Từ đâu Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Tra cứu Từ điển tiếng Việt
đâu | trt. Nơi nào, chốn nào, do nơi nào, lý-do nào: ở đâu, đi đâu, hắn đâu? Đi đâu mà chẳng thấy về? Mận đâu bậu bọc đào nào cầm tay? (CD) // Tiếng chối-cãi, phân-bua: Ai nói đâu? Có đâu? Chẳng phải vậy đâu? Thời oanh liệt nay còn đâu? (TL) // Khắp nơi (Đâu đâu nói tắt): Đâu người ta cũng thế cả. |
đâu | đt. Câu, châu, cụng lại, để sát lại, ngó ngang nhau: Đâu cật, đâu đầu // (R) So-đo, tranh nhau: Đâu lời, đâu miệng. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Lê Văn Đức |
đâu | - trgt. 1. ở chỗ nào: Sa đâu ấm đấy (tng); Thiên lôi chỉ đâu đánh đấy (tng) 2. Khắp nơi: Đâu cũng có người tốt 3. Hình như Nghe đâu anh ấy sẽ về 4. Như thế nào: Lòng đâu sẵn mối thương tâm (K) 5. ở nơi nào đó: Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần (K) 6. Bỗng chốc: Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay (K) 7. Không thể: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ (K) 8. Không phải: Nó có đánh vỡ bát đâu 9. Không còn: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối (Thế-lữ). // trt. Từ đặt ở cuối câu để chỉ một ý phủ định: Tôi không ăn đâu; Nó chẳng biết đâu; Thật vàng, chẳng phải thau đâu (cd). |
Nguồn tham chiếu: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức |
đâu | đt. 1. Nơi, chỗ nào đó chưa rõ, cần được xác định: Làm việc ở đâu o Nhà ở đâu o Trước đây sống ỏ đâu o đi những đâu. 2. Nơi, chỗ nào đó không rõ hoặc không cần nói rõ: đi đâu mà vội o nghe nói cô ấy ở đâu tận mạn ngược. 3.Chỗ, nơi bất kì: Ở đâu mà chẳng phải làm, chẳng phải ăn o đi đâu thì đi. 4. Khoảng nào đó: Chị vợ hơn chồng đâu ba tuổi o nghe đâu sắp thay giám đốc mới. 5. Lẽ, nguyên do nào đó: tại đâu o vì đâu. II. pht. Từ biểu thị ý phủ định: Nó có đến đâu o giàu đâu đến mình. III. trt. Từ biểu thị, nhấn mạnh ý phủ định: không biết đâu o nói thật chứ không nói đùa đâu. |
đâu | đgt. Đấu, nối lại: đâu hai đầu dây lại. |
Nguồn tham chiếu: Đại Từ điển Tiếng Việt |
đâu | trgt 1. ở chỗ nào: Sa đâu ấm đấy (tng); Thiên lôi chỉ đâu đánh đấy (tng) 2. Khắp nơi: Đâu cũng có người tốt 3. Hình như Nghe đâu anh ấy sẽ về 4. Như thế nào: Lòng đâu sẵn mối thương tâm (K) 5. ở nơi nào đó: Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần (K) 6. Bỗng chốc: Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay (K) 7. Không thể: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ (K) 8. Không phải: Nó có đánh vỡ bát đâu 9. Không còn: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối (Thế-lữ). trt Từ đặt ở cuối câu để chỉ một ý phủ định: Tôi không ăn đâu; Nó chẳng biết đâu; Thật vàng, chẳng phải thau đâu (cd). |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Nguyễn Lân |
đâu | trt. 1. Chỗ nào, nơi nào? : ả ở đâu mà bán chiếu gon? (Ng.c.Trứ) Đâu những bình-minh cây xanh nắng gội. Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng (Th.Lữ) // Đến đây? Đầu vào đấy. 2. Tiếng ở sau hay trước câu dùng để hỏi, để chối cãi, để cho nghĩa thêm mạnh: Tôi có chờ đâu, có đợi đâu, Đem chi xuân lại gợi thêm sầu (Ch.l.Viên) Ai đâu trở lại mùa thu trước (Ch.l.Viên) Than ôi! Thời oanh-liệt nay còn đâu (Th.Lữ). Có đâu. Nghe đâu. Bỗng đâu. Biết đâu. May đâu. Tưởng đâu. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Thanh Nghị |
đâu | ph. 1. Ở chỗ nào: Quyển địa lí ở đâu? Đến đâu là gây sự đấy. 2. Khắp nơi: Đâu cũng có bán báo, mua đâu chả được. 3. Hình như: Đâu nó đỡ rồi thì phải. 4. Từ chỉ một ý phủ định, có nghĩa là "không", chẳng": Đâu có thế; Tôi có đánh vỡ bát đâu. 5. Từ đặt ở cuối câu để nhấn mạnh vào một ý phủ định: Tôi không ăn đâu; Quyết không bỏ nơi này đâu. 6. Tại một nơi không biết rõ: Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần (K). 7. Từ chỉ một ý bất định: Biết đâu; Còn đâu những ngày vui. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Việt Tân |
đâu | Chỗ nào, chốn nào: Biết đâu mà tìm, ở đâu. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí |
* Từ tham khảo:
- đâu đây
- đâu đấy
- đâu đó
- đâu đóng đấy
- đâu hoàn đấy
- đâu sẽ vào đấy
* Tham khảo ngữ cảnh
Họ ngặt nghẹo cười , nàng như muốn chữa thẹn : " ấy , bây giờ bà cụ già nên đâm ra lẩm cẩm thế đấy ! Chúng mình ngày sau biết đâu rồi lại không quá ! ". |
Nàng thong thả đáp lại : Không nặng đâu mẹ ạ. |
Lúc dăm bảy đồng , lúc một , hai chục người ta cũng chẳng tiếc đâu. |
Nhà ấy ăn tiêu tới tiền trăm , tiền nghìn , chứ một , hai chục thấm vào đâu mà người ta chẳng giúp được mình. |
Cứ lo đi. Có thiếu đâu , tao cố bù đậy vào cho |
Nếu phải một người đanh đá , một tay sừng sỏ , khôn ngoan , khi về làm lẽ , nó nịnh hót lấy được lòng chồng , dần dần át hết quyền thế vợ cả : lúc đó con bà sẽ khổ sở không còn đáng kể vào đâu nữa. |
* Từ đang tìm kiếm (định nghĩa từ, giải thích từ): đâu
Bài quan tâm nhiều
Chữ quốc ngữ - Sự hình thành, phát triển và những đóng góp và văn hóa Việt Nam
Lịch sử chữ Quốc ngữ và vấn đề chuẩn hóa chính tả hiện nay
Cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam lên hạng vô giá
65 năm ngành Ngôn ngữ học: Thành tựu “Giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt” và những vấn đề đặt ra hiện nay
Lịch sử đầy sóng gió của chữ quốc ngữ
Từ khóa » Chứ đâu Có Nghĩa Là Gì
-
Lắt Léo Chữ Nghĩa: Nha đầu Nghĩa Là Gì? - Báo Thanh Niên
-
Từ đâu Mà Có “chủ Nhật”? - Báo điện Tử Bình Định
-
Thảo Luận:Từ Viết Tắt Từ Chữ đầu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ Viết Tắt Từ Chữ đầu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hên Xui Hay Hênh Xui, Từ đâu Ra? - Báo Người Lao động
-
Xin Chữ đầu Năm Có ý Nghĩa Gì? Những Chữ May Mắn Tết Tân Sửu ...
-
Tìm định Nghĩa Từ Viết Tắt - Microsoft Support
-
Tổng Hợp Những Từ Viết Tắt Trên Facebook Thông Dụng Nhất Hiện Nay
-
23 Từ Lóng Thông Dụng Trong Tiếng Anh Giao Tiếp Hàng Ngày