Tứ đại Mỹ Nhân Sài Gòn Xưa Gồm Những Ai? - Hình Ảnh Việt Nam

Bạn đã từng nghe về danh xưng Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn trước 1975 chưa?

Thẩm Thúy Hằng Cho đến nay, chưa một diễn viên nào của Việt Nam được gọi là “minh tinh màn bạc” như Thẩm Thúy Hằng. Bà là nữ diễn viên thành công nhất của nền điện ảnh thương mại Sài Gòn trước năm 1975 với tên tuổi phủ sóng toàn châu Á. Sở dĩ gọi Thẩm Thúy Hằng là minh tinh màn bạc là bởi vì: bất kỳ khi đến nước nào, dù Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ hay Thái Lan, Indonesia, bà cũng được chào đón như một ngôi sao.

Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa gồm những ai?

Thẩm Thúy Hằng xuất thân gốc Bắc, sinh năm 1940 tại Hải Phòng với tên thật là Nguyễn Kim Phụng. Theo gia đình di cư vào Nam, bà lớn lên tại An Giang và theo học bậc trung học tại Sài Gòn. Năm 16 tuổi, bà giấu gia đình tham gia cuộc thi tuyển diễn viên của hãng phim Mỹ Vân và vượt qua hơn 2000 thí sinh để giành giải nhất. Ông bà chủ của hãng phim đã đặt cho bà nghệ danh Thẩm Thúy Hằng.

Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa gồm những ai?Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa gồm những ai?

Vai diễn đầu tiên của Thẩm Thúy Hằng là nàng Tam Nương trong bộ phim Người đẹp Bình Dương (1958). Bộ phim này đã một bước đưa bà thành ngôi sao đình đám nhất của Sài Gòn và sau đó là ngôi sao đình đám nhất của Đông Á. Bà lập kỷ lục là người đóng nhiều phim nhất trong thập niên 60 và nửa đầu thập niên 70. Sắc đẹp của Thẩm Thúy Hằng làm lu mờ tất cả những gì xung quanh, thậm chí khiến người ta bỏ qua cả tài năng diễn xuất không quá đặc biệt của bà.

Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa gồm những ai?Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa gồm những ai?

Hào quang điện ảnh rực rỡ bao nhiêu thì chuyện riêng tư của Thẩm Thúy Hằng bí ẩn bấy nhiêu. Có tin đồn rằng năm 1958, khi vừa bước vào ánh hào quang của Người đẹp Bình Dương thì bà cũng mang thai một đứa bé. Sợ ảnh hưởng đến danh tiếng và sự nghiệp, Thẩm Thúy Hằng đã mang cho đi đứa con gái đầu lòng của mình. Để rồi sau này bà cất công lặn lội đi tìm con trong ân hận nhưng cô gái mãi mãi không muốn nhận mẹ mình. Thực hư câu chuyện không rõ, chỉ biết Thẩm Thúy Hằng có cuộc hôn nhân hạnh phúc đúng kiểu mẫu “chân dài – đại gia” với Tony Nguyễn Xuân Oánh – một tiến sĩ kinh tế hơn bà 19 tuổi, từng làm việc như một chuyên gia cao cấp của Ngân hàng thế giới, sau là Thống đốc ngân hàng và Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Sau 1975, ông Nguyễn Xuân Oánh còn làm chuyên gia tư vấn cho TBT Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Bà sinh cho chồng 4 người con và sống hạnh phúc đến tận khi chồng mất vào năm 2003.Vì cuộc hôn nhân bền chặt này, sau 1975, bà không di cư mà ở lại Sài Gòn, tiếp tục hợp tác với điện ảnh cách mạng trong nhiều bộ phim nhưHồ sơ một đám cưới, Nơi gặp gỡ của tình yêu, Cho cả ngày mai... Năm 1981, minh tinh Thẩm Thúy Hằng biến mất khỏi làng nghệ thuật mà không để lại một lời nhắn cho người hâm mộ.Chỉ đến thời gian gần đây, bất ngờ tấm hình Thẩm Thúy Hằng với khuôn mặt biến dạng bị tung lên mạng, người hâm mộ năm xưa mới bàng hoàng xa xót. Chỉ vì khao khát giữ mãi vẻ thanh xuân đã làm hàng triệu khán giả mến mộ, Thẩm Thúy Hằng đã lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ tới mức bị biến dạng hoàn toàn gương mặt xinh đẹp năm nào. Sau gần 30 năm tránh né, nhờ sự cứu rỗi của đạo Phật, Thẩm Thúy Hằng đã tự tin xuất hiện công khai với ngoại hình bị phẫu thuật thẩm mỹ tàn phá nhưng vẫn giữ phong thái kiêu hãnh của một minh tinh màn bạc năm nào.

Kiều Chinh Lớn lên và thành danh tại Sài Gòn, nhưng Kiều Chinh cũng là một cô gái Bắc. Bà sinh năm 1937 trong một gia đình thượng lưu tại phố cổ Hà Nội. Mẹ mất sớm vì bom đạn Nhật năm 1945, cô bé Nguyễn Thị Chinh được cha hết mực cưng chiều vì là con gái út. Mối quan hệ rộng rãi của cha với các văn nghệ sĩ Hà Nội trước cách mạng đã tạo một nền tảng nghệ thuật vững chắc cho bà ngay từ thời thơ ấu. Năm 1954, do biến cố lịch sử, gia đình bà chuẩn bị lên đường vào Nam thì anh trai bất ngờ bỏ trốn đi theo kháng chiến. Lúc này chị gái bà đã theo chồng sang Pháp định cư. Tại phi trường Bạch Mai, người cha chờ đợi mãi không thấy con trai đã đẩy vội cô lên phi cơ với lời nhắn nhủ vội vàng: “Tìm được anh trai con ba sẽ vào sau”.

Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa gồm những ai?

17 tuổi, một thân một mình bơ vơ nơi đất khách, Kiều Chinh đã được gia đình người bạn của cha cưu mang. Cô đã kết hôn với con trai của người ân nhân là nhạc sĩ Nguyễn Năng Tế. Hai người sống với nhau đến năm 1981 thì chia tay.Duyên điện ảnh của Kiều Chinh bắt đầu tại một bữa tiệc ở nhà hàng Continental. Ở tuổi 18 và vừa sinh con đầu lòng, Kiều Chinh đẹp lộng lẫy với thần thái thương lưu cao quý, sang trọng hiếm có. Bà đã lọt vào mắt xanh đạo diễn phim Hồi chuông Thiên Mụ và chính thức bước vào con đường nghệ thuật rực rỡ.Nếu như Thẩm Thúy Hằng là ngôi sao phim thương mại thì Kiều Chinh là ngôi sao của dòng phim nghệ thuật. Những bộ phim bà đóng nếu như không phải dự án điện ảnh lớn nhất Sài Gòn thì sẽ là dự án điện ảnh lớn của Hollywood. Lối diễn xuất mộc mạc, tự nhiên cùng lợi thế ngoại ngữ đã khiến cái tên Kiều Chinh luôn là lựa chọn hàng đầu của các nhà làm phim Hoa Kỳ. Thậm chí, khi cần vai diễn công chúa Ấn Độ, chính Kiều Chinh chứ không phải người Ấn Độ được chọn.

Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa gồm những ai?

Năm 1975, khi Kiều Chinh đang quay bộ phim Full House tại Singapore thì Sài Gòn giải phóng. Bà vội vàng di tản sang Canada để hội tụ với ba người con trai đang du học tại đây. Ít lâu sau, chồng bà cũng tìm cách để sang Canada. Tại đất nước Bắc Mỹ xa lạ, Kiều Chinh từ bỏ hoàn toàn ánh hào quang của ngôi sao để trở thành một người lao động bình thường trong một trại gà kiếm 2 đô la Canada cho mỗi giờ làm việc. Không cam tâm, bà tìm mọi cách liên lạc với các minh tinh Hollywood đã từng hợp tác trong các bộ phim và may mắn được một nữ minh tinh bão lãnh cả gia đình sang Mỹ. Ngay lập tức, bà tìm cơ hội trở lại với điện ảnh.

Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa gồm những ai?

Cho đến nay, chưa một diễn viên Việt Nam nào gây dựng được tên tuổi vững chắc tại kinh đô điện ảnh Hollywood như Kiều Chinh. Bà tham gia hơn 100 bộ phim truyền hình, điển hình như The Children of An Lac (1980), The Letter (1982), The Girl Who Spelled Freedom (1986), cùng hàng loạt phim điện ảnh nhưHamburger Hill (1987), Gleaming the Cube (1988), Catfish in Black Bean Sauce (1999), What’s Cooking (2000), Face (2002), Returning Lyly (2002). Kiều Chinh đã ghi tên vào danh sách 50 vai diễn khiến khán giả khóc nhiều nhất thế kỷ XX với vai bà mẹ Trung Hoa trong phim The Joy Luck Club của đạo diễn Wayne Wang.

Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa gồm những ai?

Ở tuổi 77, Kiều Chinh vẫn đang miệt mài với các dự án thiện nguyện tại Việt Nam. Dự án điện ảnh gần đây nhất của bà là phim ngắn Ngọc Viễn Đông của đạo diễn Cường Ngô.

Thanh Nga Thanh Nga là một nghệ sĩ cải lương tài sắc nổi tiếng nhất của Việt Nam. Bà được mệnh danh là “nữ hoàng sân khấu” của Sài Gòn trước 1975 và mãi mãi là của biểu tưởng của sân khấu Việt Nam cho đến hôm nay.

Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa gồm những ai?

Bà tên thật Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1942, quê quán Tây Ninh. Cha của bà là Nguyễn Văn Lợi, mẹ của bà là Nguyễn Thị Thơ, tức bà bầu Thơ, trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời. Với gen nghệ thuật, năm 16 tuổi, Thanh Nga đã xuất sắc dành giải Thanh Tâm triển vọng với vai sơn nữ Phà Ca trong vở Người vợ không bao giờ cười. Nhan sắc và tài năng của bà bắt đầu nở rộ từ đây.

Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa gồm những ai?

Khó có thể liệt kê cho đủ những vai diễn xuất sắc của Thanh Nga trong 20 năm làm nghề ngắn ngủi. Bà luôn được giao những vai diễn các anh hùng nữ tướng, nếu không cũng phải là những mỹ nhân tuyệt sắc. Đó là Bàng Quý Phi (vở Xử án Bàng Quý Phi), Bà mẹ cách mạng (vở Sau ngày cưới), Điêu Thuyền (vở Phụng Nghi Đình), Dương Thái Chân (vở Chuyện tình An Lộc Sơn), Diệu Thiện (vở Ni cô Diệu Thiện), Dương Vân Nga (vở Thái hậu Dương Vân Nga), Trưng Trắc (vởTiếng trống Mê Linh).

Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa gồm những ai?Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa gồm những ai?Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa gồm những ai?

Cuộc đời của Thanh Nga lận đận chuyện duyên tình với hai cuộc tình tan vỡ, một với người chiến sĩ cách mạch và một với nghệ sĩ cải lương Thành Được – bạn diễn của bà. Thanh Nga kết hôn hai lần. Lần đầu với một sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa để trả thù Thành Được. Và lần hai với luật sư Phạm Duy Lân. Cuộc hôn nhân lần hai mang đến cho Thanh Nga hạnh phục trọn vẹn với 1 cậu con trai tên Phạm Duy Hà Linh. Nhưng bất hạnh đã giáng xuống chấm dứt số phận hồng nhan. Thanh Nga bị sát hại cùng chồng ngày 26 tháng 11 năm 1978 ngay trước cửa nhà ở đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Lê Thị Riêng) TP. Hồ Chí Minh. Sau đó vài năm, dù người ta tuyên bố đã tìm thấy hai kẻ giết người và kết án tử hình, nhưng nhiều năm qua sự thực về cái chết của bà vẫn là một bí ẩn. Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1984.

Kim Cương Kim Cương là người đầu tiên được mệnh danh là “Kỳ nữ”. Nhan sắc không sánh được với Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng hay Kiều Chinh, nhưng tài năng của Kim Cương trong cả hai lĩnh vực sân khấu và điện ảnh, cả diễn xuất lẫn viết kịch đều không có ai sánh bằng.

Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa gồm những ai?

NSND Kim Cương có tên họ đầy đủ là Nguyễn Thị Kim Cương. Bà sinh năm 1937 tại Sài Gòn trong một gia đình dòng dõi quý tộc Huế. Thân phụ của bà là ông Nguyễn Ngọc Cương, con trai ruột của vua Thành Thái – vị vua yêu nước bị Thực dân Pháp đày đi biệt xứ. Mẹ bà là nghệ sĩ hát bội danh giá Bảy Nam. Vai diễn đầu tiên của bà là vào năm “10 ngày tuổi” – vai con Thị Màu trong vở của Quan Âm Thị Kính. Với “vai diễn” đầu đời này, bà được vinh hạnh “diễn” trong dịp mừng thọ Thái hậu Từ Cung với “đạo cụ” là một bình sữa.Sự nghiệp diễn xuất đến sớm, bà nhanh chóng trở thành đào non trong đoàn Đại Phước Cương, cùng cha mẹ và các thành viên trong đoàn đi lưu diễn khắp nơi. Vai diễn chính thức đầu tiên của bà là vai Na Tra trong vở Na Tra lóc thịt do chính mẹ bà viết kịch bản. Bà nổi tiếng trong những vai kịch buồn rơi nước mắt hay những vai dí dỏm. Đến nay vai Diệu trong vở Lá sầu riêng của Kim Cương vẫn là một mẫu mực của sân khấu cải lương mà chưa có ai vượt qua được.

Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa gồm những ai?Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn xưa gồm những ai?

Bên cạnh diễn xuất, bà từng soạn nhiều kịch bản kịch nói với bút danh Hoàng Dũng và giữ kỷ lục là người viết kịch bản kịch nói nhiều nhất Việt Nam hiện nay đồng thời là người mở đường cho kịch nói Sài Gòn sau năm 1975.Kim Cương có một cuộc hôn nhân ngắn ngủi vì chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi con cho đến lúc về già. Đến nay, bà đã từ bỏ ánh đèn sân khấu để chăm lo cho công tác thiện nguyện với trẻ em thiệt thòi.Thời trẻ, Kim Cương không phải chịu cảnh hồng nhan đa truân như các nữ nghệ sĩ khác bởi tính cách mạnh mẽ, cương quyết và lúc nào cũng đứng mũi chịu sào. Sự kiện ồn ào nhất và cũng tươi đẹp nhất của Kim Cương có lẽ là mối tình đơn phương mà thi sĩ Bùi Giáng dành cho bà suốt 40 năm. Nhà thơ “điên” đã viết ra những áng thơ tuyệt tác nhất để dành cho mối tình trong mộng của mình là Kim Cương, từ lúc còn thanh niên cho đến tận khi qua đời.

Theo phunutoday

Từ khóa » Tử đại Mỹ Nhân Sài Gòn Xưa Ba Trà