Từ địa Phương – Từ Toàn Dân - Tiếng Việt Muôn Màu

Mẹo:Nhấn tổ hợp thím Crtl + F hoặc F3 để tìm kiếm từ nhanh hơn.

                                      A

A rứa thế: nhiều lắm. A rứa tê: lắm. : thiệt A rứa thê: lắm. Ai biết: có biết đâu, ai mà biết được. Ai biểu: ai mượn, cũng kêu Ai chịu cho nổi: không ai chịu nổi. Ai dè: ai có ngờ đâu. . Ai đời: ai ngờ. Ai mô trả nấy: phần ai người ấy trả. Ai mô về nấy: ai đâu về đấy. Ai mượn: cũng vì. Ai nấy: mọi người, người nào người nấy. Ai răng tui rứa: Ai sao tôi vậy. Ai từng đời: sao có chuyện như vậy. Ai vẽ : 1. ai bảo 2. hậu quả do mình gây ra. Anh hí: anh nhé (Anh nhớ chuyện nớ, anh hí). Anh răng em rứa: anh sao em vậy, vâng lời. Ăn dặm: ăn thêm bửa. Ăn dín dín (Ăn nhín nhín): Ăn ít chút, đừng ăn nhiều Ấp ngủ: ấp, dổ nằm ngủ Ẩu tả: làm ẩu, làm dối, cẩu thả, không đúng cách

Ấy: 1. Anh, chị, em bạn; (Tiếng Chàm “ay”) (Ấy mà dị lắm); 2. (Ấy một cài rồi đi). ấy ấy anh (chị) làm thế (Ấy ấy một lần rồi thôi). Ấy biết: thế anh (chị) có biết (Ấy biết tui nhớ ấy lắm đó). Ấy cứ rứa hoài: anh (chị) cứ làm thế mãi (nũng nịu) (Không nghe lời em, ấy cứ rứa hoài). Ẩu gớm: quá ẩu (lời than) (Lái xe ẩu gớm). Ẩu xỉ: làm liều (Anh nớ ẩu xỉ hun chị nớ rứa mà được vợ). Ẩu xỉ bạt mạng: liều lĩnh (Tướng thì dữ dằn, làm thì ẩu xỉ bạt mạng, nên đi nghề võ thì hơn). Ẩy: đẩy (Người nớ ẩy tui xuống hố).

                                       B

Ba bảy mười bốn: nói không trúng, nói tầm bậy. Ba bị: ông ăn mày. Ba cái đồ quỷ: những đồ không đáng kể, không ra gì, không đáng. Ba hoa xích đế (ba hoa chích chòe): ăn nói ba hoa, không nghiêm túc. Ba hồi ri ba hồi rứa: thay đổi luôn luôn Ca tới ca lui: không ngớt nói lui nói tới Biết khi mô: biết bao giờ (Biết khi mô mới có người thương tui thiệt tình) Biết làm răng chừ: biết làm sao bây giờ (Chuyện đã lỡ dĩ như rứa, biết làm răng chừ). Biết mặt ngang mặt dọc: biết rõ (Có người bạc trốt chưa biết cơm hến mặt ngang mặt dọc răng). Biết mặt tau (lời đe dọa): sẽ làm cho đối thủ điêu đứng, làm cho biết mặt, làm cho “nể bản mặt” (Mi hỗn hào coi chừng biết mặt tau). Biết mần răng: biết làm sao (Thương em nỏ biết mần răng, mười đêm ra đứng trông trăng cả mười – Ca dao Huế). Biết mấy cho bưa: biết mấy cho vừa (Vợ chồng ham làm giàu, biết mấy cho bưa). Biết mô: 1. Biết gì đâu, không biết (Anh bỏ mô tui biết mô mà lấy); 2. Có thể, biết đâu đấy (Biết mô hắn đứng về phe bên kia). Biết mô là bến bờ: mênh mông, vô cùng (Đời là bể khô biết mô là bến là bờ). Biết mô mà mò: biết mô mà tìm (Ăn trộm lấy hết, biết mô mà mò). Biết phong phóc: biết rõ, trúng phong phóc (Chuyện thiên hạ mà cái chi anh cũng biết, biết phong phóc là khác). Biết răng: biết gì (Chuyện nớ mi biết răng). Biết răng chừ: 1. biết đến khi nào (Biết răng chừ cho nước ráo làm mây, cho sông Hương hết chảy, dạ nầy mới thôi thương – Ca dao Huế). 2. biết làm sao bây giờ (Chuyện đã vỡ lở ra rồi, biết răng chừ. Trời hành, biết răng chừ). Biết răng không: biết sao không (Biết răng không, hai đứa sắp lấy nhau). Biết ri: nếu biết thế này (Biết ri, anh lấy em cho rồi). Biết rứa: nếu biết thế (Biết rứa thì em cho anh cho rồi). Bỏ đi răng đành: bỏ đi sao đành, không đành đoạn (Em mô có lỗi chi với anh mà anh bỏ đi răng đành). Bỏ đồ màu: nêm gia vị vào món ăn (Em nấu cơm quên đơm vô rá, em kho cá quên bỏ đồ màu – Hò Huế). Bỏ giỏ: bỏ trong túi một cách chắc chắn (Đi thi kỳ này, bằng Tú tài coi như bỏ giỏ). Bỏ mứa: ăn còn dư (Bỏ mứa cơm rứa là tội trời) Bồn: 1. bồng (Bồn con cho con bú); 2. vồn đất: (Bồn khoai); 3. khoảnh đất xây cao để trồng cây, phòng lúc ngập lụt cho khỏi chết (Bồn trầu). Bơn lên để xuống (bưng lên để xuống, bơn lên bơn xuống): đưa lên đưa xuống (Chuyện không ra chi mà cứ bồn lên để xuống, bơn lên bơn xuống, một chặp thành chuyện quan trọng). Bổ béo chi mô (thấm béo chi mô): không đáng (Bổ béo chi mô mà cũng thích bắt tay đàn bà con gái). Bổ cái oạch: té cái ịch (Đường trơn trợt bị bổ cái oạch). Bổ chổng mông: bổ té sấp (Bị trượt chưn bổ chổng mông). Bộ rứa: thế thì (Bộ rứa tui nói láo hay răng).

Biết mặt ngang mặt dọc: biết rõ (Có người bạc trốt chưa biết cơm hến mặt ngang mặt dọc răng). Biết mặt tau (lời đe dọa): sẽ làm cho đối thủ điêu đứng, làm cho biết mặt, làm cho “nể bản mặt” (Mi hỗn hào coi chừng biết mặt tau). Biết mần răng: biết làm sao (Thương em nỏ biết mần răng, mười đêm ra đứng trông trăng cả mười – Ca dao Huế). Biết mấy cho bưa: biết mấy cho vừa (Vợ chồng ham làm giàu, biết mấy cho bưa). Biết mô: 1. Biết gì đâu, không biết (Anh bỏ mô tui biết mô mà lấy); 2. Có thể, biết đâu đấy (Biết mô hắn đứng về phe bên kia). Biết mô là bến bờ: mênh mông, vô cùng (Đời là bể khô biết mô là bến là bờ). Biết mô mà mò: biết mô mà tìm (Ăn trộm lấy hết, biết mô mà mò). Biết phong phóc: biết rõ, trúng phong phóc (Chuyện thiên hạ mà cái chi anh cũng biết, biết phong phóc là khác). Biết răng: biết gì (Chuyện nớ mi biết răng). Biết răng chừ: 1. biết đến khi nào (Biết răng chừ cho nước ráo làm mây, cho sông Hương hết chảy, dạ nầy mới thôi thương – Ca dao Huế). 2. biết làm sao bây giờ (Chuyện đã vỡ lở ra rồi, biết răng chừ. Trời hành, biết răng chừ). Biết răng không: biết sao không (Biết răng không, hai đứa sắp lấy nhau). Biết ri: nếu biết thế này (Biết ri, anh lấy em cho rồi). Biết rứa: nếu biết thế (Biết rứa thì em cho anh cho rồi). Bỏ đi răng đành: bỏ đi sao đành, không đành đoạn (Em mô có lỗi chi với anh mà anh bỏ đi răng đành). Bỏ đồ màu: nêm gia vị vào món ăn (Em nấu cơm quên đơm vô rá, em kho cá quên bỏ đồ màu – Hò Huế). Bỏ giỏ: bỏ trong túi một cách chắc chắn (Đi thi kỳ này, bằng Tú tài coi như bỏ giỏ). Bỏ mứa: ăn còn dư (Bỏ mứa cơm rứa là tội trời) Bồn: 1. bồng (Bồn con cho con bú); 2. vồn đất: (Bồn khoai); 3. khoảnh đất xây cao để trồng cây, phòng lúc ngập lụt cho khỏi chết (Bồn trầu). Bơn lên để xuống (bưng lên để xuống, bơn lên bơn xuống): đưa lên đưa xuống (Chuyện không ra chi mà cứ bồn lên để xuống, bơn lên bơn xuống, một chặp thành chuyện quan trọng). Bổ béo chi mô (thấm béo chi mô): không đáng (Bổ béo chi mô mà cũng thích bắt tay đàn bà con gái). Bổ cái oạch: té cái ịch (Đường trơn trợt bị bổ cái oạch). Bổ chổng mông: bổ té sấp (Bị trượt chưn bổ chổng mông). Bộ rứa: thế thì (Bộ rứa tui nói láo hay răng). Bạ chỗ mô: bất cứ chỗ nào (Nước Đông Ba chảy qua Đập đá. Nước Vĩ Dạ chảy xuống ao hồ. Em chưa có chồng thì nói việc đế đô. Có chồng rồi thì khác chi trâu dại. Bạ chỗ mô cũng cà – Hò Huế). Bạ mô ăn nấy: gặp đâu ăn đấy (Đi dọc đường có nhiều hàng quán, bạ mô ăn nấy). Bạ mô dập nấy: gặp đâu nhập vào đấy (Thời loạn lạc trôi nổi, bạ mô dập nấy). Bắt ê: quá mệt, quá lâu (Ngồi làm việc bắt ê. Đợi anh bắt ê). Bắt kinh (bất kinh): 1. dễ sợ (Anh hù làm em sợ bắt kinh). 2. nhiều, ghê gớm (Đẹp bắt kinh. Ngon bắt kinh. Tiếc bắt kinh). Bắt lên: gác lên (chữ Hán: Các) (Nồi cơm duống xuống nồi chè bắc lên- Ca dao). Bắt loạn: nhiều lắm (Bắt loạn người đi ngoài đường). Bắt mệt: mất công (Tìm anh bắt mệt). Bắt nằm chộ: suy nghĩ quá sức, tinh thần căng thẳng (Thương em quá, mỗi đêm bắt nằm chộ). Bắt nghiệt: làm khó dễ (Thấy người ta cần nên bắt nghiệt). Bắt nọn: nói đến chuyện kín của người khác (Biết em có người thương rồi, chị em bắt nọn). Bắt quay: nhớ quá (Xa cháu tui nhớ bắt quay). Bắt quớ (bắt quýnh): gấp gáp quá (Thấy anh đến, em bắt quớ, mặc vội cái áo ra tiếp anh). Bắt sợ: phát sợ (Thấy họ đập nhau mà bắt sợ). Bắt thóp: bắt bí (Biết anh thương, em bắt thóp anh). Bắt tức cười: buồn cười, dễ tức cười (Nói chuyện không ai tin mà cũng nói, bắt tức cười). Bâng: bưng (bâng lên để xuống). Bâu vô: bấu vào, bám vào để cầu lợi (Một người đi làm mà cả nhà bâu vô đê sống). Bây chừ: 1. chúng mày (Tụi bây ở nhà mà không quét dọn); 2. bây hây, không ngăn nắp (Rác rưởi bây đầy nhà); 3. bôi (Bây lọ nghẹ rên mặt để làm hề; Bây nước mũi trên tường). Bây lớn: lớn như thế này (Trồng cải thì để làm dưa, con ai bây lớn mà chưa có chồng – Ca dao Huế). Bây ra: bày ra, vấy ra (Đổ nước không chịu chùi, để đạp giẫm bây ra). Béc: mở ra, béc, banh (Béc mắt mà nhìn. Mới béc mắt mà đã hoang. Sáng mới béc mắt đã ngủ dậy). Béc mắt mà coi: để rồi xem, chống mắt mà xem (Béc mắt mà coi tui trả thù. Ăn ở ác đức, béc mắt mà coi có ngày sẽ bị Trời phạt). Béc tai: chổng tai, lắng tai (Béc tai nghe người ta chưởi). Bên ni: 1. đàng này, thay vì (Xin cho ra xin, bên ni hắn tự tiện lấy mà ăn, tui mới nổi giận); 2. bên ni bên tê: bên này bên kia, hai phe. Bên ni bên tê: cả hai phía, bên này và bên kia (Đánh nhau thì bên ni bên tê đều bị lỗ cả). Bên nớ (bên tê): bên phía kia (Bên nớ họ đòi hai con heo quay mới cho cưới. Bên nớ họ muốn địch với mình). Bể làng (bể xóm, la làng la xóm): la hét ồn ào (Mất con gà, bà đứng chưởi bể làng bể xóm). Bể mỏ: vỡ mồm, dập miệng (Đập nhau bị u trốt, bể mỏ). Bệnh tiêm la: người Huế thường chưởi người khác, một cách khinh bỉ là “đồ tiêm la, ghẻ hờm” hoặc “đồ cùi đồ hủi”. Theo Huỳnh Văn Lang vì bệnh này do lính Tiêm La (Thái Lan) truyền qua Việt Nam ngã Cao Miên liên tiếp nhiều lần. Từ Chân Lạp, lính Việt Nam còn mang một thứ bệnh phong tình khác gọi là “Chùm Bao”. Người Trung Hoa lại lây cho người Việt Nam một bệnh khác là bệnh “ghẻ tàu”. Bỏ vô đọi (bỏ trong đọi): để trong tô (Sáng sớm uống nước chè Huế với củ gừng đập nát bỏ vô đọi, đã khát lắm mà lại trị được huyết áp cao). Bô lô chi trợt: tay trắng vẫn hoàn trắng tay; mất hết (Lụt lịt mà chín mà mười, vừa nói vừa cưới bô lô chi trợt- Phong dao Huế). Năm ngoái trồng khoai, khoai không có cộ, năm ni cấy ló, ló lỗ mất màu. Thôi đừng nói chuyện hơn thua, bô lô chi trợt, như tay bản điền làm ruộng mất mùa mà thôi.

Ba cái eng nớ: mấy người đó, mấy thứ người đó (theo ba cái eng nớ rồi thì cũng có ngày. Ba cái eng nớ ngồi buồn sinh chuyện). Ba cái lác đác: những đồ không ra gì (Trong nhà toàn chứa ba cái lác đác, không có cái mô thiệt có giá trị cả). Ba kẹ (ông ba kẹ), ông ba bị: Người dữ tợn (Để doạ con nít). Ba lia: Không đáng tin cậy (Thằng ba lia, nói nhiều mà không làm, tin chi được). Ba que xỏ lá: Lưu manh, lừa gạt (Đồ ba que xỏ lá ở chợ Đông Ba, chuyên môn lường gạt thiên hạ). Ba trợn ba dáng: Không nghiêm túc, lỗ mãng (Tánh ba trợn ba dáng, có ai mà ưng). Ba trật ba trạo: Không chính xác (Nói tiếng Anh ba trật ba trạo). Ba xí ba tú 1. Nói chuyện không đâu vào đâu (Nói ba xí ba tú rồi đi. Nói chuyện ba xí ba tú với mấy người bạn mà con vợ tui cũng không ghen); 2. Nói năng lung tung (Vô thi vấn đáp nói ba xí ba tú). Bao nả: Không bao nhiêu, không nhiều (Giúp bao nả mà anh cám ơn cho mệt). Bao trụm: Trả trọn (Bao trụm gánh bún cho con cháu ăn cho thỏa thuê).

                               C  

Can chi: không sao đâu Can chi mô: không can hệ gì đâu Cà gật cà tang: không thông suốt, có trắc trở Cà kê dê ngỗng: chuyện không đâu vào đâu mất thì giờ Cà rịch cà tang: chậm rãi, không nhanh nhẹn

Chũi: chổi (chũi rành, chũi đót). Chũi cùn: Chổi ngắn, thường là thứ chổi rành đã mòn dùng để quét sân, chỗ nhớp, trong bếp (cho khỏi văng bụi). Chụi mắt: dụi mắt, chùi mắt (Chụi mắt nhìn người yêu đến thăm thình lình, tưởng mình ngủ mơ). Chụi, dùi, cà: chà (Chụi mắt vì ngứa). Chụi mũi: chùi mũi, móc mũi cho đỡ ngứa (Ham chụi mũi cho đỡ ngứa, nhiều khi có thể bị chảy máu mũi). Chum: lu (chum đựng rượu nếp). Chụm: 1. đun, nấu (chụm lửa rơm nấu bếp); 2. tụ lại (chụm ba chụm bảy, bàn ra tán vào). Chụm bếp: đun bếp (hồi 1947, nhiều bản gỗ có khắc các ấn phẩm ở các Bộ (tại đường Lục Bộ và ở Quốc sử quán) bị dân chúng lấy về làm củi chụm bếp). Chụm củi (chụm lửa): đốt củi, đốt lửa (Trời nắng, chụm củi chụm lửa phải cẩn thận, đề phòng hoả hoạn). Chụm (dụm): tụ tập (Chụm năm chụm bảy chơi bài vụ). Chụp: 1. Vồ (chụp ếch); 2. che đậy. Đôi khi người Huế dùng chữ “Tán đèn” và “Chụp đèn” lẫn lộn; 3. chụp ảnh, chụp hình. Chưa biết khi mô: bất chừng (Chưa biết khi mô anh đến thăm em). Chưa bưa răng: chưa vừa hay răng (Ăn chưa bưa hay răng mà còn liếm mui?). Chưa khi mô: chưa khi nào (Chưa khi mô tui cực như ri). Chưa tề: quá, quá sức (Lạ chưa tề. Nguỵ chưa tề). Chưa tởn: chưa sợ, chưa chừa (Bị một lần mà cũng chưa tởn). Chưa tra: chưa già (Con cá chưa tra răng gọi là cá móm, con cá nghèo muốn chơi trèo, đòi lấy con quan- Hò Huế).

Ca tới ca lui: không ngớt nói lui nói tới (Bà mẹ tối ngày cứ ca tới ca lui bài ca con cá, nào là con gái ế chồng, hâm đi hâm lại, đã hăm mấy rồi Can chi: không can gì đâu (Can chi mà sợ). Can chi mô: không can hệ gì đâu (Nghe anh đi em, không can chi mô). Cà gật cà tang: không song suốt, có trắc trở (Xe chạy cà gật cà tang rồi cũng thấu). Cà kê dê ngỗng: chuyện không đâu vào đâu mất thì giờ (Cả ngày ngồi nói chuyện ca kê dê ngỗng cũng hết thì giờ).

                                    D

Da diết (gia giết): không vơi, không nguôi, quá sức, tha thiết (Nhớ Huế da diết. Anh thương em da diết, diết da, áo lụa hồ năm vạt trải ra cho em nằm- Hò Huế). Dang nắng: phơi nắng (Cả ngày dang nắng tối về lên cơn sốt). Dài lòn thòn: dài lòng thòng (Bài diễn văn dài lòn thòn). Dám chọc mệ: ý nói “dám đụng đến người bề trên”. “Mệ” ở Huế là người hoàng phái, dòng dõi nhà vua nên rất được dân chúng nể sợ, không ai dám trêu chọc, sợ bị “ngứt đầu”. Dạn miệng dạn mồm: dám ăn dám nói, có gan dám nói (O nớ dạn miệng dạm mồm, buổi họp mô cũng tham gia ăn nói). Dễ ẹc: quá dễ (Bài toán ra thi dễ ẹc). Dị: khác lạ với thường tình (Ấy hun tui, ấy mà dị lắm); thẹn thùng, xấu hổ (Cầm tay đi ngòai đường, dị chết). Dị chưa tề: lạ chưa, chướng quá (Anh ôm chị ngoài đường, dị chưa). Dị òm: chướng quá, dị quá, người ta cười (Đi ngoài phố mà khoác lưng vợ, dị òm). Dòm lui dòm tới: nhìn trước nhìn sau (Dòm lui dòm tới không ai hơn mình mà mình cũng không hơn ai). Dòm mặt: 1. nhìn mặt để ngắm nghía (Dòm mặt cô dâu); 2. lễ dạm hỏi coi là lễ dòm. Đằng nớ: đầu đó, đằng kia (Đằng nớ có bún mụ Châu). Đập lộn (đập chắc, đập nhau): đánh nhau (Trẻ em thích đập lộn)

Đến đỗi chi: đến nỗi nào (Tình hình đến đổi chi mà phải di tản). Đến nỗi răng: sao đến nỗi (Em can mà anh chẳng hề nghe, chừ đến nỗi răng mà tay bưng nón gạo, tay xách bó củi nè, thảm chưa- Hò Huế). Để khỏi: để tránh (Học để khỏi nghèo). Để lộn bậy: sắp đặt không ngăn nắp (Trong tủ, áo quần để lộn bậy). Để luột (để vuột mất): để qua cơ hội tốt (Tính toán kỹ quá để lượt mất cơ hội tốt). Để mà coi: rồi sẽ thấy (Tiếng dọa dẫm) (Tau nói không nghe, để mà coi). Để nhau (thôi nhau): bỏ nhau (Ở với nhau không được thì để nhau ra cho khỏe nhau). Để sẩy (để luột): để mất cơ hội (Để sẩy cơ hội). Để trong bụng: không nói ra (Vợ biết chồng có mèo nhưng để trong bụng mà thôi). Để vợ: ly dị (Chồng mê gái để vợ về lại nhà cha mẹ). Ngày xưa gọi là “cho vợ hoàn tôn” hay “cho vợ quy tôn”. Để xởn lởn: để hết mưa đã. Đệ: 1.để, giao cho (Đệ em làm cho); 2. đặt (Đệ cái chén trên bàn). (Giọng Mỹ Chánh). Đệ ngai: đệ ngươi, coi thường (Làm quá, đệ ngai tau, tau trị cho sặc máu). Đi ba bước thấu: gần đấy thôi (Trường học tới nhà đi ba bước thấu). Đi cà lết (đi cà sệt): đi kéo gót chân, có vẻ mệt mỏi (Đường đi xa ngái, mệt quá, đi cà lết cà sệt nửa đêm mới về thấu nhà). Đi cà rỡn: đi dạo, đi quanh (Không đi học mà thích đi cà rỡn ngoài đường). Đi cả tua: đi cả dãy (Trống vừa đánh ra chơi là học trò đi cả tua vô nhà cầu). Đi cho dày: đi nhiều lần (Kỵ chạp nhà em, anh đi cho dày, ba mẹ mới gả em cho anh). Đi chơi đi dỡi: đi chơi hoang (Con trai đi chơi đi dỡi dễ bị mắc bệnh). Đi chung một kiệt: bạn đồng hành đi chung một đường nhỏ, ý nói làm vợ làm chồng cùng đi với nhau trong ngõ vắng (Thiếp với chàng xưa kia tưởng đi cùng một kiệt, Ai hay ông Trời phân biệt mỗi đứa mỗi đàng- Hò Huế). Đi chưn: 1. đi bộ (Đây đến đó cũng gần, di chưn cũng được); 2. đi chân không (Tui thích đi chưn cho khỏe, không thích mang guốc kềnh càng). Đi cua: đi ve gái, đi tán gái (Anh nớ có tài đi cua). Biết khi mô: biết bao giờ (Biết khi mô mới có người thương tui thiệt tình) Biết làm răng chừ: biết làm sao bây giờ (Chuyện đã lỡ dĩ như rứa, biết làm răng chừ).

Đì (cái đì): bụng dưới (Quần trụt xuống tận dưới cái đì). Đía tam toạng (đía ba xon): Nói dốc, nói phét. (Hắn đía tam toạng mà cũng lắng nghe). Đoanh: Quấn quít xung quanh (Bầy con đoanh quanh mẹ; Răng cứ đoanh theo tau không cho tau làm việc, đi chơi đi). Đoản hậu (vô hậu): 1. Không có hậu, tệ bạc (Đồ đoản hậu, ăn ở nhà người ta rồi còn đem cướp về nhà. Hắn thiệt đoản hậu, lường gạt cả vợ); 2. Quá sức (Ác đoản hậu. Thông minh đoản hậu). Đò nôốc (đò nốt): Ghe thuyền (Đi đò noốt phải cẩn thận, hành thuyền kỵ mã tam phân chí mạng). Đòi: Muốn (Anh đòi thương em, thương chỗ mô). Đòn (cái đòn): cái ghế nhỏ ngồi sát đất (Ngồi trên đòn khi chụm lửa rơm. Ngồi chò hõ không quen nên phải ngồi trên cái đòn khi ăn cơm hến). Đòn dòng (đòn lương): “đòn dòng” tức là “đòn cái” gác trên nóc rường ở Huế, còn gọi là “đòn lương”. Đó đây: Anh em (Tiếng kêu nhau của hai người yêu nhau). Núi nào cao bằng núi danh vọng, nghĩa nào trọng bằng nghĩa vợ chồng. (Dẫu cho nước chảy đá mòn, đó làm sao mượt đó, đây em còn đợi đây – Hò Huế). Đó tề: Đấy kìa (Cái nớ ở đó tề, thấy chưa?). Đoại (cái đoại): cái tô lớn, tức cái “đọi”. Đốp: Bị người nói lại làm cho mất mát (Anh nói giỡn bị chị nớ đốp lại cho). Đợ lên (nơn lên): Nâng lên (Đợ ghê lên, tui tìm đồng xu). Đun: 1. Đun vào miệng, đưa vào miệng (Hễ khóc, đun bụ vô là nín ngay. Có mấy cũng đun vô miệng, không chịu để dành); 2. Nấu (Đun ấm nước sôi chế trà). Đứng xớ rớ: Đứng chầu rìa, không làm gì (Đứng xớ rớ rồi về). Đưới: dưới (Cái con cúi tui để dưới bếp). Được một cấy (được một cái, được một việc): giỏi hơn cả (Ít học nhưng hắn được một cấy lễ phép với người lớn tuổi). Được răng hay rứa (đuợc chăng hay chớ): được thì tốt, không được thì thôi (Lãnh đồ cứu trợ, được răng hay rứa). Đượng: 1. Sững, cứng cõi, không tự nhiên (Lưng đượng. Mặt đượng= mặt sượng sùng); 2. Nhác (Người đượng thường nhác). Đượng lưng: lười biếng. Ất giáp không biết mô (mô tê không biết): không biết gì hết (Ất giáp không biết mà cũng làm tàng cố vấn).

răng=sao tê=kia mô=đâu rứa=thế(vậy) ví=với hiện chừ=bây giờ

chi=gì hầy=nhỉ tề=kìa cảy=sưng vô=vào mần=làm bứt=bẻ hun=hôn rầy=xấu hổ túi=tối su=sâu đút=đốt mi=mày tao=tau nỏ=không

bọ=cha hung=ghê

Màn = Mùng Mắc màn = Giăng mùng Bố = Tía, cha, ba, ông già Mẹ = Má Quả quất = Quả tắc Hoa = Bông Làm = Mần Làm gì = Mần chi (dòng) Kênh = Kinh Ốm = Bệnh Mắng = La, Rày Ném = Liệng, thảy Vứt = Vục Mồm = Miệng Mau = Lẹ, nhanh Bố (mẹ) vợ = Cha vợ, ông (bà) già vợ Lúa = thóc Kính=kiếng

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Từ khóa » Từ địa Phương Rứa Là Gì