Tụ Dịch Màng Nuôi Có Tự Hết? Sản Phụ Cần Làm Gì? | Thai Giáo

Tụ dịch dưới màng nuôi (dưới màng đệm) thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, việc tiên lượng và xử trí tụ dịch dưới màng nuôi hoàn toàn khác nhau tùy theo bản chất của vấn đề tụ dịch.

Tụ dịch màng nuôi là gì?

Tụ dịch màng nuôi (hay tụ dịch dưới màng nuôi) là hiện tượng máu bị tụ lại tại khoảng không gian giữa nhau thai với tử cung. Khi dịch máu này tụ lại và lớn dần lên thì sẽ khiến cho nhau thai bị bóc tách khỏi tử cung và khiến các mẹ rất dễ dẫn đến sảy thai.

Mức độ nặng nhẹ của tình trạng này được phân chia theo chiều dài của vết tụ dịch. Vậy, tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm?

Bà bầu bị tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm? Đánh giá mức độ nguy hiểm khi bị tụ dịch màng nuôi như thế nào?

Nếu đo kích thước khối máu tụ để đánh giá thường không chính xác vì cùng một kích thước khối máu tụ ở tuổi thai khác nhau thì tiên lượng khác nhau. Ví dụ: Tụ máu dưới màng nuôi 20mm ở tuổi thai 6 tuần thì khác hẳn tụ máu dưới màng nuôi thai 11 tuần. Do đó người ta thường tiên lượng dựa trên tỷ lệ kích thước khối máu tụ và túi thai. Tỷ lệ này càng tăng thì càng tăng tỷ lệ sảy thai

  • Kích thước < 10%: Nguy cơ sảy thai 5,8%.
  • Kích thước 10 -25%: Nguy cơ sảy thai 8.9%.
  • Kích thước 25-50%: Nguy cơ sảy thai 10,8%.
  • Kích thước > 50%: Nguy cơ sảy thai 23,3%.

Dấu hiệu các mẹ bị tụ dịch màng nuôi

Có 4 dấu hiệu nhận biết bị tụ dịch màng nuôi cơ bản gồm:

  • Các mẹ bị chảy máu âm đạo: ra máu màu nâu hoặc đỏ tươi khi mang thai. Những trường hợp các mẹ bị nặng có thể xuất hiện cả cục máu.
  • Các mẹ có dịch âm đạo bất thường: phát hiện dịch âm đạo màu nâu, hồng nhạt trong lúc đi vệ sinh hoặc những dấu vết để lại trên đồ lót.
  • Các mẹ thường bị đau bụng âm ỉ, vùng thắt lưng đau mỏi.
  • Những trường hợp có lượng máu tụ không lớn thì các mẹ phải tiến hành siêu âm mới có thể phát hiện được hiện tượng này.

Tụ dịch dưới màng nuôi sinh lý

Thường gặp ở 1 - 2 tuần đầu khi thai mới làm tổ trong buồng tử cung. Thời kỳ này khi siêu âm túi thai tương đương khoảng 4-6 tuần, có ít dịch dưới màng nuôi, tuy nhiên, tính chất dịch thường trong, sản phụ thường không có triệu chứng đau bụng hay ra máu âm đạo và không cần điều trị sẽ tự khỏi.

Tụ dịch màng nuôi bệnh lý

Tụ dịch màng nuôi bệnh lý là hậu quả của sự bong mép bánh nhau hay vỡ các xoang mạch ở rìa mép bánh rau, hình thành một vùng máu tụ giữa lớp màng nuôi và cơ tử cung chiếm khoảng 3% ở 3 tháng đầu thai kỳ trong tổng số phụ nữ có thai.

Đặc điểm trên siêu âm: Vùng giảm âm hoặc trống âm (có tính chất dịch máu) hình lưỡi liềm nằm cạnh túi thai, có khi làm bong 1 phần nhau thai. Do trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhau thai chưa bám chặt nên rất có thể bong nhau nhiều hơn nếu chảy máu không cầm được.

Lâm sàng: Sản phụ thường có triệu chứng đau bụng và có thể có triệu chứng ra máu âm đạo.

Tiên lượng: Tụ máu dưới màng nuôi nếu không được điều trị sẽ tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu cũng như tăng nguy cơ đẻ non, rau bong non và ối vỡ non.

Bị tụ dịch màng nuôi bao lâu thì khỏi?

Thông thường, sang đến tháng thứ 4, hiện tượng này sẽ hết nếu các mẹ làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Do đó, các mẹ không nên quá lo lắng, bởi lo lắng sẽ càng khiến tình trạng thêm tồi tệ hơn.

Nguyên nhân mẹ bầu bị tụ dịch dưới màng nuôi

Thai phụ có thể gặp phải hiện tượng tụ dịch màng nuôi bởi các nguyên nhân như:

  • Nội tiết kém, lớn tuổi khi mang thai
  • Do sang chấn, vận động hoặc lao động nặng khi có thai 3 tháng đầu
  • Một số trường hợp không rõ nguyên nhân

Điều trị tụ dịch màng nuôi như thế nào?

Không có điều trị đặc hiệu tụ dịch màng nuôi, tuy nhiên một số biện pháp hỗ trợ được đưa ra: Bà bầu nên nghỉ ngơi, cần vận động và chế độ ăn uống hợp lý nhiều vitamin chất xơ, uống đủ nước, tránh táo bón, thoải mái tâm lý.

Dùng thuốc giảm co, đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn. Thuốc Progesterone rất hữu ích trong việc làm tăng khả năng làm tổ của phôi và làm mềm cơ tử cung. Bà bầu cần được theo dõi sát đến khi khối máu tụ biến mất.

Tùy từng trường hợp tụ dịch màng nuôi, thai phụ sẽ cần điều trị bằng tiêm hoặc uống thuốc nội tiết kết hợp với giảm co theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu kèm theo triệu chứng đau bụng hoặc ra máu âm đạo, cần thăm khám bác sĩ ngay. Mẹ bầu cũng cần tăng cường bổ sung nước cùng với hoa quả và rau củ để dễ tiêu, tốt cho sức khỏe.

Cần hạn chế đi lại, vận động nhiều hay là mang vác vật nặng trong giai đoạn này cũng như trong suốt thời gian mang thai. Trường hợp bị tụ dịch màng nuôi, mẹ nên xin nghỉ làm ở nhà nghỉ ngơi khoảng một vài tuần. Nó giúp mẹ đảm bảo sức khỏe, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra

+

Nguồn:

  • Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Thu Hà - Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times city
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Quốc Bản - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
  • Bác sĩ chuyên khoa I Trần Thị Thu Hà - Trung tâm Sức khỏe phụ nữ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

---

Mamibabi là app Thai giáo phong phú hàng đầu tại Việt Nam với hơn 3000 hoạt động Thai giáo và 1 triệu mẹ tin dùng. Mamibabi được xây dựng, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thai giáo từ nhiều nền văn hóa phát triển trên thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Anh, Mỹ... Các bài thai giáo trên Mamibabi đã được thiết kế chi tiết cho từng ngày mang thai, rất tiện lợi và không mất thời gian tìm hiểu. Tải Mamibabi miễn phí tại đây: https://mamibabi.com.vn/app

Từ khóa » Tụ Dịch Màng Nuôi Bao Lâu Thì Khỏi