chứng minh mình không háo sắc, Tống Vũ kể rằng bên cạnh nhà có cô thiếu nữ nhan sắc “tuyệt thế vô song”. Nhưng cô ấy thầm thương ông 3 năm mà ông vẫn không động lòng.

Ngược lại, Đăng Đồ Tể có một người vợ xấu xí nhưng hai người vẫn có đến 5 người con. Điều đó chứng tỏ Đăng Đồ Tể mới là người háo sắc. Đăng Đồ Tể chung thủy với vợ nhưng qua miệng Tống Vũ lại trở thành người háo sắc. Điều đó đủ chứng minh khả năng ăn nói xuất chúng của ông.

Sở Vương dù trọng tài của Tống Vũ nhưng lại cẩn trọng với ông. Bởi tài ăn nói hơn người, thâm sâu nên ông không có duyên với trốn quan trường. Ông rời khỏi hoàng cung quay về quê hương rồi qua đời.

3. Lan Lăng Vương – 兰陵王

tu-dai-my-nam-trung-quoc-la-ai-3

Lan Lăng Vương là hoàng tử của triều đại Bắc Tề. Lớn lên trong gia đình nhà tướng, Lan Lăng Vương bắt đầu học võ từ khi còn là một đứa trẻ. Sớm đã nhiều chiến công trên chiến trường.

Lan Lăng Vương nổi tiếng bởi mỗi khi ra chiến trường ông đều đeo mặt nạ. Lý do bởi nhan sắc tuyệt mỹ của Lan Lăng Vương không có nét mạnh mẽ, nam tính mà có phần giống một nữ nhân. Gương mặt thanh tú với làn da trắng. Ông đeo bộ mặt nạ dữ dằn để thị uy quân địch. Tuy dung mạo đẹp, chiến công lẫy lừng nhưng lại đoản mệnh. Lan Lăng Vương lại bị Hoàng đế Cao Vỹ hiểu nhầm là phản đồ và xử tử khi còn rất trẻ.

4. Vệ Giới – 卫玠

tu-dai-my-nam-trung-quoc-la-ai-4

Vệ Giới là một danh sĩ cuối thời Tây Tấn. Ông sinh ra trong một gia đình có gia thế. Gia tộc có nhiều người nắm giữ chức quan trong triều đình. Sau này kết hôn,nhà vợ của ông cũng rất quyền thế.

Khi 5 tuổi, Vệ Giới trông khác hẳn những người bình thường. Trông như một viên ngọc bích xinh đẹp, có đôi mắt sáng và hàm răng trắng.

Khi Vệ Giới lớn lên, rất hiểu biết và có thể nói về những nguyên tắc sâu sắc. Nhưng lại ốm yếu, mẹ Vệ Giới thường không cho ông nói chuyện nhiều.

Sau này loạn lạc, trên đường đi Kiến Nghiệp nhiều người hâm mô tài năng, đức độ và nhan sắc của Vệ Giới mà kéo đến xem mặt ông.

Do sức khỏe yếu, lại đi hành trình dài, Vệ Giới không trụ được và qua đời khi mới 27 tuổi.

Thật đúng với câu “Hồng nhan bạc mệnh”. Tuy có ngôi khô tuấn tú nhưng kết cục so với tứ đại mỹ nhân. Nhiều người luôn tỏ sự tiếc hận cho kết cục của những con người nhan sắc hơn người nhưng số phận hẩm hiu.

Xem thêm:

  • Thời Tam Quốc – Giai đoạn lịch sử Trung Quốc thú vị nhất
  • Tìm hiểu về triều đại nhà Thương Trung Quốc
  • Thời đại nhà Chu – thời đại dài nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc
ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY

Từ khóa » Tứ đại Mỹ Nhân Trung Quốc Xưa