Từ "đẹp" Trong 2 Câu Tục Ngữ Potx - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
Từ "đẹp" trong 2 câu tục ngữ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.42 KB, 8 trang )

Từ "đẹp" trong 2 câu tục ngữ "người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân" và "Cái nết đánh chết cái đẹp" Đề 2 : Từ "đẹp" trong 2 câu tục ngữ "người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân" và "Cái nết đánh chết cái đẹp" được hiểu như thế nào ?. Chứng minh để người đọc thấy rõ "Xấu người đẹp nết còn hơn xấu nết đẹp người". Chia làm 2 phần : Phần 1 : Giải thích từ "đẹp" trong 2 câu tục ngữ : Từ "đẹp" trong 2 câu tục ngữ đều chỉ chung nét đẹp về ngoại hình của con người. Cụ thể : - "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân" : câu tục ngữ tuy muốn nói về cái đẹp ngoại hình của con người nhưng lại chú trọng việc đề cao cách ăn mặc. Cách ăn mặc tạo nên vẻ đẹp bề ngoài hào nhoáng hay trang nghiêm, hoặc giản dị nhưng tựu chung lại đều nói về cái đẹp ngoại hình. - "Cái nết đánh chết cái đẹp" : câu tục ngữ tuy cũng đề cập đến cái đẹp nhưng lại đề cao cái nết con người. Chính cái nết mới là thứ quý giá nhất khiến con người ta được tôn trọng hay bị chê bai. Con người có thể không thể lựa chọn được vẻ đẹp ngoại hình cho mình, nhưng tính nết thì có thể trau dồi và hoàn thiện qua từng ngày từng giờ để từ đó hoàn thiện mình hơn. Cái đẹp ngoại hình bề ngoài tuy hào nhoáng lộng lẫy nhưng nó không quyết định tất thảy con người. Phần 2 : Chứng minh : "Xấu người đẹp nết còn hơn xấu nết đẹp người". Tốc độ phát triển xã hội ngày một tăng khiến nhiều chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, toàn cầu hóa khiến nhiều bản sắc văn hóa khu vực bị mai một, song, những bài học đạo đức mà người xưa để lại thì mãi mãi vẫn có ý nghĩa sâu sắc đối với những tâm hồn người Việt Nam. "Xấu người đẹp nết còn hơn xấu nết đẹp người" là một trong những câu tục ngữ Việt cần được gìn giữ. Cái "đẹp", theo ngôn ngữ mỹ thuật là sự cân đối hài hòa về hình khối và màu sắc, theo ý nghĩa nhân văn là sự tinh tế của tâm hồn. Cái đẹp dễ thu hút sự quan tâm của không chỉ con người mà gần như mọi giống loài trong vũ trụ là vẻ đẹp của hình thể, vẻ đẹp kiểu dáng của sản phẩm, vẻ đẹp cảnh sắc của thiên nhiên. Cái "đẹp" dễ đi vào lòng người và tồn tại theo năm tháng là nét đẹp của tâm hồn, nét đẹp đó không thể nhìn thấy bằng mắt, không ghi lại được bằng camera nhưng mà ai cũng cảm nhận được, khi bạn có nét đẹp tâm hồn, người ta nói bạn là người tốt. Cái "đẹp" là phạm trù của con người nên nó có chuẫn mực nhất định và được tác động bởi nhiều yếu tố, một trong những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến vẻ đẹp con người là nết na. Cái "nết" là tác phong sinh hoạt và thái độ ứng xử của con người bao gồm hành vi, cử chỉ, lời nói, dáng vẻ Trong khi cái "đẹp" hình thức chủ yếu do bẩm sinh thì cái "nết" chủ yếu do tập luyện, nếu nét đẹp tâm hồn chỉ có thể cảm nhận thì cái "nết" có thể nhìn thấy thậm chí ghi lại bằng máy ảnh, cái "nết" là yếu tố quan trọng làm cho người đẹp càng đẹp thêm, là cái duyên tạo thêm sự hấp dẫn cho người đẹp, ngược lại nếu không có cái "nết" người ta nói bạn vô duyên. Một người không đẹp nhưng nết na luôn được nhiều người yêu quý, ngược lại người đẹp nhưng vô duyên không nết thì như một bông hoa di động, ít có kẻ dám gần. Thử nghĩ xem hầu hết các diễn viên đều đẹp và khi họ diễn vai thiện với phong cách chuẩn mực, cử chỉ dịu dàng, lời lẽ khiêm tốn thì ai cũng thích, nhưng khi vào vai phản diện thô kệch, đanh đá, vô duyên thì bị mắng nhiếc thậm tệ, rõ ràng cái nết tạo nên sự đánh giá khác biệt, nói cách khác, chính cái "nết" mới quyết định giá trị của con người chứ không phải là cái "đẹp", bởi thế câu tục ngữ "Xấu người đẹp nết còn hơn xấu nết đẹp người" của người xưa vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho đến bây giờ và mai sau nữa.

Tài liệu liên quan

  • Hãy giải thích câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Hãy giải thích câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
    • 3
    • 64
    • 184
  • Hãy giải thích câu tục ngữ:  “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Hãy giải thích câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
    • 2
    • 31
    • 93
  • Tìm hiểu câu tục ngữ Tìm hiểu câu tục ngữ "Ẵm con chồng hơn bồng cháu ngoại" ppt
    • 7
    • 823
    • 0
  • Cảm nghĩ về câu tục ngữ “Học đi đôi với hành” – bài mẫu 2 Cảm nghĩ về câu tục ngữ “Học đi đôi với hành” – bài mẫu 2
    • 2
    • 16
    • 21
  • “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Hãy nghị luận câu tục ngữ trên – bài mẫu 2 “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Hãy nghị luận câu tục ngữ trên – bài mẫu 2
    • 1
    • 5
    • 7
  • Giá trị văn hóa truyền thống câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” trong giai đoạn Việt Nam phát triển hiện nay Giá trị văn hóa truyền thống câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” trong giai đoạn Việt Nam phát triển hiện nay
    • 8
    • 2
    • 3
  • Tình yêu trong Ca dao - Tục ngữ - Dân ca ppt Tình yêu trong Ca dao - Tục ngữ - Dân ca ppt
    • 23
    • 831
    • 3
  • Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - văn mẫu Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - văn mẫu
    • 1
    • 97
    • 292
  • Từ Từ "đẹp" trong 2 câu tục ngữ potx
    • 8
    • 3
    • 4
  • Nghị luận về câu tục ngữ potx Nghị luận về câu tục ngữ potx
    • 11
    • 845
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(103.42 KB - 8 trang) - Từ "đẹp" trong 2 câu tục ngữ potx Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đẹp Người Mà Không đẹp Nết