Tụ Dịch Màng Nuôi: Bình Thường Hay Bất Thường Cho Mẹ Bầu?
Có thể bạn quan tâm
Tụ dịch màng nuôi là tình trạng không ít mẹ bầu gặp phải khi mới có bầu. Thời điểm những tuần, tháng đầu tiên là lúc mẹ dễ gặp tình trạng này nhất. Vậy tụ dịch dưới màng đệm là hiện tượng bình thường hay bất thường, mẹ đã biết chưa?
Mục lục
- 1. Tụ dịch màng nuôi là hiện tượng gì?
- 2. Tụ dịch màng nuôi bình thường hay bất thường nhỉ?
- 2.1. Tụ dịch màng nuôi có tự hết không?
- 2.2. Mức độ nguy hiểm của tụ dịch màng nuôi
- 2.3. Mẹ nên làm gì khi được chẩn đoán tụ dịch màng nuôi?
- 3. Những lưu ý cho mẹ khi tụ dịch dưới màng nuôi để bảo vệ bé yêu
- 3.1. Các mẹ nên có kế hoạch mang thai sớm
- 3.2. Làm việc nặng nhọc là lý do gây tụ dịch dưới màng nuôi
- 3.3. Ăn uống đủ chất và giàu dinh dưỡng
- 3.4. Mẹ không nên quan hệ khi đang có bầu
1. Tụ dịch màng nuôi là hiện tượng gì?
Tụ dịch màng nuôi (hay tụ dịch dưới màng đẹm) là hiện tượng thường gặp khi mang thai trong tam cá nguyệt thứ nhất. Điều này thể hiện tình trạng máu giữa khoảng không gian giữa nhau thai và tử cung của sản phụ. Những cục máu này có thể gây nguy hiểm khi chúng lớn dần, làm túi thai tách khỏi thành tử cung và có thể gây sảy thai.
Dấu hiệu của tình trạng này là đau bụng, chảy máu âm đạo, dịch âm đạo bất thường, xuất hiện với màu nâu, màu hồng nhạt. Nhưng, cũng có một số mẹ bầu phát hiện tụ dịch dưới màng nuôi qua siêu âm mà không có các dấu hiệu kể trên.
2. Tụ dịch màng nuôi bình thường hay bất thường nhỉ?
2.1. Tụ dịch màng nuôi có tự hết không?
Đặc điểm trên siêu âm của hiện tượng này là: Vùng giảm âm hoặc trống âm (có tính chất dịch máu) hình lưỡi liềm nằm cạnh túi thai, có khi làm bong 1 phần nhau thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhau thai chưa bám chặt nên rất có thể bong nhau nhiều hơn nếu chảy máu không cầm được.
Hiện tượng tụ dịch dưới màng đệm có hai trường hợp:
- Tụ dịch dưới màng đệm sinh lý: Thường gặp trong 1 đến 2 tuần đầu khi mẹ mới mang bầu. Khi mẹ đi siêu âm thấy có ít dịch dưới màng nuôi, dịch trong và mẹ bầu không bị đau bụng hay ra máu. Vậy với trường hợp này mẹ sẽ tự hết. Tuy nhiên, mẹ vẫn không nên chủ quan.
- Tụ dịch dưới màng đệm bệnh lý: Trường hợp này là hậu quả của sự bong mép bánh nhau hay vỡ các xoang mạch ở rìa mép bánh nhau. Lúc này mẹ sẽ thấy hình thành một vùng máu tụ giữa lớp màng nuôi và cơ tử cung. Trường hợp này chỉ chiếm khoảng 3% ở tam cá nguyệt đầu tiên trong tổng số mẹ bầu.
2.2. Mức độ nguy hiểm của tụ dịch màng nuôi
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kích thước của khối máu tụ có thể tiên lượng được mức độ nguy hiểm. Người ta thường tiên lượng dựa trên tỷ lệ kích thước khối máu tụ và túi thai. Tỷ lệ này càng tăng thì tỷ lệ sảy thai càng tăng.
- Kích thước < 10%: Nguy cơ sảy thai 5,8%
- Kích thước 10 -25%: Nguy cơ sảy thai 8.9%
- Kích thước 25-50%: Nguy cơ sảy thai 10,8%
- Kích thước > 50%: Nguy cơ sảy thai 23,3%
2.3. Mẹ nên làm gì khi được chẩn đoán tụ dịch màng nuôi?
Khi được chẩn đoán tụ dịch dưới màng nuôi, mẹ bầu không nên quá lo lắng. Mẹ hãy gặp bác sĩ chuyên khoa sản để được tư vấn và dùng thuốc theo đơn, không nên tự ý điều trị tại nhà. Ngoài ra, mẹ cần một chế độ ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt là vitamin, chất xơ, đạm. Kết hợp với đó là nghỉ ngơi, vận động hợp lý sẽ giúp cho quá trình hồi phục nhanh hơn.
Mẹ sẽ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ; tùy từng mẹ mà thuốc nội tiết, giảm co, cầm máu sẽ được khuyến cáo sử dụng để làm ngừng quá trình chảy máu cũng như giúp bánh rau thai nhi phát triển bám chắc vào cơ tử cung.
Mẹ nên hỏi bác sĩ để có kết luận chính xác mình ở trường hợp nào. Mẹ không nên tự suy đoán để tránh bị hoảng loạn nhé!
3. Những lưu ý cho mẹ khi tụ dịch dưới màng nuôi để bảo vệ bé yêu
3.1. Các mẹ nên có kế hoạch mang thai sớm
Một trong những lý do gây ra tụ dịch màng nuôi là mẹ có nội tiết kém, mang bầu khi lớn tuổi. Vì thế, mẹ hãy lên kế hoạch chuẩn bị có thai sớm để tránh gặp tụ dịch dưới màng đệm nhé! Độ tuổi tốt nhất để mang bầu là từ 25 – 32 tuổi. Từ 35 tuổi trở lên, nếu mẹ mang bầu sẽ đi kèm khá nhiều rủi ro về tụ dịch dưới màng nuôi.
3.2. Làm việc nặng nhọc là lý do gây tụ dịch dưới màng nuôi
Làm việc nặng nhọc, vận động mạnh sẽ gây ra sang chấn, nguy hiểm cho cả mẹ và bé đó! Sang chấn đó có thể gây nên tụ máu và hậu quả là tụ dịch màng nuôi. Khi mang thai mẹ cần hạn chế làm việc nặng hay quá sức mẹ nhé! Mẹ phải khỏe thì bé mới khỏe mạnh được mẹ à.
3.3. Ăn uống đủ chất và giàu dinh dưỡng
Xem thêm:
Sau sinh ăn gì? Bí quyết từ mẹ thông thái
Giải đáp sự lo lắng của mẹ sau sinh ăn thịt gà được không?
Gỡ rối cho mẹ: Sau sinh ăn thịt bò được không?
Sau sinh ăn nho được không? Mẹ cần lưu ý điều gì để bảo vệ sức khoẻ của bé?
Mẹ bầu cần ăn gì trong ba tháng đầu là điều mà mọi gia đình cần lưu tâm. Mẹ cần có chế độ ăn lành mạnh, đủ chất, nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ, vitamin, đạm,… để quá trình hồi phục nhanh hơn và hiệu quả hơn. Ăn đủ chất còn giúp em bé trong bụng mẹ phát triển khỏe mạnh và toàn diện nữa.
3.4. Mẹ không nên quan hệ khi đang có bầu
Xem thêm:
Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không: giải đáp thắc mắc
Quan hệ tình dục khi mang thai – 5 nguyên tắc cần ghi nhớ
Quan hệ thường xuyên trong 3 tháng đầu mang thai sẽ làm cho tử cung bị kích thích, co bóp nhiều. Điều này khiến cho nó bị tổn thương, sinh ra máu cục hoặc máu loãng. Do đó để tránh tình trạng này, bố mẹ tốt nhất không nên quan hệ vào thời gian này nhé!
Những tháng đầu mang thai là khoảng thời gian nhạy cảm, các mẹ nhà mình hãy chú ý nha! Thời điểm này mẹ rất dễ gặp nhiều nguy cơ đe dọa đến em bé đấy! Mẹ hãy thật cẩn thận để bảo vệ mình và con yêu, mẹ nhé! Mẹ hãy khám thai thường xuyên để sớm biết được tụ dịch màng nuôi hay không mẹ nhé!
Hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin bổ ích mẹ nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.swbh.nhs.uk/wp-content/uploads/2012/07/ML3896-Membrane-Sweep-page-order.pdf
Từ khóa » Tụ Dịch Dưới Màng đệm
-
TỤ DỊCH DƯỚI MÀNG ĐỆM - Bệnh Viện Quốc Tế Hoàn Mỹ
-
Mẹ Bầu Bị Máu Tụ Dưới Màng đệm Có Nguy Hiểm Không?
-
Tụ Dịch Màng Nuôi Có Tự Hết? Sản Phụ Cần Làm Gì? | Vinmec
-
Tụ Dịch Dưới Màng đệm Như Thế Nào Thì Nguy Hiểm Cho Mẹ Bầu?
-
Tụ Dịch Dưới Màng đệm: Nguyên Nhân,triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Tụ Dịch Dưới Màng Nuôi Có Tự Hết Không ?
-
Tụ Dịch Màng Nuôi Có Tăng Nguy Cơ Sảy Thai? Hiểu Rõ để Không Lo Lắng!
-
[HỎI ĐÁP] Tụ Dịch Dưới Màng đệm Là Gì Và Cách điều Trị (HIỆU QUẢ)
-
Tụ Dịch Màng Nuôi Có Nguy Hiểm Không? - Thảo Dược An Bình
-
Tụ Máu Dưới Màng đệm: đặc điểm Và Tiên Lượng
-
Tụ Dịch Dưới Màng đệm - Huggies
-
Tụ Máu Dưới Màng đệm Và Nguy Cơ Sẩy Thai Trên Thai Kỳ đơn Thai
-
Tụ Dịch Màng Nuôi Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý Hiệu Quả
-
Tụ Dịch Dưới Màng đệm - Bệnh Viện Từ Dũ