TỪ ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHÁT ÂM ĐỊA PHƯƠNG QUẢNG NAM

I. GIỚI THIỆU:

1. Về lí thuyết:

Như chúng ta đã biết, từ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng giới hạn ở một vùng địa phương nào đó mà người vùng khác thường không hiểu. Từ địa phương được hình thành do nhu cầu gọi tên những sự vật nào đó chỉ có ở một vài địa phương, loại này không đối lập với từ toàn dân, ví dụ: sầu riêng, chôm chôm (miền Nam), thanh long (Bình Thuận),... Nhưng bên cạnh đó, có những từ cùng gọi tên một sự vật, hiện tượng trong từ vựng chung đã có từ rồi ở địa phương lại có từ gọi tên khác. Loại này đối lập với từ toàn dân về hình thức ngữ âm và nó cũng xảy ra hiện tượng đồng nghĩa với từ toàn dân. Loại này khá phổ biến trong ngôn ngữ của mỗi địa phương. Còn cách phát âm địa phương là cách phát âm lệch chuẩn so với tiếng phổ thông (chuẩn) làm người địa phương khác nghe không quen không nhận đúng từ. Cách phát âm này thường được người địa phương dùng trong giao tiếp hằng ngày.

2. Về thực tiễn:

Ở tỉnh ta, nhất là huyện Tánh Linh, một số xã như Nghị Đức, Huy Khiêm, thị trấn Lạc Tánh,…có lượng người Quảng Nam sinh sống và làm ăn khá đông. Do đó, trong thực tế việc dùng từ địa phương nhiều sẽ gây khó khăn cho quá trình giao tiếp. Đồng thời cách phát âm địa phương và viết chữ theo cách phát âm đó đã trở thành thói quen - phát âm thế nào thì viết theo thế ấy - nên học sinh mắc phải lỗi chính tả khi viết văn là hiện tượng phổ biến. Vì vậy, để hiểu thêm về ngôn ngữ của người dân xứ Quảng qua đó hiểu về con người vùng đất này hơn và cũng để bổ sung thêm nguồn tư liệu dạy và học Ngữ văn địa phương, bài viết xin giới thiệu một số từ địa phương so với từ phổ thông (toàn dân) và một số âm địa phương so với âm phổ thông (chuẩn - toàn dân) của người Quảng Nam để các bạn đồng nghiệp và các em học sinh tham khảo.

II.TỪ ĐỊA PHƯƠNG

Từ địa phương

Từ phổ thông (toàn dân)

Ví dụ

Câu trong giao tiếp

đâu

đi mô, ở mô

Chị định đi mô đó ?

kia

đằng tê

Cái võng ở đằng tê tề !

tê tề

kia kìa

đằng tê tề

răng ri

sao vậy

Răng lại ri ?

rứa

vậy

rứa đó

ni

này

chỗ ni

Em ngồi bên ni hay bên nớ?

nớ

kia

chỗ nớ

cái đìa

cái ao

cái muỗng

cái thìa

cái tộ

cái bát

cái đòn

cái ghế con ( để ngồi )

cái mủng

cái thúng to

cái trặt

cái thúng nhỏ

cái thạp

cái khạp (đựng gạo/ nước)

cây đũa trui

cây dùng để tém bếp (rơm)

đồi nhỏ

kiếng, gương

kính

lia, quăng, liệng, đôi

ném

Lấy đất lia con gà!

con heo

con lợn

cây đào lộn hột

cây điều

cây thù đâu

cây xoan

cây bắp

cây ngô

cây ngủ ngày

cây trinh nữ

cây thù đủ

cây đu đủ

hung

ghê

Cái nồi ni to hung !

ưng nhau

ưa nhau

cù cưa

rề rà

rúc

chui

rúc vô

lùi

vùi

lùi trong tro

biểu

bảo

Mẹ biểu con làm rứa.

chạc (khoai)

dây (khoai)

quýnh

đánh

III.ÂM ĐỊA PHƯƠNG

Âm phổ thông (toàn dân)

Âm địa phương

Lỗi nhầm lẫn vần hoặc phát âm lệch chuẩn( đọc trại âm )

bao gạo

bô gộ

Vần ao với ô

gặt lúa

gẹt lúa

Vần ăt - et

chim sẻ

chim xẻ

Âm s - x

chích choè

chích chè

Vần oe - e

bài toán

bài tán

Vần oan - an

văng ra xa

văng roa xoa/ dăng roa xoa

Vần a - oa

bi luỵ

bi lị

Vần uy - i

con cừu

con cùi

Vần ưu - ui

chắc chắn

chét chén

Vần ăc - et, ăn - en

tên tuổi

tên tủi

Vần uôi - ui

chai rượu

chai rụi

Vần ươu - ui

thỉnh thoảng

thỉnh thản

Vần oang - an

duyên

diên

Vần uyên - iên

mùa xuân

mùa xưng

Vần uân - ưng

xe đạp

xe độp

Vần ap - ôp

Quảng Nam

Quoảng Nôm

Vần ang - oang, am - ôm

cái thuổng

cái xuổng

Âm th – x

cái xẻng

cái xảng

Vần eng - ang

hỏi

hủa

Vần oi - ua

lâm thâm

lâm dâm

Âm th - d

Tháng 10, 2010

PTMT

Nhắn tin cho tác giả Phạm Nguyễn Quế Linh @ 14:52 03/08/2013 Số lượt xem: 31483 Số lượt thích: 0 người

Từ khóa » Mô Tiếng Quảng Nam Là Gì